Xử phạt người chở học sinh đội mũ bảo hiểm đúng cách, 6 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1

Xử phạt người chở học sinh 14-15 tuổi không có mũ bảo hiểm

Hôm trước tôi chở con nhỏ 2 tuổi đi khám bệnh, tôi có đội mũ bảo hiểm và trên đường về tôi gặp một cháu học sinh khoảng 14-15 tuổi. Cháu đi bộ và đeo ba lô rất nặng, trời lại nắng to. Cháu xin tôi đi nhờ. Tôi cho cháu đi nhờ được khoảng 1km thì bị công an giao thông phạt. Sau khi nghe tôi giải thích là tôi cho cháu đi nhờ nên cháu không có mũ bảo hiểm nhưng tôi vẫn bị phạt là 250.000 đồng.

Bạn đang xem: Học sinh đội mũ bảo hiểm

Vậy tổng đài cho tôi hỏi trường hợp như của tôi thì có bị phạt không và mức phạt bao nhiêu tiền là đúng với quy định. Tôi xin cảm ơn. 

Tư vấn giao thông đường bộ

*

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề Xử phạt người chở học sinh 14-15 tuổi không có mũ bảo hiểm, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, Xử phạt người chở học sinh 14-15 tuổi không có mũ bảo hiểm

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1.Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.”

Như vậy, cho dù là chở nhờ vì lòng tốt do thấy cháu học sinh đi bộ và đeo ba lô rất nặng dưới trời nắng to, cháu bé vẫn phải đội mũ bảo hiểm cài quai theo quy cách như quy định của pháp luật. Rõ ràng, ở đây bạn là người điều khiển rõ ràng đã sai khi đã chở em học sinh đó không đội mũ.

Thứ hai, Xử phạt người chở học sinh 14-15 tuổi không có mũ bảo hiểm

Căn cứ theo quy định tại Điểm i và Điểm k Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

*
 

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Như vậy, việc bạn chở con bạn mới 2 tuổi không đội mũ thì sẽ không bị phạt. Nhưng khi chở thêm cháu học sinh 14 đến 15 tuổi không đội mũ thì sẽ bị xử phạt như sau:

+ Lỗi người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì đối với “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền” nên cháu bé mà bạn chở sẽ không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo.

+ Lỗi chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm, bạn bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng, nếu không có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì sẽ bị phạt 250.000 đồng.

Như vậy, trường hợp CSGT phạt bạn với mức 250.000 đồng là đúng quy định

Trên đây là tư vấn quy định về Xử phạt người chở học sinh 14-15 tuổi không có mũ bảo hiểm.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Lệ phí đăng ký xe và cấp đăng ký biển số cho xe mới mua

Lệ phí đăng ký, cấp biển số cho xe ô tô giường nằm 45 chỗ

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Xử phạt người chở học sinh 14-15 tuổi không có mũ bảo hiểm, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

Vẫn mặc đồng phục nhưng nhiều học sinh điều khiển xe mô tô chạy trên đường lại thản niên không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng hai hàng ba...

Theo ghi nhận của PV ttgdtxphuquoc.edu.vn tại một số trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội, không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh sau khi tan trường tự lái xe máy ra về. Nhiều em trong số đó không đội mũ bảo hiểm.

Theo Nghị định 100, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt cảnh cáo. Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cc.

Tuy nhiên thực tế nhiều học sinh hiện đang điều khiển các loại xe mô tô có dung tích trên 50cc. Nhiều trường hợp còn thường xuyên không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng gây mất an toàn giao thông (ATGT).

*

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, có đến 90% số vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến học sinh ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18. Ngoài ra, hiện nay có trên 50% học sinh THPT đến trường bằng xe đạp điện, xe máy điện. Do đây là phương tiện không yêu cầu bằng lái nên điều này cũng đồng nghĩa có nhiều em chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng lái xe cũng như kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Xem thêm:

Theo nhận định của các chuyên gia giao thông, những năm gần đây, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho học sinh đã được quan tâm nhiều hơn so với trước. Tuy nhiên, TNGT liên quan đến lứa tuổi học đường vẫn tăng cả 3 tiêu chí, về cả số vụ và số thương vong. Do vậy ngoài việc trang bị cho các em kiến thức pháp luật về ATGT thì việc kiểm tra, giám sát các em thực hiện cũng là vấn đề rất quan trọng.

Theo Đại úy Nguyễn Hồng Nhung - Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3 Công an TP Hà Nội: "Không chỉ là CSGT chúng tôi, mà kèm theo đó là gia đình nhà trường và toàn xã hội đều phải chung tay tuyên truyền hướng dẫn để các em hiểu rõ nhất về Luật ATGT, và làm sao để các em có thể thực hiện được một cách đúng và đầy đủ khi đi trên đường, để việc tuyên truyền Luật ATGT không chỉ là khẩu hiệu mà mọi người dân sẽ được tiếp cận dễ dàng, liên tục, hiểu và thực hiện theo".

Theo kế hoạch, CSGT Công an TP Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện tuyên truyền cho hơn 30 trường học các cấp trên địa bàn thành phố nhằm từng bước nâng cao nhận thức và xây dựng văn hóa giao thông văn minh, an toàn cho lứa tuổi học đường.

*
Tại Hà Nội, rất nhiều học sinh đi xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cc đến trường, thậm chí còn không đội mũ bảo hiểm.
*
Không khó để bắt gặp học sinh điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông như thế này.
*
Học sinh vẫn mặc đồng phục nhưng điều khiển mô tô chạy trên đường lại không đội mũ bảo hiểm.
*
Nhiều em học sinh nữ cũng không đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông.
*
Để giữ "hình tượng", sợ hỏng tóc,…nhiều em nữ không đội mũ bảo hiểm. Đây là những suy nghĩ sai lầm của học sinh, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi tham gia giao thông.
*
Việc vi phạm giao thông của học sinh trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông.
*
Nhiều học sinh ở Hà Nội sẵn sàng "đầu trần" phóng xe máy khi chưa được phép.
*
Không khó để bắt gặp hình ảnh các học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển phương tiện đèo 3 và không đội mũ bảo hiểm như thế này.
*
Để khắc phục tình trạng học sinh vi phạm giao thông, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ từ nhà trường và gia đình. Nhà trường, Đoàn thanh niên cần phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn các em các quy tắc bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.

Bảo Khánh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.