MỤN NỘI TIẾT Ở NỮ - MỤN NỘI TIẾT LÀ GÌ

Mụn nội tiết từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp. Để có thể tìm được phương pháp điều trị dứt điểm, bạn cần thật sự hiểu rõ: Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân gây mụn từ đâu? Làm cách nào để có thể nhận ra chúng ta đang mắc phải tình trạng mụn nội tiết? Cũng như cách chăm sóc chúng thật kịp thời và khoa học? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc của bạn, đồng thời cung cấp khối lượng kiến thức khoa học về tình trạng bệnh lý da liễu này.

Bạn đang xem: Mụn nội tiết ở nữ


Mụn nội tiết còn có tên khoa học là Hormonal Acne. Là loại mụn trứng cá gắn liền với sự biến động của nội tiết tố, đặc biệt là Testosterone (phụ nữ cũng có testosterone và các nội tiết tố androgen khác).


*

Đối tượng thường bị mụn nội tiết:

Người trong giai đoạn tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. Người trưởng thành có bệnh lý về nội tiết (đa phần thuộc bệnh lý về hội chứng buồng trứng đa nang - PCOS). Phụ nữ trưởng thành, thường xuất hiện mụn xung quanh chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ: trước-trong và sau khi sinh con. Các đối tượng trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh.

Đặc điểm của người có tình trạng mụn nội tiết:

Ở độ tuổi dậy thì: mụn nội tiết thường xuất hiện rải rác tại vùng chữ T - vùng tiết dầu mạnh mẽ trên gương mặt (trán, mũi, cằm). Ở độ tuổi trưởng thành: mụn nội tiết sẽ xuất hiện tập trung ở phần dưới của khuôn mặt: dưới cằm, dưới hàm và xung quanh đường viền hàm.

Sau đây là những biểu hiện giúp bạn xác định chính xác bản thân đang bị mụn nội tiết tố:

Mụn vẫn xuất hiện khi không còn trong giai đoạn dậy thì/ thai kỳ: Trong độ tuổi 20, tuyến nội tiết hoạt động mạnh mẽ vượt trội. Đây là thời kỳ dễ nổi mụn nội tiết nhất. Ngoài ra, từ năm 20-30 tuổi là độ tuổi phụ nữ thường mang thai và sinh nở, dẫn đến rối loạn nội tiết tố, cũng dễ gây mụn không kém. Vì thế, khi đã bước sang độ tuổi vị thành niên hoặc đã trải qua chu kỳ sinh sản, nhưng những nốt mụn sưng viêm cứ liên tục tái phát trên da thì chắc hẳn bạn đã bị mụn nội tiết. Mụn tập trung xuất hiện ở cằm và quanh xương hàm: Một trong những dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết rõ ràng có thể kiểm chứng bằng mắt thường chính là dựa vào vị trí xuất hiện của chúng. Nếu phát hiện những nốt mụn nang, mụn bọc, mụn ẩn tập trung nhiều tại phần dưới của khuôn mặt. Đặc biệt là tại vùng cằm và xương hàm thì bạn đang bị mụn nội tiết rồi đấy! Sở dĩ có hiện tượng này là do các hormone dư thừa bên trong cơ thể kích thích tuyến dầu phát triển mạnh mẽ. Mà phần lớn trong số ấy lại thuộc vị trí tại vùng da quanh khu vực gần cằm và quai hàm nên mụn dễ dàng phát triển rộng rãi tại đây.

*
Mụn tái phát mỗi tháng một lần: Mụn nội tiết tố có đặc điểm khá tương đồng với chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, mỗi tháng sẽ “ghé thăm” với tần suất một lần. Điều này còn đúng với cả những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh. Nguyên nhân trên có liên quan mật thiết đến mức độ estrogen và progesterone trong cơ thể, Chúng điều tiết khiến tuyến nội tiết hoạt động mạnh mẽ gây mụn với xu hướng xuất hiện tại cùng một thời điểm vào mỗi tháng cũng như tại cùng một vị trí trên gương mặt. Mụn mọc dai dẳng và lì lợm: Mặc dù đã chăm sóc da vô cùng hợp lý với một chế độ lành mạnh và tần suất khoa học, nhưng mụn vẫn cứ mãi quay lại. Chắc hẳn một điều, những vị khách không mời kia chính là mụn nội tiết. Do căng thẳng kéo dài: Cortisol là một loại hormone gây căng thẳng thần kinh, từ đó dễ dàng tác động, biến đổi nội tiết cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên mụn nội tiết. Vì thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy một vài nốt mụn xuất hiện trong lúc bản thân bạn đang bị stress. Xuất hiện các mụn u nang lớn và sâu: Mụn đầu đen và mụn đầu trắng hình thành chủ yếu do sự tích tụ vi khuẩn từ sâu bên trong lỗ chân lông. Trong khi đó, mụn nội tiết tố lại thuộc dạng khác, thường có biểu hiện viêm và sưng tấy đỏ. Những nốt mụn này có xu hướng xuất hiện tại cùng một vị trí, lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì thuộc dạng viêm nặng nên chúng đòi hỏi biện pháp xử lý chuyên khoa thay vì sử dụng các loại thuốc bôi thông thường.

Mụn nội tiết là loại mụn có nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể, cụ thể là do nội tiết tố bị rối loạn gây nên tình trạng mụn. Nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng hormone bên trong cơ thể, tạo nên những biến động hormone (tăng testosterone) dẫn đền: thúc đẩy tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ, tình trạng vảy sừng bong tróc nhiều hơn khiến bã nhờn bùng phát gây bít tắc cổ nang lông. Đồng thời gia tăng sản sinh vi khuẩn gây mụn - Propionibacterium acnes. Từ đó gây ra viêm đỏ trên da và bắt đầu xuất hiện mụn. Chúng có thể phát triển từ mụn đầu trắng, mụn đầu đen sang mụn viêm, mụn mủ, u nang.


*

Bất kể là nam giới hay nữ giới, bên trong cơ thể chúng ta đều tồn tại song song cả hai loại hormone nam và hormone nữ với tỉ lệ % khác nhau hoàn toàn. Với trường hợp giới tính nữ có lượng hormone nam trong cơ thể cao hơn - tương tự với giới tính nam mang trong người phần trăm hormone nữ vượt trội. Thì các bạn sẽ rất dễ mắc phải tình trạng bị mụn nội tiết tố.

Một số nguyên nhân khác gây mụn nội tiết mà bạn có thể tham khảo thêm, bao gồm:

Quá trình hành kinh. Thường xuyên bị stress. Do các loại bệnh lý: Buồng trứng đa nang (PCOS), bất thường tuyến thượng thận bẩm sinh, đái tháo đường, các bệnh lý liên quan đến tinh hoàn, suy tuyến giáp... Nữ chuyển giới sang nam (sử dụng nội tiết tố dạng tiêm chích). Do yếu tố di truyền. Cơ thế chứa nhiều độc tố. Chế độ ăn uống thiếu khoa học. Lạm dụng thuốc tránh thai.

Mụn nội tiết sẽ không được điều trị dứt điểm đối với các sản phẩm dạng thuốc không kê đơn (OTC), bao gồm: thuốc kẽm, viên uống có tinh chất từ hoa anh thảo, collagen, hoặc các dạng thuốc bôi có chứa thành phần từ: lưu huỳnh, salicylic acid, AHA/BHA,... Những phương cách trị mụn nội tiết này gần như đều có tỉ lệ thành công bằng 0%. Bởi vì tình trạng mụn nội tiết có nguồn gốc sâu và đòi hỏi hình thức điều trị cần có kỹ thuật chuyên ngành tốt. Việc uống hoặc thoa các sản phẩm không kê đơn chỉ đơn thuần tác động phía bên ngoài da. Không điều trị được tận gốc đối với những loại mụn nang sâu và sưng nằm sâu bên dưới da.

Thuốc uống điều trị mụn nội tiết

Sử dụng thuốc uống có kê toa và chỉ định từ bác sĩ sẽ là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất trong trường hợp này. Vì chúng có khả năng tác động và điều trị các vấn đề về mụn và nội tiết từ trong ra ngoài một cách hoàn hảo. Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố và làm sáng da hữu hiệu. Viên uống trị mụn nội tiết tố thường sẽ thuộc top chỉ định hàng đầu để điều trị các tình trạng mụn nội tiết.

Cơ chế của viên nội tiết tố trị mụn

Viên uống nội tiết tố trị mụn chứa hai nội tiết tố tổng hợp là Cyproterone acetate (CPA) và Ethinyl estradiol (EE), trong đó:

CPA là progestin có tác dụng kháng Androgen mạnh nhất so với các loại progestin hiện có. CPA/EE sẽ ức chế sự hoạt động của hai buồng trứng, giúp giảm nồng độ Androgen, hỗ trợ giảm tiết dầu giúp nguy cơ nổi mụn được tiết chế tốt.

Những đối tượng nên sử dụng viên nội tiết trị mụn

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có dấu hiệu bị mụn nội tiết. Trẻ vị thành niên. Nhiều trường hợp cho rằng nếu sử dụng viên nội tiết để điều trị mụn quá sớm sẽ không tốt. Nhưng WHO đã khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy nếu sử dụng VNTKH (viên nội tiết kết hợp) sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý của trẻ vị thành niên. Nên nhận định trên là vô văn cứ.

VNTKH CPA/EE đã được e
MC (website đáng tin cậy chuyên cung cấp thông tin về các loại thuốc đang được lưu hành hợp pháp trên thị trường dược phẩm UK) đưa vào danh mục thuốc trị mụn nội tiết cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoàn hảo.

*

Lưu ý:

Thuốc sẽ không sử dụng cho phái nam trong điều trị mụn nội tiết. Với các bệnh nhân có tiền sử bệnh án về rối loạn đông cầm máu, hoặc tiền sử có biến cố huyết khối tĩnh mạch, việc sử dụng viên nội tiết điều trị mụn sẽ mang đến những tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn. Nên cân nhắc, thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc uống điều trị mụn nội tiết (VNTKH).

Bên cạnh các viên đặc trị mụn nội tiết cần được bác sĩ thăm khám và theo dõi trong quá trình sử dụng. Thị trường thực phẩm chức năng ngày nay còn có một số sản phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, giúp quá trình điều trị mụn dễ dàng và thành công nhanh chóng hơn mà bạn có thể tham khảo:

Thuốc uống trị mụn nội tiết tố nữ Pair. Thuốc uống trị mụn nội tiết tố nữ Murad Pure Skin Clarifying Dietary Supplement. Thuốc trị mụn nội tiết cho nữ DHC Clear Acne. Thuốc trị mụn nội tiết cho nữ Puritan’s Pride Pills. Viên uống trị mụn nội tiết tố nữ BB Chocola Pure của Nhật. Thuốc trị mụn nội tiết cho nữ Turmeric Curcumin.

Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng androgen - spironolactone (biệt dược Aldactone) sẽ luôn là lựa chọn đầu tiên cho phác đồ điều trị mụn nội tiết hiệu quả. Một số trường hợp tránh sử dụng spironolactone phải kể đến như: bệnh nhân ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và các đối tượng có bệnh lý về thận hoặc đang điều trị thận.

*

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng isotretinoin để trị mụn nội tiết. Hoạt động với cơ chế ức chế tuyến bã nhờn hữu hiệu, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình bong sừng trên da, khiến da luôn sạch và khỏe từ tận sâu bên trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, cũng tương tự như Thuốc kháng androgen - spironolactone, isotretinoin cũng được chống chỉ định với một vài trường hợp nhất định như: trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

*

Với trường hợp khi bị mụn nội tiết có đi kèm với sự xuất hiện của vi khuẩn P. acnes. Lựa chọn tốt nhất dành cho bạn trong trường hợp này chính là kháng sinh nhóm cyclin (tetracyclin). Nhờ có phổ kháng khuẩn diện rộng trên cả các vi khuẩn Gram-âm và Gram-dương, vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí, các kháng sinh nhóm cyclin sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn tại chỗ vô cùng hiệu quả và lành tính.

*

Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh để trị mụn nội tiết cũng rất cần có sự chỉ định của bác sĩ da liễu chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng có khả năng cao gây nên tình trạng kháng/ lờn thuốc, khiến mụn trở nên khó điều trị về sau.

So sánh hiệu quả điều trị mụn của thuốc uống đặc trị mụn nội tiết (VNTKH) và Thuốc kháng sinh trị mụn nội tiết, ta có kết quả:


Thuốc uống điều trị mụn nội tiết (VNTKH)

Thuốc kháng sinh

Điểm tương đồng

Đều có hiệu quả tương đồng và mang đến kết quả điều trị mụn nội tiết mỹ mãn như nhau.

Cần nhận chỉ định và sử dụng thuốc theo đúng yêu cầu và phác đồ của bác sĩ.

Điểm khác nhau

Hiệu quả sẽ được kiểm chứng sau một thời gian sử dụng (1 - 3 tháng tùy cơ địa và tình trạng mụn của mỗi người). Nhưng kết quả mang lại sẽ rất bất ngờ và tính cải thiện cho tình trạng mụn cũng sẽ tăng cao dần trong thời gian điều trị.

Có khả năng sử dụng lâu dài trong điều kiện được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Giúp giảm và cải thiện tình trạng mụn cực kỳ nhanh chóng, nhưng dễ bị lờn kháng sinh.


Nhận xét: Trong tình trạng người có mụn nội tiết thể nặng - rất nặng, nên cân nhắc kết hợp việc sử dụng viên uống điều trị mụn nội tiết (VNTKH) và thuốc kháng sinh cùng lúc. Sẽ mang lại kết quả tốt hơn rất nhiều.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tách 2 cốc thủy tinh bị dính chặt dễ dàng, cách để gỡ cốc thủy tinh dính vào nhau

Thuốc bôi trị mụn nội tiết

Điều trị mụn nội tiết bằng thuốc (đường uống) tuy mang đến công dụng nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác hại không mong muốn như: rối loạn kinh nguyệt, chảy máu bất thường (có thể tự khỏi trong vòng 3 tháng), thay đổi cảm xúc, suy giảm libio, tăng cân, đau đầu/ chóng mặt, buồn nôn. Thậm chí khi sử dụng lâu dài còn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Thuốc uống điều trị mụn nội tiết chỉ nên dùng khi tất cả các phương pháp điều trị khác không có tác dụng. Và phải được chỉ định chặt chẽ bởi bác sĩ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả đúng mực. Nếu tình trạng mụn nội tiết của bản thân đạt mức độ từ nhẹ - trung bình. Hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nhờ vào các sản phẩm bôi/ thoa, có thể kể đến như: Retinoids:/Tretinoin; Adapalene.

*


Để việc điều trị mụn nội tiết diễn ra thuận lợi, mỗi chúng ta cần lưu ý một vài điều sau:

Chăm sóc da từ bên trong

Hạn chế thức khuya. Ngủ đủ giấc: 8 tiếng/ ngày. Uống đủ nước: 2 lít nước/ ngày. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Bổ sung các loại vitamin có lợi cho “kháng thề” của làn da: vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin K, vitamin B3, kẽm, sắt...từ rau xanh và hoa quả. Hạn chế ăn đồ cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng các loại đồ uống có gas thường xuyên. Tránh căng thẳng kéo dài, tập luyện thể chất và tâm lý mỗi ngày.

Chăm sóc da từ bên ngoài

Chú trọng bước làm sạch da: luôn tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt có độ p
H chuẩn cho làn da 2 lần mỗi ngày. Lựa chọn mỹ phẩm có nguồn gốc/ xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, chất lượng đảm bảo và tuyệt đối phù hợp với làn da. Xây dựng quy trình chăm sóc da mỗi ngày có kết hợp cùng các hoạt chất chuyên biệt dành cho điều trị mụn. Luôn đảm bảo chăm da đủ 3 bước cơ bản: làm sạch sâu - dưỡng ẩm/ điều trị - bảo vệ da. Hạn chế tối đa việc trang điểm. Không chạm/ sờ/ tay lên mặt hoặc tự ý cạy/ nặn mụn. Thay vỏ gối định kỳ 1 lần/ tuần. Làm sạch mũ bảo hiểm thường xuyên, đặc biệt là vùng dây cài an toàn của mũ bảo hiểm.

Hy vọng rằng các chia sẻ trên đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về tình trạng mụn nội tiết cũng như những dầu hiệu nhận biết về chúng. Nếu không may gặp tình trạng mụn nặng, bạn nên chủ động kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Như vậy, các vấn đề về mụn sẽ được cải thiện đáng kể, giúp bạn tự tin hơn với làn da của mình.

SKĐS - Mụn trứng c&#x
E1; do nội tiết tố l&#x
E0; hiện tượng xuất hiện mụn trứng c&#x
E1; do thay đổi của nội tiết tố b&#x
EA;n trong cơ thể, thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn dậy th&#x
EC;, trong chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn m&#x
E3;n kinh đối với phụ nữ...


*

Mụn trứng cá có thể để lại các vết thâm, sẹo lồi lõm… gây mất thẩm mỹ.


Nhiều phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi 40 và 50 bị mụn trứng cá, nguyên nhân là do sự sụt giảm nồng độ estrogen hoặc sự gia tăng nội tiết tố androgen như testosterone.

Theo các chuyên gia, phụ nữ đang sử dụng hormone thay thế cũng có thể bị mụn trứng cá. Điều này là do một số HRT sử dụng một lượng hormone progestin để thay thế estrogen và progesterone mà cơ thể bạn mất đi. Việc đưa hormone này vào cơ thể có thể khiến da nổi mụn.

2. Phương pháp điều trị mụn trứng cá do nội tiết tố

2.1 Trị mụn trứng cá do nội tiết tố không dùng thuốc

Dầu cây trà: Dầu cây trà có tác dụng giảm viêm. Một nghiên cứu cho thấy rằng, dầu cây trà bôi ngoài da làm giảm các triệu chứng ở những người tham gia bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình.

Dầu cây trà có sẵn trong nhiều sản phẩm chăm sóc da, chẳng hạn như sữa rửa mặt và toner. Bạn cũng có thể sử dụng loại tinh dầu này như một phương pháp điều trị tại chỗ.

Axit alpha hydroxy (AHA): Là axit thực vật có nguồn gốc chủ yếu từ trái cây họ cam quýt, có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết dư thừa làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Ngoài ra, AHA có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo mụn.

AHA có thể được tìm thấy trong nhiều loại mặt nạ và kem OTC. Cũng như retinoids, AHA có thể làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời của da. Nên thoa kem chống nắng khi sử dụng các sản phẩm có AHA.


*

Dùng thuốc trị mụn trứng cá cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.


BS. Lê Đức Thọ - Chuyên gia Da liễu: Điều trị mụn trứng cá đạt hiệu quả cần kiên trì và phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Có nhiều loại thuốc trị mụn trứng cá. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn dùng thuốc phù hợp...

Trà xanh:Trà xanh được biết đến với tác dụng giảm viêm trong cơ thể. Có thể uống một vài cốc mỗi ngày bên cạnh việc thực hành chế độ chăm sóc da tại chỗ. Các loại kem và gel chứa ít nhất 2% chiết xuất trà xanh có thể có lợi.

2.2. Dùng thuốc trị mụn trứng cá do nội tiết tố

Thuốc tránh thai:Các loại thuốc tránh thai có hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa mụn trứng cá là những loại có chứa sự kết hợp của cả ethinylestradiol và progestin (dạng tổng hợp của estrogen và progesterone).

Lưu ý, không dùng thuốc tránh thai đường uống cho các trường hợp có tiền sử bị cục máu đông, tăng huyết áp hoặc ung thư vú, hút thuốc lá.

Thuốc kháng androgen:Cả nam và nữ đều có hormone androgen. Tuy nhiên, quá nhiều androgen có thể góp phần gây mụn trứng cá, bằng cách can thiệp vào các nang lông điều chỉnh tế bào da và tăng sản xuất dầu. Các thuốc kháng androgen có thể làm giảm sản xuất nhiều androgen hơn và giữ hormone ổn định.

Retinoid:Nếu mụn trứng cá do nội tiết tố nhẹ, có thể sử dụng các retinoid tại chỗ. Nhiều loại kem, gel và kem dưỡng da chứa retinoid có bán không cần kê đơn. Tuy nhiên, nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc an toàn, hiệu quả.

Lưu ý, cần phải bôi kem chống nắng hàng ngày, vì retinoids có thể làm tăng nguy cơ bị cháy nắng.

3. Có nên dùng thực phẩm bổ sung trị mụn trứng cá?

Có thể dùng thực phẩm bổ sung để cân bằng các chất dinh dưỡng và hóa chất trong cơ thể:


- Vitamin A là một chất chống oxy hóa tự nhiên và có thể giúp làm bong các tế bào da chết và giảm viêm.

- Vitamin C có thể làm sáng da, giảm sự xuất hiện của các đốm đen và tăng sản xuất collagen - tất cả đều quan trọng để chữa lành làn da bị mụn trứng cá.

- Kẽm giúp cơ thể chống lại vi khuẩn có hại và có đặc tính chống viêm, có thể làm giảm mẩn đỏ và kích ứng da.

- Axit béo omega-3 điều chỉnh quá trình sản xuất testosterone, dẫn đến giảm sản xuất dầu và bã nhờn.

Tuy nhiên, việc sử dụng các chất bổ sung này cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng cho hiệu quả và an toàn.

6 thói quen sau ăn hại dạ dày ghê gớm, người Việt hay mắc phải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.