10 cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh bạn cần biết

Công dụng tuyệt vời nhất của tủ lạnh là bảo quản thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau, củ, quả sẽ giữ được độ tươi ngon lâu hơn. Tuy nhiên nếu không có cách bảo quản khoa học thì dù có đặt trong tủ lạnh thực phẩm cũng không giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng và độ thơm ngon bạn đầu, thời gian dự trữ cũng ngắn hơn. Vậy làm sao để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh một cách thông minh nhất? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Điện Máy Chớ Lớn nhé!

1. Ngăn đông lạnh

Thông thường các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản, …. được bảo quản trong ngăn đông lạnh. Đây là ngăn có nhiệt độ thấp nhất trong tủ lạnh, bạn có thể lưu trữ thực phẩm trong vài tháng tùy vào từng loại. Sau khi mua thực phẩm từ chợ hay siêu thị, bạn nên chia thành từng phần, vừa đủ cho một lần dùng, cho vào túi gói kín hoặc để trong hộp đậy nắp kín. Nếu muốn dùng thì lấy một phần thực phẩm đó ra để rã đông, tránh tình trạng không dùng hết rồi cho lại ngăn đông để dự trữ.

Bạn đang xem: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

*

Đá viên phải để ở một ngăn riêng để không bị ám mùi, nhiễm khuẩn

Bạn cũng có thể làm những viên đá mát lạnh, kem, các loại rau củ đông lạnh, … tại ngăn đông lạnh. Các loại thực phẩm này, nhất là những viên đá nên để riêng, không để gần các loại thực phẩm tươi sống, nếu không sẽ khiến chúng bị nhiễm bẩn và có mùi hôi khó chịu.

2. Ngăn mát

- Ngăn trên cùng: Đây là nơi thích hợp để lưu trữ thức ăn đã chế biến, thức ăn thừa, đồ uống vì nhiệt độ ở đây đủ lạnh để giữ chúng được lâu mà vẫn thơm ngon. Vị trí ngăn trên cùng rất dễ quan sát nên bạn hãy để những thực phẩm cần sử dụng trước ở ngăn này.

- Những ngăn bên dưới: Bạn có thể cho trứng, sữa, hoặc các loại thịt, hải sản muốn dùng ngay mà không cần mất thời gian rã đông. Nhiệt độ ở ngăn này lạnh hơn cả ngăn trên cùng nên thích hợp để các thực phẩm dễ hỏng, nhưng bạn cũng phải nhớ bọc kỹ thịt, hải sản, … hoặc cho vào một hộp có nắp đậy kín để tránh rỉ nước và bám mùi vào những thực phẩm khác, làm bẩn tủ lạnh. Không đặt quá nhiều thức ăn trong những ngăn bên dưới vì không khí trong tủ cần được lưu thông để làm lạnh đều.

*

Hãy sắp xếp các loại thực phẩm trong tủ lạnh một cách thông minh

- Cánh cửa tủ: Chỉ nên lưu trữ những thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt do nơi đây được làm lạnh ít nhất trong tủ. Đối với các chai đồ uống to, thực phẩm có khối lượng lớn nên chất ở ngăn dưới cùng của cánh cửa tủ và không để sữa, cũng như các hộp sữa đang dùng dở vào vị trí này.

- Hộc tủ/ngăn kéo rau củ: Hộc tủ sẽ đảm bảo độ ẩm thích hợp cho các loại rau, cũ, quả, giữ được độ tươi ngon, chất dinh dưỡng khi đặt chúng ở ngăn này. Nên phân loại rau, củ và trái cây thành từng phần riêng bởi vì các loại trái cây như táo, chuối, đu đủ, … có thể sinh ra khí ethylene gây hư hỏng các loại rau, củ. Lưu ý: Bạn phải làm vệ sinh thường xuyên vì hộc tủ là nơi bất nhất trong tủ lạnh.

3. Những nguyên tắc cần thiết khi sử dụng tủ lạnh

- Cho thức ăn vào hộp đậy kín

Việc cho thức ăn trong các hộp đậy kín trước khi bỏ vào tủ sẽ giúp cho thức ăn không bị ám múi vào nhau. Hơn nữa, bạn còn có thể tiết kiệm được không gian bằng cách xếp chồng các hộp lên nhau, tủ lạnh sẽ trở nên gọn gàng và đẹp mắt hơn.

*

Phân loại và cho thực phẩm vào những hộp đựng riêng để bảo quản tốt hơn

- Sắp xếp thức ăn theo hạn sử dụng

Hãy đặt các loại thực phẩm gần hết hạn sử dụng hay những thức ăn đã được sử dụng bên ngoài nơi dễ nhìn thấy nhất trong tủ lạnh để bạn không bỏ quên chúng, gây lãng phí không đáng có.

- Dán nhãn – đánh dấu thức ăn

Hãy dán nhãn lên từng loại thức ăn, bạn có thể ghi tên và ngày chế biến hay ngày hết hạn sử dụng để công việc phân loại, sắp xếp và tìm chúng trở nên đơn giản hơn. Việc đánh dấu như vậy sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra được loại thức ăn cần dùng mà không cần mở nắp hộp kiểm tra. Bạn cũng có thể ghi tên các thực phẩm có trong tủ và dán trước cửa tủ để hạn chế mở cửa tủ lạnh, vừa không làm mất độ lạnh khiến thức ăn dễ hỏng, vừa tiết kiệm điện năng.

*

Làm vệ sinh cho tủ lạnh theo định kỳ

- Thường xuyên vệ sinh tủ

Dọn dẹp, loại bỏ những thực phẩm hư hỏng trong tủ lạnh ít nhất một lần/tuần. Và tiến hành tổng vệ sinh tủ lạnh định kỳ một tháng một lần để ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc phát triển cũng như mùi hôi khó chịu, đảm bảo thực phẩm sẽ giữ lâu hơn, an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.

Nếu áp dụng những cách làm khoa học mà Điện Máy Chợ Lớn đã cung cấp ở bài viết trên, chắc chắn thực phẩm của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn trong tủ lạnh.

Ngày nay, chiếc tủ lạnh với chức năng tích trữ, bảo quản thực phẩm là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Nếu bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sai cách có thể khiến thức ăn nhanh hỏng hơn. Vậy, đâu mới là cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh khoa học và an toàn? Hãy cùng ttgdtxphuquoc.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau.


Mục lục

Nguyên tắc và lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Vì sao không nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu?
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Những lưu ý khác khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Nguyên tắc và lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Có rất nhiều nguyên tắc và lưu ý mà bạn cần biết khi lựa chọn cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đảm bảo an toàn và tươi ngon, bạn nên tuân thủ các quy tắc sau:

1. Phân loại thực phẩm để bảo quản

Mục đích của việc phân loại thực phẩm để tránh lây nhiễm chéo, đồng thời hạn chế thấp nhất tình trạng thực phẩm hư hỏng, mất dưỡng chất. Hơn nữa, một vài loại trái cây đã chín có thể sản sinh ra khí ethylene, kích thích các loại trái cây còn “xanh” đặt gần đó bị “lây” chín nhanh hơn, rút ngắn thời gian tiêu dùng thực phẩm của bạn.

Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần phân loại đồ ăn trong tủ lạnh rồi để chúng riêng vào một hộp (hoặc một ngăn) ở tủ lạnh. Phân loại tương tự cho các loại củ quả và thịt hoặc nội tạng động vật.


*

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh dễ khiến các chị em đau đầu nếu không biết cách quản lý và sắp xếp thực phẩm khoa học


Ngay sau khi mua về, bạn cần phân loại thực phẩm như sau:

Với nhóm thực phẩm công nghiệp (đóng gói sẵn): Bạn có thể cất ngay vào tủ lạnh để chất lượng thực phẩm bên trong được bảo toàn tối ưu.Với nhóm thực phẩm tươi sống: Bạn cần rửa sạch (với các loại thịt, cá), loại bỏ phần hư, dập (với các loại rau xanh lá, củ quả, trái cây) và chia nhỏ chúng vào từng túi/ hộp chuyên dụng để tránh mùi thực phẩm “bay” tứ tung làm “loạn” mùi trong tủ lạnh và tiện cho việc chế biến.

2. Bảo quản thức ăn sống riêng biệt với thức ăn chín

Một trong những cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh phổ biến, được nhiều bà nội trợ áp dụng đó chính là phân loại thực phẩm sống và chín. Hay nhóm thực phẩm này nên được để riêng ở hai vị trí khác nhau trong tủ lạnh bởi vi khuẩn từ thực phẩm sống có thể lây lan, làm ô nhiễm thực phẩm đã được nấu chín.

Vi khuẩn thường tăng trưởng mạnh mẽ theo cấp số nhân nên nếu thực phẩm chín không được hâm lại, rủi ro về mắc các bệnh lý đường tiêu hóa cũng tăng lên, gây nguy hiểm cho cả gia đình, đặc biệt là cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.


*

Thực phẩm sống nên được để trên đĩa nhựa, bọc kiếng kín đáo để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn sang thực phẩm khác


3. Làm lạnh thực phẩm một cách an toàn

Một khi đã áp dụng cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bạn không nên đặt thức ăn vừa đun sôi ngay vào tủ bởi có thể khiến thức ăn bị “sốc” nhiệt, biến chất, làm mất giá trị dinh dưỡng của nó hay thậm chí là bị biến đổi mùi vị.

Ngoài ra, tiếp xúc với hơi nóng tỏa ra từ thức ăn sôi làm tăng khả năng lây nhiễm của vi khuẩn salmonella (một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột) sang các loại thực phẩm khác.

Nói cách khác, bằng cách đặt thực phẩm nóng trong tủ lạnh, bạn đang “mạo hiểm” sự sống còn của các loại thực phẩm dễ hỏng khác đặt gần đó như trứng, rau và thịt,..Tốt nhất, bạn nên để nguội thực phẩm để chúng cân bằng về nhiệt độ phòng rồi sau đó, hãy cất trữ chúng vào tủ lạnh.

4. Chọn hộp đựng thực phẩm chắc chắn, không độc hại

Hộp đựng thực phẩm trong tủ lạnh có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu chúng chứa các chất độc hại như Bisphenol A (BPA) hoặc phthalates. Các chất này có thể “hòa” vào thực phẩm khi hộp nhựa được sử dụng để đựng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Khi ăn, chúng ta có thể hấp thụ chúng, tăng nguy cơ ung thư vòm họng, thực quản và đường tiêu hóa.

Khi chọn cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh với hộp nhựa, bạn nên tìm mua loại hộp được sản xuất với cam kết không chứa BPA (BPA-free) hoặc phthalates (Phthalates-free), đạt các chứng nhận an toàn từ các tổ chức uy tín. Ngoài việc không chứa các chất độc hại, chúng ta nên chọn hộp nhựa đựng thực phẩm thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng nhiều lần.

5. Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm

Mỗi nhóm thực phẩm sẽ có một mức nhiệt độ phù hợp để giữ được lâu, tránh bị hư không sử dụng được dẫn tới lãng phí. Trong ngăn mát, từ 4°C đến 7°C là khoảng nhiệt độ “lý tưởng” cho nhiều loại vi khuẩn bắt đầu sinh sôi mạnh mẽ. Do đó, với nhóm rau củ quả, nên cài nhiệt độ ngăn mát khoảng 1°C đến 3°C, với thực phẩm tươi sống nên cài nhiệt độ ngăn đông khoảng dưới – 18 độ C.


*

Điều chỉnh nhiệt độ trong tủ lạnh phù hợp với từng loại thực phẩm bảo quản


Bên cạnh đó, bạn cần nắm rõ thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để sử dụng đúng. Nhóm rau củ quả, tùy từng loại, từ 3 ngày – 4 tuần, còn thực phẩm tươi sống, tốt nhất trong vòng 4 tháng trở lại.

6. Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý

Khi áp dụng cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bạn cần lưu ý sắp xếp thực phẩm hợp lý để kéo dài độ tươi của chúng:

Với nhóm thực phẩm dễ bị dập, nhàu, nát: Chẳng hạn như rau lá còn xanh hay các loại củ và trái cây chín, bạn nên xếp chúng lên trên cùng để không bị đè bởi các loại thực phẩm khác.Với nhóm thực phẩm tươi sống: Chẳng hạn như thịt đỏ hay nội tạng động vật, bạn nên trữ ở ngăn đông hoặc xếp chúng ở tầng thấp nhất trong ngăn mát.
*

Rau và các loại quả mềm nên được đặt ở vị trí thoáng đãng, không bị nhồi nhét


Ở các dòng tủ lạnh hiện đại, ngăn đông “mềm” thực chất ngăn mát được duy trì ở nhiệt độ 1°C, giúp thực phẩm được cấp đông tạm thời ở lớp bên ngoài nhưng vẫn còn mọng nước ở bên trong để sẵn sàng đem đi chế biến. Vì thế, nếu cần hâm nhanh lại đồ ăn trong tủ lạnh mà ngại chờ đợi thực phẩm rã đông, bạn có thể xếp các loại thịt động vật vào ngăn đông “mềm” này.

Mặt khác, trên các hộp phân loại thực phẩm, bạn nên dán kèm giấy note ghi chú ngày trữ thực phẩm, ngày mở hộp, ngày hết hạn… như thế sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý, sử dụng thực phẩm đúng cách, tươi ngon, nhận được tối đa dưỡng chất, cũng như biết được thực phẩm nào đã mua quá lâu và kịp thời ngưng sử dụng chúng. Mẹo nhỏ là các thực phẩm có hạn dùng lâu nên xếp vào phía trong tủ, thực phẩm gần hết hạn để ra ngoài cho dễ thấy và tiện sử dụng. Đây là những “mẹo vặt” hữu ích giúp cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh trở nên dễ kiểm soát hơn.

7. Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh

Nhiều người có thói quen “nhét” tất tần tật mọi thứ vào trong tủ lạnh để bảo quản. Hành động tưởng chừng “có lợi” này thực chất lại “gây hại”, có thể khiến các đồ ăn trong tủ lạnh dễ bị hư hỏng, ôi thiu, biến chất….

Mỗi loại tủ lạnh đều có một công suất làm lạnh cố định. Việc đặt quá nhiều đồ trong tủ lạnh sẽ làm hơi lạnh bị phân tán, dẫn đến thực phẩm sẽ được làm lạnh chậm hơn, đồng thời nhiệt độ làm lạnh cũng không còn đảm bảo ở mức lý tưởng (dưới 4°C). Vì thế, bạn không nên để quá nhiều đồ trong tủ lạnh để hạn chế tình trạng này.

8. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Chúng ta thường có xu hướng “chất đống” những phần thực phẩm cũ mà chúng ta chưa ăn hết vào tủ lạnh. Theo thời gian, lượng vi khuẩn trong thực phẩm thừa và các loại thực phẩm tươi sống khác trong tủ lạnh cũng có xu hướng tích tụ nhiều hơn. Do đó, lý do quan trọng nhất bạn cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên là để ngăn chặn sự sinh sôi của vi trùng có thể gây ra các bệnh ngộ độc thực phẩm.


*

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa


9. Bảo quản kỹ những thức ăn gây mùi

Cá khô, mực khô, sầu riêng, mít, mắm… là những thực phẩm có mùi nặng. Do đó, nếu bảo quản trong tủ lạnh bạn nên bọc kỹ, hoặc đậy nắp thật kín trước khi cho vào tủ lạnh để tránh ám mùi vào thức ăn khác hoặc ảnh hưởng đến “bầu không khí” bên trong tủ lạnh.

10. Các thực phẩm hạn chế bảo quản trong tủ lạnh

Không phải thực phẩm nào cũng nên đưa vào tủ lạnh để bảo quản. Dưới đây là danh sách một số loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh:

Bánh mì: Tủ lạnh có thể ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc nhưng lại làm khô bánh mì nhanh chóng. Tốt nhất, hãy giữ bánh mì ở nhiệt độ phòng và ăn hết càng sớm càng tốt. Nếu buộc phải trữ lạnh bánh mì, bạn hãy mạnh dạn gói kín, cho vào ngăn đông rồi nướng lại trước khi ăn là được.Các loại đồ nướng: Chất béo trong đồ nướng cứng lại ở nhiệt độ lạnh, làm giảm hương vị cũng như làm cứng kết cấu. Khi hâm lại, chất béo này sẽ chảy ra khiến đồ nướng “mềm nhũn” như thực phẩm chiên để lâu, mất đi hương vị đặc trưng của món nướng.Khoai tây: Nhiệt độ lạnh sẽ phá vỡ tinh bột trong khoai tây, khiến chúng bị sạn (sượng) khi ăn rất khó chịu. Đặt khoai trong bóng tối mát mẻ, khô ráo là cách bảo quản tốt nhất.Mật ong: Nhiệt độ lạnh khiến mật ong kết tinh, mất đi độ sánh mịn hoàn hảo.Cà phê: Độ ẩm cao trong tủ lạnh có thể khiến cà phê bị mốc (không tốt cho hương vị của cà phê xay hoặc cà phê nguyên hạt). Thay vào đó, hãy cất giữ cà phê trong hộp kín và đặt ở nhiệt độ phòngCà chua: Hơi lạnh của tủ mát khiến cà chua mềm nhũn, lớp vỏ nhăn nheo. Tốt nhất, bạn nên để cà chua bên hiên cửa sổ hoặc nơi thoáng mát để cà chua vừa thơm ngon, vừa đẹp mắt.Hành tây & tỏi: Độ ẩm trong tủ lạnh khiến chúng nhanh mốc và bị “rỉ” nước, mất đi độ giòn vốn có nên ăn kém ngon miệng hơn. Tốt nhất, nên đặt hành tây và tỏi vào hộp kín để tránh thất thoát hơi nước và trữ ở nhiệt độ phòng.Các loại dưa: Bảo quản nguyên trái dưa ở nhiệt độ phòng có thể giúp giữ cho các chất chống oxy hóa trong dưa hấu, dưa gang, dưa lưới,…nguyên vẹn hơn. Nếu bạn đã lỡ cắt dưa thành miếng, hãy bảo quản chúng trong tủ lạnh trong tối đa 4 ngày.Các loại tương ớt, sốt cay: Vị cay tự nhiên đã ngăn cản sự sinh sôi của vi khuẩn hiệu quả. Vì thế, bạn không cần phải cất tương ớt trong ngăn mát.

Xem thêm: Bảng giá thay màn hình samsung galaxy e7, thay màn hình samsung galaxy e7

Các loại quả mọng (việt quất, dâu tây, nho, mâm xôi): Các loại quả mọng ngon nhất khi ăn ở nhiệt độ phòng. Để ngăn mát quá lâu khiến quả mọng sũng nước, ăn mất đi vị ngọt tự nhiên.

Như vậy, bên cạnh việc chỉ trông cậy vào tủ lạnh, có rất nhiều các phương pháp bảo quản thực phẩm khác nhau mà bạn cần biết, chẳng hạn như hút chân không, để nơi thoáng mát, để nơi bóng râm, để trong hộp kín gió,….

Mỗi loại thực phẩm khác nhau cần một cách bảo quản khác nhau. Biết được điều này sẽ giúp bạn gìn giữ thực phẩm được lâu hơn, chế biến món ăn thơm ngon và chứa nhiều dinh dưỡng hơn.

11. Tránh làm lạnh thực phẩm đã rã đông

Làm lạnh thực phẩm đã rã đông càng nhiều lần, thực phẩm càng mất chất dinh dưỡng và hương vị càng tẻ nhạt. Ví dụ, một số loại thực vật, chẳng hạn như đậu xanh, sẽ bị nhão nếu được rã đông và đông lạnh nhiều lần. Đặc biệt hơn, hầu hết các dòng sữa nguyên kem, sữa công thức hay sữa mẹ trữ đông có thể bị biến chất hoàn toàn, bị tách nước (phân tầng) nếu như bạn làm lạnh và rã đông nhiều lần. Nếu tiếp tục tiêu thụ sữa đã tách lớp có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, đau bụng, chướng khí, khó tiêu.

Những thực phẩm đã rã đông nếu làm lạnh trở lại có thể bị nhiễm khuẩn (gây tiêu chảy, ngộ độc) và hao hụt dần dưỡng chất. Để tránh tình trạng này, khi phân loại thực phẩm bảo quản bạn nên cắt/ chặt khúc thành các phần vừa đủ cho mỗi lần chế biến.


*

Làm lạnh và rã đông nhiều lần khiến sữa dễ tách lớp do biến chất


12. Không đặt đồ ăn trong tủ lạnh quá lâu

Việc để đồ ăn trong tủ lạnh quá lâu sẽ khiến thực phẩm hao hụt rất nhiều dưỡng chất. Chưa kể, chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, sản sinh độc chất ảnh hưởng sức khỏe cả gia đình, nhất là những thức ăn đã nấu chín.

Ngăn mát của tủ lạnh chỉ giúp làm chậm tiến trình hư hoại của thực phẩm trong một thời gian ngắn chứ không bất hoạt các loại vi khuẩn hoàn toàn như ngăn đông. Vì thế, bạn không nên đặt đồ ăn trong tủ lạnh quá lâu vì thực chất tiến trình lên men, ôi, thiu vẫn đang diễn ra.

Vì sao không nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu?

Nếu bạn có thói quen tích trữ nhiều thức ăn trong tủ lạnh và thường kéo dài thời hạn sử dụng vì nghĩ đó chính là chiếc tủ “thần kỳ”, thì những chia sẻ sau của chuyên gia sẽ khiến bạn phải rùng mình và từ bỏ ngay thói quen bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh quá lâu vì:

1. Nguy cơ lây nhiễm chéo các loại thực phẩm với nhau

Nhiều người lầm tưởng môi trường trong tủ lạnh sẽ tuyệt đối an toàn. Nhưng không, nhiệt độ của tủ lạnh không thể là môi trường “tuyệt vời” của một số loại vi khuẩn, nhất là các vi sinh vật ưa nhiệt độ thấp (như vi khuẩn listeria monocytogens). Thực phẩm bảo quản ngăn mát tủ lạnh trên 5 ngày có nguy cơ cao nhiễm khuẩn salmonella, E.coli và norovirus.


*

Để lẫn lộn đồ ăn trong tủ lạnh có thể gây lây nhiễm chéo


Nếu bảo quản đồ ăn không đúng cách, không bọc kín lại/ hoặc không đậy nắp, đóng mở tủ lạnh quá nhiều lần trong ngày, hoặc để lẫn thức ăn chín với sống… sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và gây ra tình trạng lây nhiễm chéo. Điều này dẫn đến các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn (ngộ độc, tiêu chảy…), chưa kể, thức ăn còn bị “ám mùi” gây khó ăn.

2. Sản sinh nhiều nitrit gây hại sức khỏe

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại thực phẩm có chứa protein để trong tủ lạnh quá lâu, nhất là những thực phẩm đã nấu chín, sẽ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, từ đó sản sinh ra những độc chất có hại, gây mùi ôi thiu, chẳng hạn nitrit.

Cơ thể nếu hấp thụ một lượng lớn nitrit, hoặc hấp thu chúng trong thời gian dài có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.

Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông

Theo Hiệp Hội An toàn Thực Phẩm Hoa Kỳ – USDA, thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh trong ngăn mát nên kéo dài từ 3 đến 4 ngày hoặc trong ngăn đông từ 3 đến 4 tháng. Sau 5 ngày trong ngăn mát, bạn không nên tiếp tục tiêu thụ thực phẩm đó nữa dù thức ăn chưa bị hỏng.

Ngăn đông về mặt lý thuyết có thể giúp bạn bảo quản thực phẩm vô thời hạn. Tuy nhiên, thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu – dù là trong ngăn mát hay ngăn đông – thì đồ ăn khi hâm lại sẽ mất đi phần lớn mùi vị thơm ngon ban đầu. Do đó, với mọi loại thực phẩm, một khi đã quyết định áp dụng cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thì bạn nên ăn chúng càng sớm càng tốt.

Tham khảo bảng dưới đây để biết thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông:

Loại thực phẩmNgăn mát (4 độ C)Ngăn đông (-18 độ C)
Trứng sống nguyên vỏ2 – 3 tuầnKhông bảo quản
Cá tươi1 ngàyTốt nhất sử dụng trước 2 tuần
Cá khô1 thángTốt nhất sử dụng trước 12 tháng
Thịt heo1 ngàyTốt nhất sử dụng trước 1 tháng
Thịt bò1 ngàyTốt nhất sử dụng trước 1 tháng
Thịt gà1 ngàyTốt nhất sử dụng trước 1 tháng
Thịt heo, bò, gà đã nấu chín1 ngày1 tuần
Chả lụa, chả bò3 ngày1 – 2 tuần
Súp rau củ, thịt1 ngàyKhông bảo quản
Bánh bông lan3 – 4 ngàyKhông bảo quản
Đế bánh pizza3 – 5 ngày1 – 3 tháng
Bánh pizza1 ngày1 – 3 tháng
Các món salad đã trộn1 ngàyKhông bảo quản
Măng tây, bắp cải3 – 5 ngàyKhông bảo quản
Xà lách5 – 7 ngàyKhông bảo quản
Cần tây, rau mùi5 – 7 ngàyKhông bảo quản
Dưa chuột, ớt chuông5 – 7 ngàyKhông bảo quản
Củ gừng, hành, hành tây, tỏi4 tuầnKhông bảo quản
Cà rốt7 – 10 ngàyKhông bảo quản
Khoai tây/khoai lang/khoai mỡ1 – 2 tuầnKhông bảo quản
Bí đỏ2 – 4 tuầnKhông bảo quản
Bơ, dâu, xoài chín3 ngàyKhông bảo quản
Ổi5 ngàyKhông bảo quản
Lê, táo, nho7 ngàyKhông bảo quản
Cam, quýt, bưởi7 – 14 ngàyKhông bảo quản
Các loại trái cây đã gọt vỏ1 – 2 ngàyKhông bảo quản
Nấm tươi3 ngàyKhông bảo quản

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Mỗi loại thức ăn khác nhau đều nên được áp dụng các cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tương ứng. Theo đó:

1. Cách bảo quản rau củ trong tủ lạnh

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh tồi tệ nhất là dùng túi nilon cột chặt để đóng gói rau xanh. Bởi rau xanh cần không gian thông thoáng để “thở” và thoát độ ẩm; nếu không được hô hấp cộng với môi trường ẩm ướt trong tủ lạnh sẽ khiến rau nhanh chóng hư hỏng hơn.

Với các loại rau củ cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nếu muốn rửa sạch bạn cần để ráo nước (hoặc thấm thật khô) mới cho vào tủ lạnh (nếu không độ ẩm sẽ khiến rau củ dễ đổi màu, nhanh hư). Hoặc không, có thể nhặt sạch phần rau củ bị hư, dập, hoặc héo úa, bị sâu sau đó xếp vào túi zip hoặc hộp nhựa chuyên dụng đựng rau củ.

Hầu hết các loại rau, như cà rốt, khoai tây, bông cải xanh, bắp cải và cần tây nên được bảo quản trong túi nhựa (có đục lỗ), lưới nhựa hoặc hộp đựng (có lỗ thông khí) trong ngăn mát của tủ lạnh. Nấm được bảo quản tốt nhất trong túi giấy. Rau nên được tách riêng, xếp lên trên cùng và cách xa các loại trái cây để tránh bị đè nén gây dập nát.


*

Tuyệt đối không nhồi nhét rau vào bịch nilon kín hay nhồi nhét chung với củ quả vì sẽ làm rau nhanh héo hơn


Lưu ý, một số loại củ quả như bí đỏ, khoai tây, khoai lang, hành tây, củ gừng, hành tây, tỏi… vẫn giữ được độ tươi ngon khi để ở nhiệt độ bên ngoài nên không cần bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, cần bảo quản chúng ở nơi khô thoáng để tránh mọc mầm hay hư thối.

2. Cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh

Tương tự rau củ, trái cây nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ ngon hơn và tươi lâu hơn. Chưa kể, khi thưởng thức đĩa trái cây mát lạnh cũng giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái hơn. Cách “sơ chế” trái cây trước cho vào tủ lạnh cũng giống rau củ, đó là, bạn cần loại bỏ những quả/phần quả hư hỏng, dập úng và cho vào túi, hộp bảo quản.

Nếu bạn trữ chung các loại trái cây sống quá gần các loại trái cây chín trong tủ lạnh, chúng sẽ chín nhanh và mềm nhanh hơn bình thường. Vì thế, bạn cần tách biệt trái cây sống ra khỏi trái cây chín.

Tốt nhất là dùng túi nhựa có lỗ thông hơi nhỏ giúp giữ trái cây tươi lâu hơn. Túi nhựa giúp trái cây giữ lại một phần độ ẩm và hạn chế khí ethylene từ các loại trái chín “lây lan” sang các loại trái còn xanh, hạn chế tình trạng chín đồng loạt khiến bạn không kịp ăn đã hỏng.

Lưu ý, không rửa trái cây trước khi cho vào tủ lạnh vì sẽ làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên khiến chúng mau hỏng hơn. Thay vào đó, hãy cắt gọt những phần bị hư hỏng và chỉ rửa trước khi ăn.

3. Cách bảo quản thịt trong tủ lạnh

Thịt sống có thể được xem là nguồn vi khuẩn dồi dào nhất trong tủ lạnh. Vì thế, bạn nên bảo quản thịt sống, thịt gia cầm và hải sản ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh để nước thịt không nhỏ xuống các thực phẩm khác và gây lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, khi rã đông thịt trong ngăn mát, thịt phải được đặt trên đĩa hoặc trong hộp để tránh nước thịt làm nhiễm bẩn các thực phẩm khác.

Đối với thịt xay sống, thịt gia cầm, hải sản và nhiều loại thịt (gan, lưỡi, sườn non, v.v.), chỉ làm lạnh chúng từ 1 đến 2 ngày trước khi nấu hoặc đông lạnh. Thịt bò, thịt bê, thịt cừu và thịt lợn quay, bít tết và sườn có thể được bảo quản từ 3 đến 5 ngày.

4. Cách bảo quản cá tươi trong tủ lạnh

Cách tốt nhất để bảo quản cá tại nhà là rửa sạch phi lê cá và lau thật khô bằng khăn giấy, sau đó xếp chúng thành một lớp duy nhất trong túi có khóa kéo và ép hết không khí bên trong ra ngoài. Cá sống chỉ nên được giữ trong ngăn mát 1 hoặc 2 ngày trước khi nấu. Sau khi nấu, bạn có thể bảo quản cá đã nấu chín trong tủ lạnh từ 3 đến 4 ngày.

Trong ngăn đông, cá tươi có thể được bảo quản tối đa sáu tháng nếu được đóng gói theo phương pháp kín khí (ép chân không). Trong khi đó, các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,… dù để trong ngăn đông nhưng bạn cũng nên chỉ nên dùng trong vòng 3 tháng kể từ ngày được cấp đông hoàn toàn.

5. Cách bảo quản trứng trong tủ lạnh

Trứng gà, trứng vịt sống còn nguyên vỏ nên đặt ở khay đựng trứng và bảo quản trong ngăn mát. Cách tốt nhất để bảo quản trứng là đặt chúng nguyên vẹn trong vỏ hộp nhựa hoặc hộp giấy ban đầu của nhà sản xuất, rồi đặt cả hộp vào trong tủ lạnh càng sớm càng tốt ngay sau khi mua. Hộp nhựa hoặc giấy giúp giảm mất nước và bảo vệ hương vị của trứng khỏi các loại thực phẩm khác.

Nếu bề ngoài vỏ trứng bị bẩn nên dùng khăn ướt lau sạch (hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại) tuyệt đối không rửa nước, vì nước sẽ thúc đẩy nhanh quá trình “hư hỏng” và biến chất của trứng.

Riêng đối với trứng đã được luộc chín, hoặc đã tách vỏ, nên bỏ trong hộp sạch – kín – an toàn và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tốt nhất sử dụng trong ngày. Đặc biệt, với trứng đã nấu chín, không để sang ngày hôm sau.

6. Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh

Các thức ăn đã nấu chín như món kho, món xào, món chiên… nên để nguội trước khi cho vào tủ lạnh (tốt nhất trong vòng 2 tiếng), không để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh. Bạn nên đặt thức ăn chín trong hộp kín hoặc túi kín để tránh vi khuẩn phát triển và ngăn mùi từ các thức ăn khác. Sau đó, cho hết các hộp thực phẩm chín lên kệ trên cùng của ngăn mát tủ lạnh.


*

Thức ăn đã nấu chín nên bọc kín khi bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong ngày


Để đảm bảo an toàn sức khỏe, chỉ sử dụng thức ăn đã nấu chín 1 ngày (bảo quản trong ngăn mát) và 3 – 5 ngày (bảo quản trong ngăn đá) không nên để qua đêm vì dễ nhiễm khuẩn dẫn đến tiêu chảy, thậm chí ung thư.. Bảo quản thức ăn trong hộp nhựa hoặc tô/ chén thủy tinh/ sứ có nắp đậy.

7. Cách bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé trong tủ lạnh

Thức ăn dặm cho trẻ thường chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và tinh bột từ rau, củ, quả, cơm. Vì thế, đồ ăn dặm cho trẻ thường rất nhanh bị lên men, ôi (thiu).

Tốt nhất ngay sau khi nấu xong, bạn nên để hỗn hợp ăn dặm của trẻ nguội tự nhiên ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ rồi nhanh chóng đậy kín và cho ngay vào ngăn mát tủ lạnh. Ngay sau khi cho vào ngăn mát, đảm bảo trẻ dùng hết lượng thức ăn ấy trong 2 ngày để đảm bảo sức khỏe đường ruột tốt nhất cho trẻ.

Các nguyên tắc bảo quản sữa và thức ăn dặm cho trẻ trong ngăn mát và ngăn đông tủ lạnh như sau:

Sữa mẹ: Bảo quản trong ngăn mát từ 1 – 3 ngày, trong ngăn đông từ 6 – 12 tháng.Cháo trắng nấu sẵn: Bảo quản trong ngăn mát 1 ngày, trong ngăn đông khoảng 1 tuần (cho vào từ hộp nhỏ tương ứng với 1 lần nấu)Các món ăn dặm: Bảo quản trong ngăn mát từ 3 – 6 tiếng đồng hồ.

Lưu ý: Vì trẻ nhỏ đường tiêu hóa chưa hoàn thiện do đó trẻ rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, khi bảo quản thức ăn cho trẻ nên đựng trong hộp thủy tinh/ hoặc hộp nhựa an toàn, có nắp đậy kín và để ở nơi riêng biệt, tránh để gần các thực phẩm tươi sống.

Những lưu ý khác khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

1. Đối với thực phẩm đông lạnh

Khi sắp xếp ngăn đông tủ lạnh, bạn hãy đặt thức ăn cũ hơn ở phía trước (hoặc phía trên) và thức ăn tươi hơn ở phía sau (hoặc phía dưới) để đảm bảo bạn luôn ưu tiên dùng hết các loại thức ăn cũ một cách sớm nhất.


*

Bạn có thể để thực phẩm đông lạnh ra hàng ngoài cùng kèm ghi chú “Ăn món này trước tiên” để nhắc nhở bản thân nên ưu tiên ăn hết thực phẩm cũ


2. Đối với thực phẩm có mùi và gia vị

Thực phẩm có mùi nặng như hành tây, tỏi, bột cà ri không nên được đặt vào tủ lạnh mà chỉ nên đặt ở nơi thoáng mát, ở nhiệt độ phòng. Với các loại rau gia vị hay trái cây có mùi mạnh như sầu riêng, rau húng quế, rau mùi, ngò tây,…bạn cần đặt chúng trong bọc kín hoặc hộp kín để ngăn mùi nếu muốn đặt trong ngăn mát tủ lạnh.

3. Đối với trái cây và rau củ

Khi bảo quản trái cây và rau củ, bạn nên hiểu rằng không phải bất kỳ loại trái cây hay rau củ nào cũng “yêu thích” hơi mát từ tủ lạnh. Ngược lại, nhiều loại trái cây và rau quả chỉ nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì làm lạnh có thể gây cứng (sượng) một số loại khoai (khoai tây, khoai sọ) hoặc ngăn không cho chúng chín tới hương vị ngon nhất (hồng, cà chua).

Mặt khác, tình trạng “nhồi nhét” trái cây và rau củ vào chung một ngăn là cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sai lầm mà nhiều mẹ thường mắc phải. Trái cây và các loại củ cần không gian kín để tránh thất thoát hơi ẩm. Trong khi đó, rau xanh cần sự thông thoáng để đối lưu không khí. Không gian càng bí bách thì rau càng nhanh dập úng hơn.

4. Đối với trứng

Các nhà sản xuất tủ lạnh thường có xu hướng đặt các bộ khuôn đặt trứng gà ngay cánh cửa tủ. Tuy nhiên, việc đóng mở cửa tủ thường xuyên có thể làm nhiệt độ trên cửa tủ thay đổi đột ngột, khiến trứng nhanh hỏng. Do đó, bạn nên đặt trứng ở ngăn phía trong của ngăn mát thay vì đặt trên ngăn cánh cửa tủ để bảo quản trứng được lâu hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất mà bạn cần biết khi lựa chọn cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đúng cách.

Với nhiều người, việc bảo quản thực phẩm chỉ đơn thuần là đặt chúng vào tủ lạnh mà không cần quan tâm đến vị trí đặt để, cách đóng gói và nhiệt độ của ngăn mát. Tuy nhiên, để thực phẩm thực sự mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cả gia đình, bạn nên áp dụng triệt để tất cả các cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh mà ttgdtxphuquoc.edu.vn đã chia sẻ bên trên. Chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.