Bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và không kiêng ăn gì? mắc u tuyến giáp lành tính nên kiêng ăn gì

Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết quan trọng thực hiện nhiệm vụ tổng hợp và bài tiết hormone để tham gia vào các quá trình chuyển hóa cơ thể. Bởi vậy, bất kể vấn đề nào xảy ra ở tuyến giáp cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Một chế độ dinh dưỡng cho người bị tuyến giáp: nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ góp phần đáng kể trong quá trình điều trị và đẩy lùi bệnh.

Bạn đang xem: Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và không kiêng ăn gì?

1. Nhân tuyến giáp là bệnh gì

Nhân tuyến giáp là dạng tổn thương nằm ở khu trú tại một hoặc cả hai thùy tuyến giáp, có thể là khối dạng dịch lỏng hoặc đặc quánh. Biểu hiện của bệnh là vùng cổ "sưng" lên, nhìn mất cân đối, phụ nữ có tỷ lệ mắc cao gấp 7 lần so với năm giới, thường gặp nhất là từ 36 - 55 tuổi.

Hầu hết các trường hợp nhân tuyến giáp là lành tính, một tỷ lệ nhỏ phát hiện có chứa tế bào ác tính(ung thư), thường gặp trong 5 -10% người có nhân giáp. Bởi thế, khi thấy dấu hiệu bất thường, bận cần đi khám chuyên khoa đề được chẩn đoán, phát hiện sớm bướu nhân là lành hay ác và có biện pháp điều trị kịp thời.

*

2. Người bị nhân tuyến giáp nên ăn gì

Chế độ dinh dưỡng cho người bị nhân tuyến giáp cũng là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà những triệu chứng kèm theo do bệnh cũng khiến cho người mắc gặp rất nhiều phiền phức trong cuộc sống cũng như sinh hoạt thường ngày. Những thực phẩm tốt người bị nhân tuyến giáp nên ăn:

Rau xanh:

Lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia đối với bệnh nhân tuyến giáp nên ăn nhiều rau lá xanh như: rau diếp, rau bina,... các loại rau lá xanh. Đấy cũng là những nguồn thực phẩm chứa nhiều magie cùng các khoáng chất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, nhất là các hoạt động của tuyến giáp.

Sử dụng thực phẩm có chứa nhiều i - ốt:

Theo các chuyên gia iot rất cần cho tuyến giáp. I-ốt có tác dụng giúp cân bằng hormone tuyến giáp và làm giảm sự hình thành u tuyến giáp. Bởi thế đối với người bệnh tuyến giáp nên bổ sung i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày. Bao gồm: các loại tảo, muối, rong biển,...

*

Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng phương pháp i-ốt phóng xạ thì việc bổ sung năng lượng i-ốt phải theo chỉ định của bác sĩ hoặc bổ sung cho cơ thể với lượng i - ốt vừa phải.

Các loại hải sản

Các loại hải sản: tôm, cua, cá... có chứa nhiều khoáng chất như kẽm, i-ốt, omega 3, vitamin A và B, selen rất tốt cho bệnh nhân tuyến giáp. Các loại cá có vị béo và chứa nhiều dầu: cá thu, cá trích, cá ngừ,... Tốt cho tuyến giáp, người bệnh nên ăn 2-3 bữa cá một tuần, ưu tiên ăn các loại cá được đánh bắt tự nhiên.

Một số loại hạt khác:

Một số loại hạt như: bí, điều, hạnh nhân,... đều là những nguồn thực phẩm giàu magie, rất tốt cho tuyến giáp, giúp cung cấp cho cơ thể protein thực vật, đồng, kẽm và vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động tốt.

3. Người bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì

Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi trên, có một số nhóm thực phẩm gây bất lợi cho quá trình chữa nhân tuyến giáp. Các loại thực phẩm người bệnh nhân tuyến giáp không nên ăn bao gồm:

Đậu nành và các loại thực phẩm từ đậu nành:

Tuy là loại thực phẩm lành mạnh và tốt cho tim mạch nhưng đậu nành lại là loại thực phẩm nên tránh. Trong đậu nành có chứa lượng lớn Isoflavone gây cản trở quá trình tạo hormone của tuyến giáp. Người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm như: đậu phụ, sữa đậu nành,...Ngoài ra, có thể thay thế dầu ăn từ đậu nành bằng dầu ăn từ hạt hướng dương sẽ tốt cho tuyến giáp hơn rất nhiều.

*

Các loại thực phẩm chế biến sẵn:

Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, trong nhóm thực phẩm này chứa lượng lớn bột đậu tương, chất phụ gia... đều là những chất không tốt cho tuyến giáp.

Không sử dụng nội tạng động vật:

Trong nội tạng có chứa nhiều axit lipoic ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Vì vậy đối với người bệnh tuyến giáp nếu dung nạp nội tạng động vật sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tuyến giáp khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh về tuyến giáp thì axit lipoic sẽ làm cho thuốc mất tác dụng gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh tuyến giáp.

Tránh ăn nhiều chất xơ và đường:

Người bệnh tuyến giáp tránh ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ do chất xơ làm cản trở sự hấp thụ thuốc, gây cản trở cho việc điều trị bệnh. Tuy vậy, chất xơ cần thiết không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Vì thể người bệnh cũng không cần loại bỏ hoàn toàn mà sử dụng với 1 lượng vừa phải là được.

Xem thêm: Mua bán laptop dell inspiron 15 3000 cũ & mới chính hãng giá tốt

Đường và các chất tạo ngọt cũng vậy. Ở người bệnh tuyến giáp thường bị suy giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân và ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Các loại rau họ Cải:

Người bệnh tuyến giáp cần hạn chế hoặc tránh không ăn các loại rau họ cải: cải bắp, cải thìa.... Bởi rau họ cải có chứa chất làm hạn chế sự hấp thu của tuyến giáp. Đặc biệt là khi ăn sống. Đối với những người thích ăn các loại rau cải, các bạn nên nấu chín để ăn đồng thời giúp loại bỏ những chất gây hại cho tuyến giáp.

*

Bia rượu và chất kích thích:

Bệnh nhân tuyến giáp tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, đồ uống có ga hoặc chất kích thích. Do những chất này gây rối loạn sự hoạt động của tuyến và gây kích thích hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của tuyến giáp, ảnh hưởng đến quá trình điều trị tuyến giáp.

Như vậy, người bị nhân tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chữa nhân tuyến giáp. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định ăn uống của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Việc lựa chọn cơ sở y tế và chuyên gia để thăm khám cũng là điều bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị những bệnh lý nội tiếtbằng những phương pháp tối ưu nhất.

Để đặt lịch thăm khám và tư vấn với bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý nội tiếttại
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mời bạn vui lòng liên hệ
Tổng đài 1900 599 858.

(Bài viếtchỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa)

Măng, bắp cải, mù tạt, su hào… chứa chất goitrogens, thực phẩm nhiễm kim loại nặng… là những thực phẩm khiến tuyến giáp khó sản xuất các hormone.

*

Thống kê tại Mỹ, ước tính năm 2022 có 43.800 trường hợp mắc bệnh tuyến giáp, trong đó có 2.230 trường hợp tử vong. Tỷ lệ người mắc bệnh tuyến giáp tại Mỹ thống kê từ năm 2014-2018 là 14,1%, tỷ lệ tử vong từ 2015-2019 là 0,5%. 

BS CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết hormone tuyến giáp chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Các bệnh tuyến giáp thường gặp như: Cường giáp, suy giáp, ung thư tuyến giáp, bướu lành tuyến giáp,… Có nhiều tác nhân gây ra bệnh tuyến giáp, trong đó chế độ ăn uống cũng có tác động đến chức năng và các bệnh của tuyến giáp.


Nội dung bài viết


Thực phẩm chứa chất goitrogens

Chất goitrogens có 3 loại chính bao gồm: Goitrins, thiocyanates, flavonoid. Goitrogens có thể gây ra bệnh tuyến giáp bằng những tác động như:

Ngăn cản hấp thu iốt vào tuyến giáp, làm giảm tổng hợp hormone tuyến giáp. Tương tác với enzyme TPO (enzyme peroxidase) của tuyến giáp, là enzyme chính trong việc tổng hợp hormone tuyến giáp. Làm giảm hormone kích thích tuyến giáp TSH. TSH có chức năng kích thích tuyến giáp hoạt động tổng hợp hormone tuyến giáp.

Khi việc tổng hợp hormone giáp tại tuyến giáp bị suy giảm, cơ thể sẽ bù trừ bằng việc giải phóng TSH để thúc đẩy việc sản xuất hormone tuyến giáp. TSH là hormone có tác dụng kích thích các tế bào tuyến giáp phát triển, do đó tuyến giáp sẽ gia tăng kích thước dưới tác dụng của TSH và gây nên bệnh bướu cổ.

Các Loại thực phẩm chứa goitrogens, bao gồm rau củ, trái cây, thực vật giàu tinh bột như: Bắp cải, su hào, củ cải trắng, cải xoăn, súp lơ, măng, đậu nành,… Ngoại trừ đậu nành, các thực phẩm còn lại chỉ chứa nhiều goitrogens khi còn sống. Do đó, việc ăn rau được hấp hoặc nấu chín sẽ phá vỡ enzyme myrosinase, giúp giảm goitrogens. Goitrogen chỉ thật sự ảnh hưởng lớn với người thiếu iốt, hoặc người có vấn đề về tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu ăn vừa phải và được nấu chín, các thực phẩm này hoàn toàn an toàn với mọi người, kể cả người có vấn đề về tuyến giáp. Đặc biệt cần lưu ý ngưng thuốc lá vì thuốc lá là yếu tố nguy cơ của bệnh tuyến giáp.

Thực phẩm nhiễm chì

Chì là kim loại độc hại, nếu chì có trong cơ thể thường có xu hướng tích tụ trực tiếp ở tuyến giáp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động và giảm chức năng tuyến giáp. Trẻ em có nồng độ chì trong máu tăng có hiện tượng giảm tiết hormone, đặc biệt là hormone tăng trưởng. 

Các loại thực phẩm dễ nhiễm chì bao gồm: Rau muống nước, lá màu xanh đen, ăn chát, nước luộc khi nguội có màu xanh đen, có cặn màu đen nổi lên. Ốc, cua, trai, hàu là loài dễ bị nhiễm chì do sống ở tầng đáy gần lớp bùn có kim loại nặng. 

Thực phẩm chứa thủy ngân

Nếu tiêu thụ thực phẩm chứa thủy ngân, người bệnh đối diện với các bệnh về tuyến giáp như: Ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp tự miễn và suy giáp.

Thủy ngân được tìm thấy ở một số loại cá biển và hải sản có vỏ, chúng thường có một lượng thủy ngân nhất định trong cơ thể, gây lo ngại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Thực phẩm chứa gluten

Gluten có nhiều trong các loại thực phẩm như: Lúa mạch, lúa mạch đen, tiểu hắc mạch, yến mạch, lúa mì… Các sản phẩm chế biến có chứa gluten gồm: Bia, bánh mì, bánh kem, ngũ cốc tổng hợp, khoai tây chiên, xúc xích và các loại thịt chế biến… Do đó, người bệnh cần hạn chế ăn thức ăn nhanh, ăn thực phẩm chứa gluten ở mức độ vừa phải.


HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội TP.HCM: 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.