TỪ 1/7, KHÔNG CẦN GIẤY XÁC NHẬN VỀ SỐ CHỨNG MINH CŨ Ở ĐÂU? THỦ TỤC?

TPO - Theo Thông tư 59 của Bộ Công an, hiệu lực từ ngày 1/7, người sở hữu căn cước công dân (CCCD) gắn chipkhi làm thủ tục hành chính không cần xuất trình giấy xác nhận chứng minh nhân dân (CMND) cũ với cơ quan quan chức năng.

Bỏ giấy xác nhận số CMND cũ

Cụ thể, Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 59/2021 và Nghị định số 137/2015 (được sửa đổi bằng Nghị định 37/2021), hiệu lực từ ngày 1/7 tới. Theo Thông tư này, trường hợp đã được cấp thẻ CCCD, giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì có thể sử dụng thông tin về số CCCD, số định danh cá nhân để tiến hành giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bạn đang xem: Giấy xác nhận về số chứng minh cũ

Đặc biệt, mã QR code trên thẻ CCCD gắn chip có lưu thông tin về số CCCD mã vạch, số CMND. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số CCCD, số CMND của công dân thông qua việc quét mã QR code, theo đó công dân không phải cung cấp giấy xác nhận số CMND, CCCD.

Trường hợp thông tin số CMND, CCCD cũ của công dân không có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công an sẽ đề nghị công dân cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ CCCD, CMND (nếu có). Tiếp đó, công an sẽ tiến hành tra cứu, xác minh qua tàng thư CCCD, giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp thể hiện thông tin số CMND, CCCD để xác định chính xác nội dung thông tin.

Nếu có đủ căn cứ, công an sẽ cấp giấy xác nhận số CMND, CCCD cho công dân; nếu không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đáng chú ý, Bộ Công an còn quy định công dân có thể đăng ký cấp giấy xác nhận số CMND, CCCD trên cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an tại bất kỳ cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ CCCD, khi công dân đã có thông tin số CMND, CCCD trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Kết quả giải quyết sẽ được cập nhật, thông báo trên cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an. Khi công dân có yêu cầu được trả giấy xác nhận số CMND, CCCD đến địa chỉ theo yêu cầu thì công dân phải trả phí chuyển phát theo quy định.


CMND còn hạn không bắt buộc đổi sang CCCD gắn chip

Bỏ giấy xác nhận CMND

Tuy nhiên, sau khi Luật CCCD có hiệu lực thi hành, chỉ có 16 tỉnh, thành phố Trung ương cấp CCCD mã vạch, còn lại vẫn tiếp tục cấp CMND. Vì thế, theo quy định, những người đang sử dụng CMND 9 số, nếu còn hạn sử dụng vẫn được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn 15 năm.

Từ đầu năm 2021, cả nước đã tiến hành cấp CCCD "gắn chip" với nhiều ưu điểm như thẻ bền, bảo mật cao, tích hợp được nhiều thông tin... Đồng thời, khi làm CCCD "gắn chip" cũng là bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo thuận lợi khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân.

Dù không bắt buộc, nhưng người dân nên đi đổi CMND 9 số, CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip để được hưởng những ưu thể vượt trội của CCCD này.

Xin giấy xác nhận Chứng minh nhân dân? Thuật ngữ tiếng Anh? Thủ tục xác nhận số CMND do chuyển khẩu khác tỉnh? Xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ CCCD? Xác nhận số CMND khi cấp thẻ CCCD?


Hiện nay nước ta đã chuyển đổi sang sử dụng Căn cước công dân có gắn chip. Do đó một số nhu cầu xin giấy xác nhận Chứng minh nhân dân (CMND) cũ được quy định thủ tục cụ thể. Để đảm bảo các quyền lợi, được cấp xác nhận thì người dân cần thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày một số trường hợp đưa ra yêu cầu xác nhận CMND cũ và thủ tục thực hiện. Tùy từng nhu cầu thực tế, phải xác định chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận và cấp xác nhận cho công dân.

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư số 66/2015/TT-BCA của Bộ Công An;

– Thông tư 41/2019/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2015/TT-BCA;

– Thông tư số 66/2015/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

*
*

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568


Mục lục bài viết


1. Quy định về xin giấy xác nhận CMND:

“Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân ký giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân…”

Như vậy, các yêu cầu của công dân được thực hiện theo quy định pháp luật. Cũng như xác định thẩm quyền, nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý cụ thể. Khi có nhu cầu cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân thì Thủ trưởng cơ quan Công an nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân trước đây có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Khi đó, các dữ liệu lưu trữ sẽ được sử dụng đối chiếu liên quan đến thông tin của cá nhân. Nếu đảm bảo điều kiện sẽ được cấp giấy xác nhận CMND.

Các cơ quan có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại CCCD đều có lưu thông tin của công dân trên hệ thống. Để đảm bảo cho hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý công dân. Do đó, đây cũng là các cơ quan kiểm tra, cấp giấy xác nhận cho công dân khi có nhu cầu.

2.Thuật ngữ tiếng Anh?

Xin giấy xác nhận Chứng minh nhân dân cũ tiếng Anh là Apply for a confirmation of the old ID card.

3. Thủ tục xác nhận số CMND do chuyển khẩu khác tỉnh:

Đối tượng thực hiện:

Người đã được cấp CMND 9 số thay đổi nơi đăng ký thường trú ngoài phạm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, nơi chuyển đến chưa thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân. Nói cách khác là người này chưa được cấp, chuyển đổi sang CCCD 12 số. Thay đổi thông tin trên CMND buộc họ phải làm lại CMND mới. Tuy nhiên trường hợp này không còn phổ biến hiện nay, bởi nhà nước đang thúc đẩy chuyển đổi sang CCCD 12 số cho tất cả công dân.

Trình tự, thủ tục:

Bước 1: Công dân có đề nghị cấp Giấy xác nhận 2 số CMND chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Sổ hộ khẩu;

– CMND cũ;

– Giấy xác nhận số CMND theo mẫu (điền trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ). Giấy này được lấy tại nơi thực hiện cấp giấy theo thẩm quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh hoặc Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công dân chuyển đến. Đây là địa danh mới cũng được thay đổi và ghi nhận trong CMND mới. Do đó, thẩm quyền cũng được thực hiện trong hoạt động quản lý hành chính về trật tự xã hội.


Bước 3: Trường hợp đủ điều kiện: Cấp giấy xác nhận số CMND cho công dân. Thực hiện khi dữ liệu đã được cập nhật trong hoạt động quản lý dân cư của khu vực.

Trường hợp tra cứu trong kho tàng thư căn cước công dân không có hồ sơ cấp CMND cũ của công dân. Phải thực hiện phối hợp, liên hệ với nơi cư trú cũ của công dân để tiếp nhận thông tin. Thông qua công việc gửi văn bản đề nghị công an tỉnh, thành phố nơi công dân chuyển đi tra cứu tàng thư căn cước công dân để gửi tờ khai, chỉ bản cùng các thủ tục theo quy định làm căn cứ xác nhận số CMND.

Sau khi có được thông tin dữ liệu, thực hiện Cấp giấy xác nhận cho công dân theo quy định.

Cơ quan thực hiện:

Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội công an cấp tỉnh hoặc công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi công dân chuyển hộ khẩu thường trú đến. Công dân có thể đi đến trụ sở của cơ quan gần nhất. Qua đó có nhiều sự lựa chọn, cũng như giúp công dân dễ dàng thực hiện các yêu cầu của mình.

Thời hạn giải quyết:

+ Trường hợp cần xác minh thông tin: Căn cứ vào kết quả trả lời xác minh của cơ quan tra cứu nơi công dân chuyển đi, sau đó cấp giấy xác nhận số CMND cho công dân. Các công việc này phải đảm bảo trong khoảng thời gian cụ thể. Ghi phiếu hẹn ngày trả kết quả cho công dân để đến nhận giấy tờ đúng thời gian hẹn.

Lệ phí: Không thu lệ phí.

4. Xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ CCCD:

Đối tượng thực hiện:

Người đã được cấp thẻ Căn căn cước công dân mà chưa có Giấy xác nhận số CMND hoặc mất Giấy xác nhận số CMND đã cấp. Khi đã có CCCD 12 số nhưng vẫn có nhu cầu xác nhận CMND để thực hiện các thủ tục liên quan.

Trình tự, thủ tục:

Bước 1: Công dân cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Thẻ Căn cước công dân;

– CMND 12 số đã bị cắt góc (nếu có);

– CMND 9 số đã bị cắt góc (nếu có).

Đây là các giấy tờ, tài liệu liên quan nếu công dân đã làm CMND 9 số, CMND 12 số trước đó. Việc thống nhất quản lý giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định nhu cầu và giải quyết cho công dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại một trong các trụ sở sau:

+ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

+ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh.

+ Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Xem thêm: Red Peel Tingle Serum Đánh Giá, Có Nên Mua Không

Đều được xác định trong thẩm quyền của lực lượng Công an. Các cơ quan này có nhiệm vụ cấp CCCD, quản lý các thông tin và dữ liệu liên quan của công dân.

Bước 3: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận số CMND (mẫu CC13 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BCA);

– Bản sao thẻ Căn cước công dân;

– Bản sao CMND 9 số (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ tại một trong các trụ sở cơ quan sau:

+ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

+ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh.

+ Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận vẫn được quy định như trên. Công dân cần xuất trình bản chính thẻ Căn cước công dân để đối chiếu.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin, trường hợp thông tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Để công nhận tiếp nhận thông tin giải quyết công việc, cũng như có hướng điều chỉnh, hoàn thiện hồ sơ. Thực hiện trong mục đích và đảm bảo nhu cầu của công dân.

Cơ quan thực hiện:

– Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện;

– Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh;

– Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Thời hạn giải quyết:

+ Không quá 07 ngày làm việc.

+ Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.


+ Các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Lệ phí: Không thu lệ phí.

5. Xác nhận số CMND khi cấp thẻ CCCD:

Đối tượng thực hiện:

Người đã được cấp CMND 9 số có yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân. Trong quá trình chờ cấp thẻ, họ thực hiện nhu cầu xác nhận đối với CMND đang sử dụng.

Trình tự, thủ tục:

Bước 1:

Mang theo Sổ hộ khẩu.

Điền thông tin vào Tờ khai Căn cước công dân, ghi “có” tại mục 22.

Yêu cầu của công dân: Xác nhận số Chứng minh nhân dân.

Thể hiện nhu cầu thông qua mẫu giấy Yêu cầu xác nhận CMND. Khi đó, thể hiện yêu cầu đối với các cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại một trong các địa điểm sau:

Đây là các cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp giấy xác nhận cho công dân:

+ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện.

+ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh.

+ Trung tâm Căn cước công dân quốc gia, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an.

Công dân có thể thực hiện nhu cầu tại một trong ba trụ sở làm việc này. Đây đều là các cơ quan thực hiện quản lý thông tin cá nhân của công dân trong hoạt động của Bộ công an.

Điền Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân theo mẫu C02. Đây là yêu cầu trong hoạt động quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Để thực hiện ghi chép và phản ánh việc giải quyết các nhu cầu của người dân.

Công dân sẽ nhận được giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân.

Bước 3: Trả “Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân” như thời gian ghi trên giấy hẹn.

Thời hạn giải quyết:

– Không quá 07 ngày làm việc trong hoạt động ở trung ương và địa bàn khu vực.

– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc. Để đảm bảo thời gian thực hiện bên cạnh các khó khăn giải quyết thủ tục hành chính thực tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.