ĂN LÁ LỐT CÓ TÁC DỤNG GÌ ? BẬT MÍ TÁC DỤNG & LƯU Ý CẦN BIẾT LÁ LỐT CÓ TÁC DỤNG GÌ

Chào Bác sĩ, tôi là Ngọc, năm nay 58 tuổi. Dạo gần đây thời tiết thay đổi, nên tôi thường hay đau nhức xương khớp, đau lưng. Tôi nghe mọi người mách bảo nấu nước lá lốt uống có thể giúp trị đau nhức xương. Vậy cho tôi hỏi lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì? Nước lá lốt có giúp trị đau nhức xương không? Ngoài công dụng trị đau nhức thì lá lốt nấu nước uống còn giúp trị bệnh gì?.

Bạn đang xem: Ăn lá lốt có tác dụng gì

Bác Hồng Ngọc (58 tuổi).

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

Với câu hỏi: “Lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì? Có giúp giảm đau nhức xương khớp không?”, BS CKI. Võ Thị Nhung (Quân Y Viện 7A) giải đáp như sau:


Outline

Xin chào bác Ngọc!

Qua thông tin mà bác cung cấp, tôi có thể đoán được phần nào về tình trạng bệnh xương khớp của bác. Ở tuổi 58 thì thường các bác sẽ có dấu hiệu về thoái hoá xương khớp nên các triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ xuất hiện khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi nhiệt độ từ nắng ấm sang mưa lạnh. Trong y học cổ truyền, chứng bệnh đau nhức xương khớp khi gặp thời tiết lạnh ẩm gọi là chứng phong hàn thấp tý. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức từ êm ẩm đến nhức nhối các khớp đặc biệt là các khớp cổ tay, bàn tay, bàn ngón tay, khớp khuỷu, khớp gối, cổ chân, bàn ngón chân… có thể có kèm theo sưng nề các khớp, không nóng đỏ.


Đọc tiếp


Y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc điều trị hiệu quả chứng phong hàn thấp tý này, trong đó có một loại thuốc Nam vừa là cây thuốc vừa là gia vị rất sẵn có trong vườn nhà, đó là lá lốt.

Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C.DC. Bộ phận dùng là toàn cây. Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, tính ấm, quy kinh phế, tỳ, thận; có tác dụng trừ hàn, chống viêm, giảm đau nhức xương khớp, đau đầu, đau lưng, ra mồ hôi tay chân, đau răng, hỗ trợ tiêu hóa, cầm nôn, cầm ỉa chảy…

*

Lá lốt nấu nước uống có giảm đau nhức xương khớp tốt không?

Một trong các công dụng của lá lốt được nhắc đến nhiều nhất đó là tác dụng tốt trong giảm đau xương khớp. Bác có thể chỉ dùng độc vị lá lốt theo cách sau:

Bác lấy 5-10g lá lốt phơi khô tương đương 15-30g lá tươi, sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị khoảng 10 ngày.

Để có hiệu quả tốt hơn bác có thể kết hợp các vị thuốc Nam khác như ngũ gia bì, cỏ xước, dây đau xương, hy thiêm thảo…Tuy nhiên để việc kết hợp có hiệu quả tốt nhất và an toàn, bác nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền. Đơn giản hơn nữa là bác dùng nước sắc lá lốt hoà lẫn lượng muối phù hợp và ngâm tay, chân lúc trời lạnh. Việc này giúp bác đỡ đau mỏi các khớp, đồng thời giúp ngủ ngon hơn.


Lá lốt nấu nước uống trị bệnh gì? Có tốt không?

Ngoài tác dụng về giảm đau nhức xương khớp, nước sắc lá lốt còn được ứng dụng nhiều trong điều trị chứng ra mồ hôi tay chân, trị bệnh tổ đỉa, đầy bụng ăn khó tiêu…

Trong trường hợp đau bụng do lạnh: lấy 20g Lá lốt tươi hoặc 5-7g lá lốt khô, rửa sạch, đun với 3 chén nước nước còn 1 chén. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày. Trị chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân: Lá lốt tươi 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

Uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không?

Tuy có tác dụng tốt trên nhiều mặt bệnh, nhưng nếu hỏi uống nước lá lốt hàng ngày có tốt không thì tôi khuyên bác không nên sử dụng nước sắc lá lốt trong thời gian dài. Thời gian được khuyên dùng là khoảng 7-10 ngày với liều lượng 8-12g/ngày lá lốt tương đương với 20-30g/ngày lá lốt tươi. Một số đối tượng người bệnh không nên sử dụng nước sắc lá lốt bao gồm:


Người hay nóng trong người, nhiệt miệng. Phụ nữ sau sinh đang cho con bú cũng không nên uống nước sắc lá lốt do lá lốt có tác dụng làm giảm hoặc mất sữa.

Trân trọng!

Lá lốt còn có tên tất bát, có vị cay thơm, tính ấm. Lá lốt có tác dụng trong điều trị khá nhiều bệnh như bệnh tổ đỉa, mụn nhọt, xương khớp. Nhưng việc sử dụng cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu quá lạm dụng. Chúng ta cần tìm hiểu thật kĩ trước khi dùng các bài thuốc có chứa nguyên liệu này.


*
Lá lốt là loại cây quen thuộc với nhiều gia đình

Chữa phong thấp: Rễ lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, độc lực 12g, đơn gối hạc 12g, hạt xích hoa xà 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa đau lưng, sưng khớp gối, bàn chân tê buốt: Rễ lá lốt tươi 50g, rễ bưởi bung 50g, rễ cây vòi voi 50g, rễ cỏ xước 50g. Tất cả sao vàng, sắc; chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa phù thũng: Lá lốt 12g, rễ cà gai leo 12g, rễ mỏ quạ 12g, rễ gai tầm xoọng 12g, lá đa lông 12g, mã đề 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn: Lá lốt 50g, lá đậu ván trắng 50g, lá khế 50g. Tất cả rửa sạch, giã nát thêm ít nước, ép gạn lấy nước cho uống.

Xem thêm:

Kiết lỵ: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300ml nước, chia uống trong ngày.

Tổ đỉa ở bàn tay: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.

Mồ hôi tay chân: Lấy 30g lá lốt tươi, đổ một lít nước vào đun sôi, cho thêm ít muối. Để nước ấm ngâm tay chân vào. Làm thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, sẽ có kết quả tốt.

Mụn nhọt: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

Đau nhức xương khớp: Lấy 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 15g lá lốt, 15g rễ cây vòi voi, 15g rễ cây cỏ xước, 15g rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600ml nước còn 200ml, uống ba lần trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 – 10 lá lốt phơi khô hay 15 – 30g lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần.

Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.

Viêm tinh hoàn: Chuẩn bị 12g lá lốt, 12g lệ chi, 12g bạch truật, 10g bạch linh, 10g trần bì, 6g phòng sâm, 21g sinh khương, 5g hoàn kỳ, 6g sơn thù, 4g cam thảo. Cho tất cả nguyên liệu nấu với 600ml nước cho đến khi còn 200ml thì tắt bếp. Chia ra uống hết trong ngày.

Trị viêm xoang: Dùng lá lốt rửa sạch rồi vò nát. Nhét lá lốt vào mũi cho tinh chất tác động được vào các xoang. Tiến hành hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng giảm bớt.

Giải cảm: Dùng 20 lá lốt, nửa củ hành tây, 5 nhánh hành hương, 1 tép tỏi, 2g gừng, 1 nắm gạo và gia vị. Cho gạo vào nấu cháo như bình thường, khi gạo đã nở thì cho các nguyên liệu vào. Ăn khi còn nóng và lau phần mồ hôi đi.

Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

Đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.

Chú ý:

Người dùng chỉ nên dùng một lượng vừa phải, thông thường trung bình chỉ nên dùng từ 50 đến 100g. Vì nếu dùng nhiều có thể gây ra những phản ứng phụ làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.