Mẫu Biên Bản Bồi Thường Hàng Hóa Mới Nhất 2021, (Cập Nhật)

Em ơi cho anh hỏi: Mẫu biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường Nhà nước mới nhất? Tiến hành thương lượng việc bồi thường này do ai chịu trách nhiệm thực hiện? Đây là câu hỏi của anh Minh Tấn đến từ Đà Nẵng.
*
Nội dung chính

Mẫu biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường Nhà nước mới nhất?

Căn cứ theo Mẫu 08/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về Biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường Nhà nước như sau:

*

Tải mẫu biên bản kết quả thương lượng việc bồi thường Nhà nước mới nhất tại đây: tải về.

Bạn đang xem: Biên bản bồi thường hàng hóa

Hướng dẫn sử dụng Mẫu 08/BTNN:

(1) Trường hợp người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu bồi thường cư trú. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì địa điểm thương lượng là trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở của tổ chức đó. Trường hợp các bên thỏa thuận thì địa điểm theo sự thỏa thuận của các bên.

(2) Liệt kê các biên bản thương lượng (ghi rõ ngày, tháng, năm lập biên bản).

(3) Ghi tên cơ quan giải quyết bồi thường.

(4) Ghi họ tên người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.

(5) Mục này ghi thành phần tham gia buổi làm việc tại thời điểm lập biên bản.

(6) Ghi nhận lại nội dung của các biên bản thương lượng.

(7) Ghi rõ kết quả thương lượng giải quyết bồi thường: thương lượng thành hoặc thương lượng không thành những nội dung nào. Kết quả cuối cùng là thương lượng thành hay thương lượng không thành.

*

Tiến hành thương lượng việc bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)

Tiến hành thương lượng việc bồi thường Nhà nước do ai chịu trách nhiệm thực hiện?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường1. Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường.2. Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này.3. Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.4. Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan....

Theo đó, tiến hành thương lượng việc bồi thường Nhà nước do cơ quan giải quyết bồi thường chịu trách nhiệm thực hiện.

Thương lượng việc bồi thường Nhà nước được tiến hành khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:

Thương lượng việc bồi thường1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.Thời hạn thương lượng có thể được kéo dài theo thỏa thuận giữa người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường nhưng tối đa là 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này.2. Việc thương lượng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:a) Người yêu cầu bồi thường, cơ quan giải quyết bồi thường đều bình đẳng trong quá trình thương lượng;b) Bảo đảm dân chủ, tôn trọng ý kiến của các thành phần tham gia thương lượng;c) Nội dung thương lượng, kết quả thương lượng về các thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường phải phù hợp với quy định của Luật này....

Như vậy, thương lương việc bồi thường Nhà nước được tiến hành trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại do cơ quan giải quyết bồi thường chịu trách nhiệm thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành.

Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.

Những ai phải tham gia thương lượng việc bồi thường Nhà nước?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:

Thương lượng việc bồi thường...3. Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:a) Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;b) Người giải quyết bồi thường;c) Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này;d) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;đ) Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;e) Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng....

Theo đó, những người phải tham gia thương lương việc bồi thường Nhà nước gồm:

- Đại diện lãnh đạo cơ quan giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;

- Người giải quyết bồi thường;

- Người yêu cầu bồi thường; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (nếu có) của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này;

- Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;

- Đại diện Viện kiểm sát có thẩm quyền trong trường hợp vụ việc yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;

- Trường hợp cần thiết, cơ quan giải quyết bồi thường có thể mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cá nhân, tổ chức khác, yêu cầu người thi hành công vụ gây thiệt hại tham gia thương lượng.

Hiện nay chưa có quy định cụ thể nên chúng tôi sẽ đưa ra mẫu Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường để Quý bạn đọc tham khảo và sẽ có hướng dẫn chi tiết.


Khi có xảy ra tranh chấp, xô xát thì người dân Việt Nam chúng ta rất hạn chế khởi kiện hay để chính quyền can thiệp. Do đó thỏa thuận sẽ luôn là phương án được ưu tiên? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường.

Thỏa thuận bồi thường là gì?

Thỏa thuận bồi thường là một thoả thuận giữa hai bên, trong đó bên bồi thường cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền hoặc cung cấp một giá trị thay thế cho bên thứ hai nếu bên thứ hai gặp phải thiệt hại, tổn thất hoặc chi phí do bên bồi thường gây ra.

Thỏa thuận bồi thường thường được sử dụng trong các hợp đồng thương mại, bảo hiểm, hợp đồng xây dựng hoặc các tài sản có giá trị khác. Nó có thể được đưa vào hợp đồng để đảm bảo rằng các bên sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho các thiệt hại hoặc tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Xem thêm: " Đồng Phục Trường Nguyễn Thượng Hiền " Giá Tốt "Tháng 5, 2023"

Một số điểm quan trọng trong thỏa thuận bồi thường bao gồm:

– Phạm vi bồi thường: Thỏa thuận bồi thường nên xác định rõ các loại thiệt hại hoặc tổn thất mà bên bồi thường sẽ bồi thường cho bên thứ hai.

– Giá trị bồi thường: Thỏa thuận bồi thường nên xác định rõ giá trị bồi thường mà bên bồi thường sẽ cung cấp trong trường hợp thiệt hại hoặc tổn thất xảy ra.

– Thời hạn bồi thường: Thỏa thuận bồi thường nên xác định rõ thời hạn mà bên bồi thường sẽ cam kết bồi thường cho bên thứ hai.

– Trách nhiệm: Thỏa thuận bồi thường nên xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc đảm bảo rằng các thiệt hại hoặc tổn thất không xảy ra.

Thỏa thuận bồi thường là một phần quan trọng của các hợp đồng kinh doanh và được sử dụng để đảm bảo rằng các bên chịu trách nhiệm bồi thường cho các thiệt hại hoặc tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nó giúp đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quá trình thực hiện hợp đồng và giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia vào hợp đồng.

Biên bản thỏa thuận bồi thường là gì?

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường là gì? Biên bản thỏa thuận là sự ghi nhận lại những thỏa thuận giữa các bên về một vấn đề nào đó.

Biên bản thỏa thuận bồi thường là một tài liệu ghi lại các chi tiết và điều khoản của thỏa thuận bồi thường giữa hai bên. Nó được tạo ra để xác nhận và chứng minh rằng hai bên đã thống nhất về việc bồi thường cho thiệt hại hoặc tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc các hoạt động khác.

Các nội dung chính của biên bản thỏa thuận bồi thường bao gồm:


– Thông tin về hai bên, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại và thông tin liên lạc khác.

– Thông tin về thỏa thuận bồi thường, bao gồm mục đích và phạm vi của thỏa thuận, giá trị bồi thường, thời hạn bồi thường và các điều khoản khác có liên quan.

– Các điều khoản và điều kiện chi tiết liên quan đến thỏa thuận bồi thường, bao gồm quy định về giải quyết tranh chấp, bên nào chịu trách nhiệm bồi thường và thời gian và cách thực hiện bồi thường.

– Ngày ký kết và thông tin về người ký kết.

Biên bản thỏa thuận bồi thường có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:

– Trong các hợp đồng thương mại để xác định rõ việc bồi thường cho thiệt hại hoặc tổn thất có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

– Trong các hoạt động đầu tư để xác định rõ việc bồi thường cho các rủi ro đầu tư.

– Trong các hoạt động bảo hiểm để xác định rõ việc bồi thường cho các thiệt hại hoặc tổn thất có thể xảy ra trong quá trình bảo hiểm.

Tóm lại, biên bản thỏa thuận bồi thường là một tài liệu quan trọng để chứng minh và xác nhận việc thỏa thuận bồi thường giữa hai bên. Nó giúp đảm bảo sự minh bạch và đáng tin cậy trong việc thực hiện các hợp đồng kinh doanh và giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia vào hợp đồng.

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường gồm những nội dung gì?

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thường có các nội dung sau đây:

Phần đầu là Quốc hiệu tiêu ngữ;

Sau đó đến tên biên bản thỏa thuận bồi tường về việc gì đó;


Phần tiếp theo sẽ ghi ngày tháng lập biên bản, thông tin của bên bồi thường và bên nhận bồi thường;

Trình bày lại sự việc việc xảy ra là căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Phần nội dung thỏa thuận: phần này ghi rõ các nội dung mà các bên đã thỏa thuận với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại, số tiền bồi thường là bao nhiêu, phương thức bồi thường theo từng giai đoạn hay bồi thường một lần, thời hạn thực hiện trách nhiệm bồi thường,…

Các bên cũng thỏa thuận rõ các trách nhiệm nào có thể phát sinh sau khi đã thực hiện việc bồi thường, cam kết về số tiền bồi thường hay vât bồi thường.

Các bên ký tên.

*

Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường mới nhất

Hiện nay chưa có quy định cụ thể nên chúng tôi sẽ đưa ra mẫu Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường để Quý bạn đọc tham khảo và sẽ có hướng dẫn chi tiết.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THỎA THUẬN

(V/v bồi thường thiệt hại)

Hôm nay, ngày…..tháng…..năm……


Tại:…………………………………………………………………………………

Thành phần tham gia

Bên bồi thường (Bên A):

Họ và tên: …………………………………………………………………………..

Ngày sinh: ………………………………………………………………………….

Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/ Hộ chiếu: …………………………

Cấp ngày: …/…/… tại: ………………………………………………………….…

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………

Bên nhận bồi thường (Bên B):

Họ và tên: ……………………………………………………..

Ngày sinh: ………………………………………………………………….


Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu: ……………………………

Cấp ngày: …/…/… tại: ………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………

Nội dung sự việc

Ngày… tháng … năm …., bên A có nhận vận chuyển cho bên B một kiện hàng. Tuy nhiên trên đường vận chuyển do bất cẩn nên bên A đã đánh rơi kiện hàng này. Trước khi giao kiện hàng này, bên B đã cho bên A kiểm tra đơn hàng và các chứng từ hóa đơn kèm theo. Do kiện hàng này có giá trị lớn mà bên A cũng không thể mua lại được sản phẩm như vậy nên bên A đã đề nghị được bồi thường bằng tiền mặt và bằng đúng giá trị đơn hàng cho bên B.

Sau khi bàn bạc, thỏa thuận, hai bên thống nhất các điều khoản sau:

Điều 1: Giá trị bồi thường

Sau khi tính toán các chị phí hợp lý, 2 bên thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại như sau:

…………….. (Ghi chi tiết các khoản bồi thường)

(Bằng chữ:………………………………………………………………………..)

 Điều 2. Cam kết của các bên


Bên A cam kết hoàn toàn tự nguyện chi trả số tiền như trên cho Bên B, và số tiền chi trả cho Bên B là tài sản hợp pháp của Bên A.

Bên B cam kết đã nhận đủ số tiền bồi thường tổn thất vật chất, tinh thần của Bên A là …… và cam kết không không thắc mắc, khiếu kiện trách nhiệm Bên A ra cơ quan pháp luật.

Điều 3. Điều khoản chung

3.1. Bản thoản thuận này có hiệu lực từ ngày ký;

3.2. Bản thoản thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.

Bên A

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tải (download) Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường mới nhất


Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.