Như mọi vật, mọi người, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bận rộn, mà lúc nào cũng vui.
Bạn đang xem: Những bài chính tả hay nhất
Tập chép lớp 2, tuần 3:
Nai Nhỏ xin cha cho đi chơi xa cùng bạn.
Biết bạn của con khoẻ mạnh, thông minh và nhanh nhẹn, cha Nai Nhỏ vẫn lo. Khi biết bạn của con dám liều mình cứu người khác, cha Nai Nhỏ mới yên lòng cho con đi chơi với bạn.
Chú ý:
- Bài chính tả có mấy câu?
- Chữ đầu câu viết thế nào?
- Cuối câu có dấu gì?
Tập chép bài thơ Gọi Bạn
...
Một năm, trời hạn hán
Suối cạn, cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ?
Bê Vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê Trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê Trắng
Vẫn gọi hoài: “Bê! Bê!”
ĐỊNH HẢI
Từ khó: Sâu thẳm: rất sâu
Hạn hán: nước khôn cạn vì trời nắng kéo dài
Lang thang: đi hết chỗ này đến chỗ khác
- Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi với những dấu câu gì?
Tuần 4 chính tả lớp 2, Tập chép bài Bím tóc đuôi sam
Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói:
- Đừng khóc, tóc em đẹp lắm!
Hà ngước khuôn mặt đầm đìa nước mắt lên, hỏi:
-Thật không ạ?
-Thật chứ!
Nghe nói thế Hà nín hẳn:
-Thưa thầy, em sẽ không khóc nữa.
? Bài chính tả có những dấu câu gì?
...Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường.
Ngày kia, đến một bờ sông, chúng tôi ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.
Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy.
...
theo TÔ HOÀI
Các chú ý: Sau dấu chấm xuống dòng chữ đầu dòng viết thế nào?
Tập chép lớp 2 tuần 5: Chiếc bút mực
Trong lớp, chỉ có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực.Lan vui lắm, nhưng em bỗng oà lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.
Chú ý: Đọc lại những câu có dấu phẩy
Chính tả lớp 2, tuần thứ 5.
Nghe viết hai khổ thơ đầu: Cái trống trường em
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?
...
Tập chép: Mẩu giấy vụn
Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi em mới nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!”.
Chú ý: Phân biệt dấu hỏi, dấu ngã. c/t Mẫu hay Mẩu, sọt hay sọc, rát hay rác
Chính tả lớp 2:
Tập chép: Ngôi trường mới.
Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Chính tả lớp 2:
Tập chép: Người thầy cũ.
Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
Bài chính tả có mấy dấu câu?
Chữ đầu của mỗi câu viết thế nào?
Đọc lại câu văn có cả dấu phẩy(,) và dấu chấm(:)
Tập chép 2 khổ thơ của bài thơ: Cô giáo lớp em
...
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
NGUYỄN XUÂN SANH
Chính tả tuần 8 lớp 2: Tập chép bài: Người mẹ hiền.
Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:
- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?
Hai em cùng đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
? trong bài chính tả có những dấu câu nào?
Chính tả Nghe - Viết bài: Bàn tay dịu dàng
Thầy giáo bước vào lớp. Thầy bắt đầu kiểm tra bài làm ở nhà của học sinh.
Khi thầy đến gần, An thì thào buồn bã(1) :
- Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.
Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay thầy dụi dàng, đầy trìu mếm, thương yêu.
__________
(1) buồn bã:âm trạng rầu rĩ, chán nản Ví dụ: giọng hát ai nghe buồn bã, xót xa
Tuần 9, tiết 4 Nghe và viết
Cân voi
Một lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Vinh, nhờ ông cân hộ con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.
Trung Hoa: Trung Quốc
Sứ thần: Người thay mặt cho vua của một nước đi giao thiệp với nước ngoài, như đại sứ.
Tuần 9, tiết 10 Tiếng việt lớp 2, tập chép, nghe và viết bài:
Dậy sớm
Tinh mơ em thức dậy
Rửa mặt rồi đến trường
Em bước vội trên đường
Núi giăng hàng trước mặt
Sương trắng viền quanh núi
Như một chiếc khăn bông
- Ồ núi ngủ lười không
Giờ mới đang rửa mặt.
THANH HÀO
Tập chép: Ngày lễ
Ngày 8 tháng 3 hằng năm là Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày 1 tháng 5 là Ngày Quốc tế lao động. Ngày 1 tháng 6 là Ngày Quốc tế thiếu nhi. Còn ngày 1 tháng 10 được lấy làm Ngày Quốc tế người cao tuổi.
? Những chữ nào trong tên các ngày lễ nói trên được viết hoa.
Chính tả lớp 2, tuần 10 Nghe viết
Ông và cháu
Ông vật thi với cháu
Keo nào ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô:
"Ông thua cháu, ông nhỉ!"
Bế cháu ông thủ thỉ:
"Cháu khỏe hơn ông nhiều !
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng."
Bà cháu
Hai anh em cùng nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.” Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang hai tay ôm hai cháu hiếu thảo vào lòng.
? Tìm lời nói của hai anh em trong bài chính tả.
Lời nói được trích dẫn trong dấu nào?
Tuần 11, tập chép: Cây xoài của ông em
Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu.Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông.
Chính tả lớp 2, tuần 12 Tập chép: Sự tích cây vú sữa
Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Tuần 12: chính tả lớp hai tập chép bài thơ Mẹ(từ lời ru... đến suốt đời)
Mẹ
...
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Nhũng ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
TRẦN QUỐC MINH
- Đếm và nhận xét về số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả
- Nêu cách viết của mỗi chữ đầu của dòng thơ.
Tuần 13 tập chép: Bông hoa Niềm Vui( từ Em hãy hái... đến cô bé hiếu thảo)
Em hãy hái thêm hai bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em, vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành một cô bé hiếu thảo.
Nghe Viết: Quà của bố
Bố đi câu về không một lần nào là chúng tôi không có quà.
Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng tỏa hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối quẫy tóe nước mắt thao láo….
Chính tả lớp 2: Tập chép Câu chuyện bó đũa
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
? Tìm lời của người cha trong bài chính tả:
? Lời của người cha được ghi sau những dấu câu nào
Tập chép: Tiếng võng kêu(khổ thơ 2)
Kẽo cà kẽo kẹt
Bé Giang ngủ rồi
Tóc bay phơ phất
Vương vương nụ cười.
Trong giấc emmơ
Có gặp con cò
Lặn lội bờ sông
Có gặp cánh bướm
Mênh mông, mênh mông
Chính tả lớp 2:
Tập chép Hai anh em.
Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng”. Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh.
Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em trong bài chính tả.
Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu câu nào?
Tập chép tuần 15: Bé Hoa
Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.
Tập chép: Nghe và Viết:
Con chó nhà hàng xóm
Nhà không nuôi chó, Bé đành chơi với Cún Bông ,con chó của bác hàng xóm . Cún luôn quấn quýt bên Bé .Cún đã làm cho Bé vui trong những ngày Bé bị thương, phải nằm bất động trên giường. Chính tình bạn của Cún đã giúp Bé mau lành.
- Vì sao từ Bé trong bài viết hoa?
- Trong hai từ bé dưới đây, từ nào là tên riêng?
Bé là một cô bé yêu loài vật.
Chính tả lớp 2 tập chép bài cao dao:
Trâu ơi
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày giữ nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Nghe và viết: Tìm ngọc
Chó và Mèo là những con vật rất tình nghĩa. Thấy chủ buồn vì mất viên ngọc được Long Vương tặng, chúng xin đi tìm. Nhờ nhiều mưu mẹo, chúng đã lấy lại được viên ngọc. Từ đó người chủ càng thêm yêu quý hai con vật thông minh, tình nghĩa.
Tập chép Nghe và viết
Gà “tỉ tê” với gà
Khi gà mẹ thong thả dắt bầy con đi kiếm mồi, miệng kêu đều đều “cúc…cúc…cúc”, thế có nghĩa là: “ Không có gì nguy hiểm. Các con kiếm mồi đi !”. Gà mẹ vừa bới vừa kêu nhanh “cúc,cúc,cúc”, tức là nó gọi: “Lại đây mau các con, mồi ngon lắm!”.
Ôn tập học kỳ I
Nghe và viết: Đàn gà mới nở
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.
Vườn trưa gió mát
Bướm bay dập rờn
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.
Chính tả lớp 2, tập 2, tuần 19, tập chép:
Chuyện bốn mùa
Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
Chính tả lớp 2, Thư trung thu(12 dòng thơ trong bài)
Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh?
Tính các cháu ngoan ngoãn,
Mặt các cháu xinh xinh.
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành.
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình,
Để tham gia kháng chiến,
Để gìn giữ hoà bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.
HỒ CHÍ MINH
Chính tả Nghe-Viết
Gió
Gió ở rất xa, rất rất xa,
Gió thích chơi thân với mọi nhà
Gió cù khe khẽ anh mèo mướp
Rủ đàn ong mật đến thăm hoa.
Gió đưa những cánh diều bay bổng
Gió ru cái ngủ đến la đà
Hình như gió cũng thèm ăn quả
Hết trèo cây bưởi lại trèo na.
NGÔ VĂN PHÚ.
Nghe Viết
Mưa bóng mây
Có cơn mưa nào lạ thế
Thoáng mưa rồi tạnh ngay
Em về nhà hỏi mẹ
Mẹ cười! Mưa bóng mây
Mẹ ơi! cơn mưa rơi nho nhỏ
không làm ướt tóc ai
Tay em che trang vở
Mưa đừng ướt chữ em
Mưa ơi! mưa rơi trên sân nhỏ
Như em đang đùa vui
Mưa cũng làm nũng mẹ
vừa khóc xong đã cười
Mưa cũng làm nũng mẹ
Vừa khóc xong đã cười.
TÔ ĐÔNG HẢI
Tập chép nghe và viết:
Chim sơn ca và bông cúc trắng
Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống, hót rằng:
- Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!
Cúc sung sướng khôn tả. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.
Chính tả: Nghe và viết:
Sân chim
Chim nhiều không tả xiết. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe được nữa. Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông.
"Đoàn Giỏi"
Nghe-viết
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Ông reo lên: “Có mà trốn đằng trời!“. Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang.
-Tìm câu nói của người thợ săn.
- Cho biết câu nói ấy được đặt trong dấu gì.
Chính tả lớp 2, Nghe và viết lại:
Cò và Cuốc
Cò đang lội ruộng bắt tép. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi:
- Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?
Cò vui vẻ trả lời:
- Khi làm việc , ngại gì bẩn hả chị?
Tập chép:
Bác sĩ Sói
Muốn ăn thịt Ngựa, Sói giả làm bác sĩ, đến gần Ngựa,bảo: "Có bệnh, ta chữa giúp cho". Ngựa biết mưu của Sói, vờ nhờ Sói khám giúp chân sau. Sói định cắn vào chân cho Ngựa hết chạy, nhưng Ngựa đã kịp thời tung vó, đá cho Sói một cú trời giáng.
Chính tả, Nghe Viết:
Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, đồng bào Ê-đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi. Hằng trăm con voi nục nịch kéo đến. Mặt trời chưa mọc, từ các buôn, bà con đã nườm nượp đổ ra. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ, cổ đeo vòng bạc….
Tập chép
Quả tim khỉ
- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.
Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.
Tập chép: Voi nhà
Con voi lúc lắc vòi ra hiệu điều gì đó, rồi đến trước mũi xe.
Tứ lo lắng:
- Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi!
Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.
Tập chép: Nghe Viết:
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa.
Tập chép(ba khổ thơ đầu): Bé nhìn biển
Nghỉ hè với bố
Bé ra biển chơi
Tưởng rằng biển nhỏ
Mà to bằng trời.
Như con sông lớn
Chỉ có một bờ
Bãi giằng với sóng
Chơi trò kéo co.
Phì phò như bễ
Biển mệt thở rung
Còng giơ gọng vó
Định khiêng sóng lừng.
Tập chép:
Vì sao cá không biết nói?
Việt đang say sưa ngắm bể cá cảnh, bỗng hỏi Lân:
- Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?
Lân đáp:
- Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?
Nghe viết chính tả
Sông Hương
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Tiết 10: Nghe Viết
Con Vện
Mỗi khi nó chạy
Cái đuôi cong lên,
Đuôi như bánh lái
Định hướng cho thuyền.
Rời nhà xa ngõ
Đuôi quắp dọc đường.
Đuôi buông ủ rũ
Là khi nó buồn.
Nhưng mà ngộ nhất
Là lúc nó vui:
Chẳng hề nhếch mép
Nó cười bằng... đuôi.
Chính tả nghe viết:
Kho báu
Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà.
Chính tả, Nghe viết: Cây dừa(8 dòng thơ đầu)
Cây dừa xanh toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
... TRẦN ĐĂNG KHOA
Chính tả lớp 2, tuần 29, tập chép
Những quả đào
Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi cháu một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng. Vân ăn xong, vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.
Chính tả lớp 2, tần 29 nghe viết: Hoa Phượng
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành.
Bà ơi! sao mà nhanh!
Phượng nở nghìn mắt lửa,
Cả dãy phố nhà mình,
Một trời hoa phượng đỏ.
Hay đêm qua không ngủ
Chị gió quạt cho cây
Hay mặt trời ủ lửa
Cho hoa bừng hôm nay?
LÊ HUY HÒA
Chính tả lớp 2, tuần 30, Nghe và viết: Ai ngoan sẽ được thưởng
Vào một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ đã chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.
- Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng, da Bác hồng hào.
Chính tả lớp 2, tuần 30: Cháu nhớ Bác Hồ
Đêm đêm cháu những bâng khuâng
Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.
THANH HẢI
Chính tả lớp 2, tuần 31, Nghe viết: Việt Nam có Bác
Lê Anh Xuân
Bác là non nước trời mây,
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn.
Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn,
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha.
Điệu lục bát, khúc dân ca,
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam.
Tập chép lớp 2, tuần 31: Nghe và Viết: Cây hoa bên lăng Bác
Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương thơm ngào ngạt.
Chính tả lớp 2, tuần 32 Nghe Viết:
Câu chuyện quả bầu
Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ – mú nhanh nhảu ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Tày, người Nùng, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê – đê, người Ba – na, người Kinh,… lần lượt ra theo.
Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.
Chính tả lớp 2 tuần 32: Tiếng chổi tre
Những đêm đông Khi cơn dông Vừa tắt Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông Quét rác... | Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe! TỐ HỮU |
Chính tả lớp 2, tuần 33, Nghe viết: Bóp nát quả cam
Thấy giặc âm mưu chiếm nước ta, Quốc Toản liều chết gặp vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết lo cho nước nên tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, lại căm giận lũ giặc, nên nghiến răng, xiết chặt bàn tay, làm nát quả cam quý.
? Những chữ cái nào trong bài chính tả viết hoa? vì sao?
Chính tả lớp 2, tuần 33: Nghe Viết Lượm
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
Chính tả lớp 2, tuần 34: Người làm đồ chơi
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng. Một bạn nhỏ đã lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng.
? Tìm tên riêng trong bài chính tả
Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân anh Hồ Giáo. Những con bê đực chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh. Những con bê cái thì rụt rè. Có con sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân lên như là đòi bế.
Chính tả lớp 2, tuần 35 Nghe Viết Hoa mai vàng (bài luyện tập tiết 10)
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng hoa mai to hơn một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời lên xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh mai xoè ra, mịn màng như lụa.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm).
- GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9).
II . Đọc hiểu: (7 điểm).
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG
An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”.
Ma-ri hào hứng:
- Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”.
An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức :
- Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được.
Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại:
- Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi.
An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói:
- Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần.
Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An-ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt:
- Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích!
Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên:
- Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo.
- Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne?
- Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!
Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh.
Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE.
(Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì?
A.Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp
B.Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng
C.Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la
Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi?
A.Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp
B.Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm
C.Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa.
Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp?
A.Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp
B.Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú
C.Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh
Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình?
A.Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình
B.Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt
C.Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
Điền vào chỗ trống:
a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x
Mùa …. Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng ….bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa…..đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì….trên trái đất lại vươn lên ánh…. mà sinh….. nảy nở với một …..mạnh không cùng.
(Theo Nguyễn Đình Thi)
b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc
Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia:
- Cuộc sống của chúng ta chán…… đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được…..lên khỏi giếng, nhưng khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng.
Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói:
- Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được…………lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp.
(Theo La Phông-ten)
II. Tập làm văn
Viết đoạn văn (2- 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau:
Xuân đến
Đỏ như ngọn lửa
Lá bàng nhẹ rơi
Bỗng choàng tỉnh giấc
Cành cây nhú chồi.
Dải lụa hồng phơi
Phù sa trên bãi
Cơn gió mê mải
Đưa hương đi chơi.
Thăm thẳm bầu trời
Bồng bềnh mây trắng
Cánh chim chở nắng
Bay vào mùa xuân.
Xem thêm: Giá Que Thử Thai Giá Bao Nhiêu Tiền ? Que Thử Thai Loại Nào Tốt Nhất?
(Nguyễn Trọng Hoàn)
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
Câu 1. B
Câu 2. A
Câu 3. C
Câu 4. A
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
a) xuân, xa, xuân, sống, sáng, sôi, sức
b) thật, nhấc, nhấc
II. Tập làm văn
Gợi ý: Chọn một trong các sự vật sau để tả bằng 2- 3 câu:
- Chiếc lá bàng đỏ như ngọn lửa đang rơi.
- Cành cây chợt tỉnh giấc nhú chồi.
- Phù sa như một dải lụa đang phơi trên bãi.
- Cơn gió mê mải thổi đem theo mùi hương.
- Bầu trời xanh thăm thẳm với những đám mây trắng bồng bềnh.
- Những cánh chim chở nắng bay giữa ngày xưa.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:
- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.
- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 41.
- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 84.
- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 95.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.
Một tiếng hô: “Bắn”.
Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)
A. Mười lăm tuổi
B. Mười sáu tuổi
C. Mười hai tuổi
D. Mười tám tuổi
Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)
A. Ở đảo Phú Quý
B. Ở đảo Trường Sa
C. Ở Côn Đảo
D. Ở Vũng Tàu
Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)
A. Bình tĩnh.
B. Bất khuất, kiên cường.
C. Vui vẻ cất cao giọng hát.
D. Buồn rầu, sợ hãi.
Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)
A. Trong lúc chị đi theo anh trai
B. Trong lúc chị đi ra bãi biển
C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.
D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.
Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)
A. Yêu đất nước, gan dạ
B. Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
C. Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù
D. Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù
Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)
A. Vào năm mười hai tuổi
B. Sáu đã theo anh trai
C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng
D. Sáu
Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)
A. Hồn nhiên
B. Hồn nhiên, vui tươi
C. Vui tươi, tin tưởng
D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng
Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)
……………………………………………………………………………………
Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu (1 điểm)
………………………………………………………………………………………
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Câu 1.(0,5đ) Ý C.
Câu 2.(0,5 đ) Ý C.
Câu 3.(0,5 đ) Ý B.
Câu 4. (0,5 đ) Ý D
Câu 5. (1 đ) Ý D
Câu 6. (1 đ) Ý D
Câu 7. (1đ) Ý B
Câu 8. Cánh đồng lúa rộng mênh mông. (1đ)
Câu 9. Chị Sáu// đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc.
Cô giáo // đang giảng bài. (1đ)
B. Kiểm tra Viết
I. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
II. Tập làm văn (8,0 điểm)
1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)
2. Thân bài: 4 điểm
+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.
+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.
+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.
3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.
4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.
5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.
6. Sáng tạo: 1 điểm.
Bài mẫu:
Mùa hè vừa rồi, trong chuyến đi du lịch Trung Quốc, em được một bạn tặng cho em một con rô-bốt rất đẹp. Con rô-bốt có hình một chú rắn.
Tuy nhiên trông nó chẳng hề dữ dằn chút nào, ngắm nhìn còn thấy dễ thương nữa chứ, bởi vì nhà sản xuất đã làm theo mô hình một chú rô-bốt nên em rất thích. Chú rô-bốt của em có màu xanh lá cây đậm, đầu chú khom khom về trước hình con rắn hổ mang. Một bên tay chú xoắn lại hình mũi khoan, cái sừng của chú màu vàng và nhẵn bóng, có thể xoay đi, xoay lại, cái đuôi dài của chú càng làm chú trở nên dũng mãnh hơn.
Khi nào rảnh rỗi, em lại cùng bạn hàng xóm chơi chung với chú rô-bốt của em. Rô-bốt của em không dùng pin, muốn chú cử động em phải dùng tay xoay các khớp để chú tạo ra các hình khác nhau. Sau khi chơi, em để ngay ngắn chú rô-bốt này trên chiếc tủ đựng đồ lưu niệm của gia đình, trên chiếc tủ đó có những sản phẩm do chính tay em tạo ra.
Khi chơi với chú rô-bốt em lại nhớ đến người bạn Trung Quốc của em. Dù không hiểu được tiếng nói của nhau nhưng chúng em vẫn chơi những trò chơi rất vui. Đúng là tình bạn đã vượt qua cả rào cản ngôn ngữ, chúng em đã là những người bạn của nhau.
Em cảm giác chú rô-bốt này đã là người bạn tri kỷ luôn ở bên em. Em rất yêu chú rô-bốt của em.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Giữa kì 2
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 27 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm.
- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.
II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Em hãy đọc thầm bài văn sau:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1:(0,5đ) Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
A. Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
D. Màu sắc của nước
Câu 2:(0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau?
A. Nước có hình chiếc cốc
B. Nước có hình cáibát
C. Nước có hình của vật chứa nó.
D. Nước có hình cái chai
Câu 3:(0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước?
A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó.
B. Nước có hình dáng nhất định.
C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí
D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí.
Câu 4:(0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt?
A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình.
B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác.
C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận.
D. Cả ba ý trên.
Câu 5:(1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.
Câu 6:(0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì?
A.Đánh dấu phần chú thích trong câu.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
D. Cả ba ý trên.
Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc..................à?
A. nhỏ xinh
B. xinh xinh
C. xinh tươi
D. xinh xắn
Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Bác Tủ Gỗ……………………………………
Câu 9:(1 điểm) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: “Nam học bài.”
- Câu hỏi:
- Câu khiến:
Câu 10:(1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì?
Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút:
GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau:
Hình dáng của nước
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích nhất.
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng: 3 điểm
Tiêu chí Điểm* Đọc đúng tiếng, đúng từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa- Đọc sai từ 2 - 3 tiếng, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ- Đọc sai từ 4 tiếng trở lên, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên | 0,5 Điểm0,25 Điểm0,25 Điểm |
* Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm của bài- Nhấn giọng chưa đúng ở các từ gợi tả gợi cảm của bài- Chưa biết nhấn giọng | 0,5 Điểm0,25 Điểm0,25 Điểm |
* Giọng đọc bước đầu có biểu cảm- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm | 0,5 Điểm0,25 Điểm0,25 Điểm |
* Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu- Đọc quá 1 phút- 2 phút- Đọc quá 2 phút | 0,5 Điểm0,25 Điểm0,25 Điểm |
* Trả lời đúng ý câu hỏi- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng- Trả lời sai hoặc không trả lời được | 1 Điểm0,5 Điểm0 Điểm |
II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Câu Đáp án Điểm1 | B | 0,5 |
2 | C | 0,5 |
3 | A | 0,5 |
4 | D | 0,5 |
6 | B | 0,5 |
7 | C | 0,5 |
Câu 5: (1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp.
Câu 8: (1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì?
Bác Tủ Gỗ giảng giải để các bạn hiểu về hình dạng của nước.
Hoặc: Bác Tủ Gỗ nói(phân tích) để các bạn hiểu về hình dạng của nước.
Câu 9: (1đ) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: Nam học bài.
- Câu hỏi: Nam học bài phải không?
- Câu khiến: Nam hãy học bài đi!
HS đặt câu đúng theo cách khác cho điểm tương đương.
Câu 10 : (1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ như thế nào?
Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình.
Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác con cần có thái độ bình tĩnh, tôn trọng ý kiến của người khác.
Hoặc: Cần có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận….
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: Bài " Hình dáng của nước" đoạn(Từ: Chai Nhựa gần đấy… hết)
- Tốc độ đạt yêu cầu: chữ viết rõ ràng; Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả: 1 điểm (Mắc lỗi chính tả trong bài như: Viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định: trừ 0,25 đ/ lỗi. Trong một bài viết, các lỗi giống nhau chỉ tính là một lỗi và trừ một lần điểm.)
II. Tập làm văn: (8 điểm) - 40 phút:
Mụclớn
mụccon
STT Điểm thành phần Mức điểm
1 | Mở bài | Giới thiệu cây định tả: Cây gì? trồng ở đâu? Cây đó có gì đặc biệt với em. | 1 điểm |
2 | Thân bài | - Miêu tả được các đặc điểm của một cây theo trình tự hợp lí, lô gic, câu văn có hình ảnh- Thể hiện rõ được sự gắn bó, cảm xúc tự nhiên với cây.- ích lợi của cây. | 4 điểm |
3 | Kết bài | Nêu cảm nghĩ về cây vừa tả, yêu mến, cách chăm sóc, bảo vệ… | 1 điểm |
4 | Chữ viết, chính tả | Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng | 0,5 điểm |
5 | Dùng từ, đặt câu | Từ, câu phù hợp, có hình ảnh | 0,5 điểm |
6 | Sáng tạo | - Bài viết có ý độc đáo- Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật. | 1 điểm |
Tùy từng mức độ của học sinh, GV cho điểm từ 8 -7,5 – 6 - 6,5 - 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 - 3,5 - 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5 |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm)
Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon
Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trong lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.
Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiếc hạm một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.
Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên kí một hòa ước lâu dài.
Theo Xuýp (Đỗ Đức Hiểu dịch)
Dựa vào nội dung câu chuyện trên, hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và thực hiện các câu còn lại theo yêu cầu:
Câu 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là ai?
A. Li-li-pút.
B. Gu-li-vơ.
C. Bli-phút.
D. Không có tên.
Câu 2. Vì sao trông thấy Gu-li-vơ quân địch “phát khiếp”?
A. Vì thấy người lạ.
B. Vì trông thấy Gu-li-vơ quá to lớn.
C. Vì thấy gu-li-vơ mang theo nhiều móc sắt lớn.
D. Vì thấy Gu-li-vơ chỉ có một mình.
Câu 3. Câu Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì?
Câu 4. Em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Gu-li-vơ qua câu chuyện trên.
Câu 5. Chọn từ cho sẵn trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
(mùa đông, trên đường phố, vì mãi chơi, nhờ bác lao công)
A. ................. , cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom cằn cỗi.
B. .................., xe cộ đi lại tấp nập.
C. ................. , Tuấn không làm bài tập.
D. ................. , sân trường lúc nào cũng sạch đẹp.
Câu 6. Tìm chủ ngữ của câu sau:
Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm.
A. Quan sát bằng ống nhòm.
B. Tôi.
C. Tôi thấy.
D. Tôi thấy địch.
Câu 7. Tìm vị ngữ của câu sau:
Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây.
II. Đọc thành tiếng (3 điểm)
HS bốc thăm, đọc 1 trong các bài sau và trả lời câu hỏi do GV yêu cầu.
1. Thắng biển (trang 76, sách Tiếng Việt 4, tập 2)
2. Đường đi Sa Pa (trang 102, sách Tiếng Việt 4, tập 2)
3. Ăng-co Vát (trang 123, sách Tiếng Việt 4, tập 2)
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (Nghe – viết):
Trăng lên
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần, rồi tắt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
Thạch Lam
II. Tập làm văn:
Đề: Em hãy tả một con vật mà em thích.
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng); ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu câu, các cụm từ.
- Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.
+ Đọc trong 1 phút: 2 điểm.
+ Đọc trên 1 phút: Tùy vào mức độ đọc của học sinh, giáo viên ghi điểm 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm; 0 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi giáo viên nêu: 1 điểm.
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm)
Câu 1: Ý B (0,5 điểm)
Câu 2: Ý B (1 điểm)
Câu 3: Kiểu câu kể: Ai làm gì?(1 điểm)
Câu 4: