HÌNH ẢNH NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU VÀ DẤU ẤN THỜI TRANG QUA TỪNG NỐT THĂNG CUỘC ĐỜI

Nam Phương Hoàng hậu - vị hoàng hậu khiến vua Bảo Đại yêu đến si mê nhưng cũng khiến ông hổ thẹn vì bức thư "đánh ghen" chỉ vỏn vẹn 66 chữ.

1. Tiểu sử Nam Phương Hoàng hậu

Hình ảnh Nam Phương hoàng hậu trở nên nổi tiếng qua những đoạn tư liệu lịch sử, những khúc hát hay thước phim "ăn khách", bà đã thu hút không ít sự tò mò và quan tâm của hậu thế đến cuộc đời của mình. Vậy Nam Phương Hoàng hậu là ai mà lại đặc biệt đến vậy?

1.1 Nam Phương Hoàng hậu là ai?

Nam Phương Hoàng hậu – bà hậu duy nhất của 100 năm triều Nguyễn tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1912. Nam Phương Hoàng hậu quê ở đâu? Bà xuất thân từ gia đình giàu có trí thức ở Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công - Tiền Giang). Cha bà – cụ Nguyễn Hữu Hào là người giàu có bậc nhất tại miền Nam. Mẹ bà – cụ Lê Thị Bình là con gái Lê Phát Đạt – một trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ.

Bạn đang xem: Hình ảnh nam phương hoàng hậu



Nam Phương Hoàng hậu thời trẻ. Hình ảnh: Pinterest

Nhan sắc của Nam Phương hoàng hậu khiến bà 3 lần được phong danh hiệu hoa hậu Đông Dương. Bà xuất chúng cả về ngoại hình lẫn tính cách, trí tuệ và trình độ học vấn. Vua Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông viết lại: "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê."



Hình ảnh Nam Phương Hoàng hậu thời đi học. Hình ảnh: Sử Việt

Năm 12 tuổi, Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Pháp theo học tại tu viện nữ sinh nội trú Couvent des Oiseaux, Paris. Tháng 9/1932, sau khi hoàn thành tú tài Pháp (tương đương với tốt nghiệp trung học), Nguyễn Hữu Thị Lan về nước.

1.2. Chuyện tình Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu

Trong một buổi dạ tiệc tại Đà Lạt, vua Bảo Đại đã có cơ hội gặp Nguyễn Hữu Thị Lan và họ đem lòng cảm mến nhau. Và đó là cuộc gặp gỡ định mệnh cho câu chuyện tình đẹp và những kỷ lục đầu tiên trong lịch sử triều đình phong kiến của Việt Nam. Theo Wikipedia, khi vua Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nam Phương Hoàng hậu đã ra các điều kiện sau:

· Phải tấn phong bà là Chánh cung Hoàng hậu ngay trong đại lễ thành hôn.

· Được giữ nguyên đạo Công giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.

· Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.

· Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.

Thế nên cuộc hôn nhân giữa vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu gặp phải rất nhiều phản đối. Trước hoàng tộc triều Nguyễn Bảo Đại đã nói: "Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và triều đình."



Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu thời son sắc. Hình ảnh: Sử Việt Nam

Hai năm sau ngày cưới, Nam Phương Hoàng hậu đã hạ sinh người con trai đầu tiên là Nguyễn Phúc Bảo Long. Sau đó Nam Phương Hoàng hậu và vua Bảo Đại có tất cả 5 người con (2 người con trai và 3 người con gái).



Nam Phương Hoàng hậu và các con. Hình ảnh: Sử Việt Nam

1.3. Hoàng hậu Nam Phương ở Pháp

Sau sự sụp đổ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, tình hình chính trị và quân sự giữa Việt và Pháp rất căng thẳng, chiến tranh tới gần, bà quyết định đưa các con sang Pháp vào năm 1947. Thời gian đầu, lâu đài Thorenc tại Cannes là nơi mẹ con bà sinh sống. Những người con của bà theo học tại trường Couvent des Oiseaux, nơi bà từng học thời con gái.

Hằng ngày, ngoài việc chăm sóc con cái, bà thường đọc sách báo, chăm sóc vườn hoa, buổi tối thì chơi piano. Những ngày lễ, bà cùng các con ra phố xem phim hoặc mua sắm.



Nam Phương Hoàng hậu ở Pháp. Hình ảnh: Pinterest

Về sau, Nam Phương rời Cannes, dọn về ở lâu đài Domaine de la Perche ở vùng quê Chabrignac, cách Paris chừng 400 - 500km. Trang trại lớn với 160 mẫu đất, một đàn bò gần trăm con. Lâu đài cách nhà dân khá xa, hàng xóm ít qua lại.

Vua Bảo Đại rất hiếm khi ghé thăm, một năm chỉ ghé qua một, hai lần trong thoáng chốc. Có lẽ lần về lâu nhất của cựu Hoàng là đám cưới của con gái Phương Liên nhưng cũng chỉ là vài ngày.

1.4. Hoàng hậu Nam Phương cuối đời


Mộ Nam Phương Hoàng hậu tại Pháp. Hình ảnh: Quoc Huy

2. Màn "đánh ghen" đắt giá bậc nhất lịch sử

Nam Phương Hoàng hậu viết thư trị tiểu tam là hình ảnh cũng như giai thoại nổi tiếng nhất khi hậu thế nhắc đến bà.

2.1. Lý Lệ Hà và lá thư của Nam Phương Hoàng hậu

Lý Lệ Hà xuất thân là một cô gái đất cảng Hải Phòng. Bà nổi tiếng từ ngôi vị Hoa khôi của cuộc thi hoa khôi đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam. Sau này bà trở thành kỹ nữ lừng danh chốn Hà thành và là niềm khao khát của đàn ông thời bấy giờ.

Dù đã có chồng nhưng khi gặp vua Bảo Đại, Lý Lệ Hà đã trúng tiếng sét ái tính và chủ động tiếp cận, tấn công cựu hoàng một cách dữ dội khiến vua Bảo Đại lúng túng và đổ gục trước bà. Không những vậy, Lý Lệ Hà còn dốc hết tiền tiết kiệm để vua Bảo Đại chi tiêu thoải mái tại những chốn vũ trường, ăn nhậu và chơi bời.


Lý Lệ Hà và lá thư của Nam Phương Hoàng hậu. Hình ảnh: Internet

Chính sự mê đắm của cặp đôi này đã khiến cho Nam Phương Hoàng hậu viết thư tay gửi cho Lý Lệ Hà và trở thành màn "đánh ghen" đắt giá nhất lịch sử. Trong thư, Nam Phương hoàng hậu viết vỏn vẹn 66 chữ: "Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!"

2.2. Ý nghĩa bức thư đánh ghen của Nam Phương Hoàng hậu

66 chữ đã thể hiện học thức lẫn cách hành xử tinh tế của vị Hoàng hậu cuối cùng của triều đình Việt Nam. Trước đây, bà không ra Hà Nội "đánh ghen" để đòi lại người đàn ông của mình. Chính sự kiêu hãnh của một người phụ nữ có học thức khiến bà chọn sự im lặng, không giành giật chồng bằng bất kỳ thủ đoạn nào.

Hơn thế nữa, bà khiến cho "người thứ 3" kia phải suy nghĩ về vị trí của mình. Dù đau khổ vì chồng trăng hoa nhưng Nam Phương Hoàng hậu không một lời oán thán. Thay vì trách móc, với lời văn dung dị nhưng tinh tế, bà đã chọn gửi lời cảm ơn đến nhân tình của chồng. Những lời ấy tuy ngắn gọn mà đanh thép, khẳng định vị trí chính thê của Nam Phương Hoàng hậu, và bà không cần phải làm gì thì lịch sử vẫn sẽ ghi danh bà như một bậc mẫu nghi thiên hạ.


Bức thư của Nam Phương Hoàng hậu gửi nhân tình của chồng. Hình ảnh: Internet

Từng lời từng chữ mang ý tứ của kẻ bề trên muốn răn dạy cho kẻ dưới. Giọng văn hiền như sương khói, dịu dàng và thấm đẫm mà khi đọc cho dù không là người trong cuộc vẫn thấy. Không một lời mắng chửi, không một câu hờn giận, không ngôn từ nào mang tính chất nhục mạ, nhưng vẫn thể hiện uy quyền và sự sắc sảo.

Bức thư thể hiện cách cư xử chín chắn và đúng mực, súc tích nhưng thể hiện mong muốn tình địch chăm sóc hộ người đàn ông của mình. Cũng đồng nghĩa như lời đoạn tuyệt với người chồng "đầu gối tay ấp", có chung 5 đứa con, người mà đã từng thề nguyền sẽ 1 vợ, 1 chồng mãi mãi bên bà.

Chắn chắn không ai biết sau khi đọc được những dòng này, Lý Lệ Hà cảm thấy như thế nào nhưng nhiều năm sau đó, bà này vẫn bảo quản bức thư tay này như một kỷ vật quan trọng của cuộc đời. Thậm chí bà còn cho vua Bảo Đại đọc bức thư đầy xót xa này của người vợ chính thất.

Xem thêm: Sách kỹ năng sống dành cho học sinh (từ 6, sách kỹ năng sống giá tốt tháng 1, 2023

3. Cung Nam Phương Hoàng hậu

Cung Nam Phương Hoàng hậu nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lâm Đồng ngày nay, được xây dựng vào đầu những năm 1930, là một trong những dinh thự cổ, có vị trí rất đẹp, bao quát không gian của thành phố, nổi tiếng có lối kiến trúc mang đậm phong cách Pháp, rất độc đáo và đẹp bậc nhất Đà Lạt.

Ban đầu dinh thự mang tên Nguyễn Hữu Hào, sau đó ông tặng cho con gái là Nam Phương nên được gọi là cung Nam Phương Hoàng hậu.


Cung Nam Phương Hoàng hậu tại Đà Lạt với lối kiến trúc kiểu pháp. Hình ảnh: Lamdong.gov.vn

Từ ngoài cổng đi vào, con đường uốn vòng quanh đồi thông tiếp nối với những bậc tam cấp lát đá đã tạo ra cái dáng vẻ vừa nên thơ vừa uy vũ. Dinh thự này có 3 tầng, diện tích khoảng 500m2, tọa lạc trên một ngọn đồi cao.

Tại đây vẫn còn lưu trữ những hiện vật cung đình triều Nguyễn mang tính giá trị di sản cao. Không chỉ vậy, nhiều đồ đạc của vợ vua Bảo Đại như tủ quần áo, giường ngủ, bàn trang điểm, triều phục... vẫn còn nguyên vẹn.


Phòng riêng của Hoàng hậu Nam Phương nằm ở tầng hai. Hình ảnh: Baolamdong.vn

4. Hoàng Hậu Nam Phương – vị hoàng hoàng hậu đặc biệt nhất lịch sử Việt Nam

Với nhan sắc "khuynh nước khuynh thành", khí chất và trí tuệ hơn người, hình ảnh Nam Phương hoàng hậu gắn liền với những đặc quyền có 1-0-2 trong lịch sử Việt Nam.

Bà là vị thê tử duy nhất của Hoàng đế được phong Hoàng Hậu khi còn sống. Vì mười hai đời Tiên Đế nhà Nguyễn trước, các bà chánh cung chỉ được phong tước Hoàng quý phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu

Bà là vị Hoàng Hậu duy nhất của nhà Nguyễn mang quốc tịch nước ngoài. Bà là công dân Pháp quốc trước khi về làm thê thiếp của Vua Bảo Đại

Bà cũng là nữ tu đầu tiên và duy nhất của triều Nguyễn.

Bà là vị hoàng hậu đầu tiên của triều Nguyễn được ân sủng cho phép dùng trang phục màu vàng - màu sắc trước nay chỉ dành riêng cho Hoàng đế. Vua Bảo Đại có giải thích thêm về hai chữ Nam Phương: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam."


Hình ảnh Nam Phương hoàng hậu trong bộ y phục màu vàng. Hình ảnh: Báo Văn Hóa

Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn dám đặt điều kiện với cả hoàng cung nếu nhà vua muốn lấy bà làm vợ.

Điều đặc biệt nhất, bà là người vợ đầu tiên và duy nhất khiến vua Bảo Đại phải chấp nhận bãi bỏ hậu cung, tuân thủ chế độ "một vợ – một chồng". Trên thực tế, ngoài Nam Phương hoàng hậu, trong nội cung không hề có thêm một phi tần chính thức nào.

Có lẽ vì do sắc đẹp, sự khôn khéo, học vấn uyên thâm và tư tưởng phương Tây của bà lẫn của cựu Hoàng nên mới có sự thay đổi lớn đến như vậy trong triều đại phong kiến của triều Nguyễn trong suốt trăm năm qua.

Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn xuất hiện giữa triều đình.

Dù trải qua cuộc đời gian truân và chuyện tình buồn với vua Bảo Đại, Nam Phương Hoàng Hậu vẫn khắc sâu trong ấn tượng của hậu thế về một người phụ nữ đặc biệt có nét đẹp phương Đông và trí tuệ phương Tây. Bà đã để lại những giai thoại hết sức đẹp, có phần cay đắng nhưng cũng hết sức ấn tượng trong lịch sử Việt.

"Cô Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê", cựu hoàng Bảo Đại từng nói về nhan sắc hơn người của Nam Phương Hoàng hậu.


*

Nam Phương Hoàng hậu (tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan, 1914 - 1963) là vợ Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Bà là ái nữ ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình, có cậu ruột là đại phú hào Lê Phát Đạt - người giàu nhất nhì xứ Nam Kỳ thời đó. Sinh ra tại Gò Công (tỉnh Tiền Giang) song từ nhỏ Thị Lan đã được gia đình cho lên Sài Gòn học tập. Năm 12 tuổi, bà sang Pháp theo học trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux (Paris).

Sau lần gặp đầu tiên năm 1932 khi mới từ Pháp trở về, Vĩnh Thụy - tức cựu hoàng Bảo Đại - đã đem lòng yêu mến bởi nhan sắc và học thức của Thị Lan. "Cô Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê", Bảo Đại từng viết trong cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam của mình.

*
*

Không chỉ là con nhà danh gia, có học thức cao, Thị Lan còn được nhận xét có nhan sắc hơn người. Ở tuổi 20, Nam Phương Hoàng hậu có dáng người cao, mảnh khảnh, thanh thoát. Trong những bức hình cũ, bà thường diện trang phục thanh lịch, nhẹ nhàng. Cuốn Nam Phương - Hoàng Hậu cuối cùng có viết bà rất ưa thời trang của hãng Christian Dior và Balmin.

*
*
Nhiều tài liệu cho rằng trước khi trở thành chính cung hoàng hậu của vua Bảo Đại, Thị Lan đã 3 lần giành được giải hoa hậu Đông Dương. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà sử học Dương Trung Quốc thì trong thời Pháp thuộc tuy có tổ chức nhiều cuộc thi sắc đẹp, nhưng không có cuộc thi nào mang tên Hoa hậu Đông Dương. Vì vậy có thể danh hiệu này được người dân trao tặng cho hoàng hậu vì yêu quý nhan sắc tuyệt trần của bà.
*

Trong cuốn Bảo đại - Hoàng đế cuối cùng, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang có nhắc chuyện Thị Lan mới nhập học ở Pháp đã có một ông thầy tướng số người Tàu coi tướng. Người này nói rằng bà là người phúc hậu, cổ có ba ngấn dù một mắt hơi lé, nhưng lại thuộc quý tướng, ngày sau sẽ trở nên phú quý giàu sang bậc nhất. Bước chân vào hoàng tộc, Nam Phương Hoàng hậu ngày càng có nét quý phái, phong thái của bậc mẫu nghi thiên hạ.

*
*

Lý giải về cái tên Nam Phương dành cho Nguyễn Hữu Thị Lan, vua Bảo Đại có viết: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà hoàng hậu mới là Nam Phương, có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng - màu dành riêng cho Hoàng Đế".

*
Với nhan sắc hơn người, thời điểm đó, hoàng hậu luôn trở thành nguồn đề tài bất tận cho các nhiếp ảnh gia từ trong nước đến quốc tế. Có lẽ vì thế, ngày nay người ta còn lưu lại nhiều hình ảnh của bà.
*

Sau 10 năm chung sống hạnh phúc, Nam Phương Hoàng hậu sinh cho Bảo Đại 5 người con là Hoàng thái tử Bảo Long, 3 hoàng nữ Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử út Bảo Thăng. Năm 1945, Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm cố vấn, Nam Phương Hoàng hậu một mình sống tại cung An Định (Huế) để lo cho các con. Năm 1947, bà đưa các con sang Pháp định cư và dành năm tháng cuối đời ở nơi đất khách.


"Lá thư đánh ghen" 66 chữ Nam Phương Hoàng hậu gửi tình nhân của chồng

Dù đau khổ vì chồng trăng hoa, Nam Phương không một lời oán thán, bà chọn gửi lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ khiến cho "người thứ ba" hiểu vị trí của mình.


*

Châu Bùi, Yến Xuân khoe thành quả giảm cân sau giãn cách xã hội

0

Chăm chỉ tập luyện, giảm cân, những hot girl như Yến Xuân, Châu Bùi hay Châu Tuyết Vân tự tin khoe dáng chuẩn sau thời gian cách ly xã hội.

*

Kết hôn trước 30: Người trẻ thế giới cưới ở độ tuổi nào

0 37

Nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của kinh tế, áp lực từ trách nhiệm với gia đình, xã hội là nguyên nhân khiến người trẻ phải cân nhắc nhiều nếu muốn kết hôn.

*

Nàng mẫu Anh làm tình nguyện viên chống dịch ở viện dưỡng lão

0 1

Trong thời gian nước Anh phong tỏa chống dịch Covid-19, Harriet Rose cùng nhóm 16 người đã tham gia hỗ trợ tại một viện dưỡng lão suốt một tháng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *