MẪU LOGO ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM " LOGO PNG VECTOR, SEARCH: ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM LOGO PNG VECTOR

Kinh tế Môi trường Xã hội Pháp luật Khoa học & Đời sống Văn hóa & Giải Trí Nghiên cứu & Trao đổi Nhịp cầu công lý
*

*

*

*

Tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam được xây dựng vào năm 1881 với chiều dài 71 km nối Sài Gòn với Mỹ Tho. Sau đó tuyến đường sắt xuyên Việt bắt đầu được khai thác vào năm 1936. Đến nay, mạng đường sắt đã có bước tiến vượt bậc về cả quy mô lẫn năng lực so với giai đoạn đầu, bao gồm 7 tuyến chính nối liền 35 tỉnh thành qua nhiều địa hình đặc biệt. Với hơn 130 năm khai thác, ĐSVN liên tục phát triển, hiện trở thành Tổng Công ty đường sắt Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu, khai thác và duy trì toàn bộ cơ sở hạ tầng của mạng đường sắt quốc gia. Giao thông vận tải đường sắt là một trong những ngành ra đời sớm và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Sự ra đời, phát triển của ngành ĐSVN gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp và quá trình đấu tranh, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Hơn một thế kỷ qua, không ngại gian khó, hiểm nguy của các thế hệ công nhân đường sắt, các tuyến đường ngày càng mở rộng khắp mọi miền Tổ quốc, tạo nên sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương. Ngành ĐSVN đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển cùng với cách mạng Việt Nam.. Đây là thời kỳ Đường sắt Việt Nam trở thành đường sắt của nhân dân, của cách mạng. Cán bộ, công nhân viên Đường sắt trở thành người chủ những con đường, con tàu, những công xưởng của mình. Nhưng do thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Đường sắt Việt Nam đứng lên kháng chiến cùng dân tộc. Không chỉ có vậy, với sự nghiệp kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng bộ Tổng Công ty ĐSVN đã vượt qua muôn vàn khó khăn, ngành Đường sắt đã khẳng định vai trò to lớn của vận tải đường sắt, thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ sớm thoát khỏi sa sút, đưa mọi hoạt động tiến lên xây dựng và phát triển đất nước.

Bạn đang xem: Logo đường sắt việt nam

Vận tải đường sắt có tính an toàn, hiệu quả kinh tế cao và thuận lợi đối với hành khách. Tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.726 km chạy qua 21 tỉnh, thành phố cùng nhiều địa danh nổi tiếng, khá lý tưởng để du khách gia tăng trải nghiệm cho chuyến đi của mình. Năm 2018, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet đã bình chọn đường sắt Bắc Nam của Việt Nam đứng đầu danh sách 8 hành trình du lịch tàu hỏa đáng trải nghiệm nhất thế giới. Năm 2019, hãng tin Sputnik của Nga cũng bầu chọn tuyến đường sắt này là một trong 10 tuyến đường sắt đẹp nhất thế giới. Theo Sputnik, bằng cách đi tàu Thống Nhất, du khách có thể khám phá Việt Nam qua các thành phố mang bề dày lịch sử cùng khung cảnh thơ mộng, đồng thời tận hưởng cảm giác thoải mái trong những toa giường nằm có điều hòa. Với những thành công bước đầu đạt được, người dân đã có thiện cảm hơn đối với ngành đường sắt. Chị Vân, hành khách vừa di chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội đã chia sẻ: “Tôi thường đi ­Hải Phòng bằng tàu hỏa. Tôi vốn là một người say xe ô tô nên chọn tàu là phương tiện chính. Càng ngày tôi càng cảm thấy chất lượng toa tàu tốt hơn, nhân viên phục vụ nhiệt tình và chu đáo. Bây giờ tôi và bạn bè của tôi đều chọn đi tàu hỏa, vừa thuận tiện vừa đảm bảo an toàn.”. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán nhu cầu di chuyển của người dân rất lớn, ĐSVN luôn có những hình thức hỗ trợ giúp đỡ bằng cách khuyến mãi giá vé cho học sinh, sinh viên và những người thuộc đối tượng chính sách.

Ngành Đường sắt đang phải “gồng mình” trước cuộc cạnh tranh không cân sức giữa các phương thức vận tải khác là đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa, hàng hải đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều này đã tạo nên khó khăn rất lớn cho sự phát triển của ngành Đường sắt. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng tập thể ngành đường sắt vẫn giữ được sự đoàn kết cao, luôn nỗ lực cùng nhau khắc phục khó khăn, từng bước tháo gỡ vướng mắc. Thiết nghĩ để phát triển ngành ĐSVN, cần phải có sự chung tay và nỗ lực của toàn ngành để phục vụ được tốt hơn việc di chuyển, tham quan, du lịch của người dân. Hy vọng rằng, với nhiều cải tiến, sáng tạo, cùng sự nỗ lực và quyết tâm đổi mới để phát triển, vận tải đường sắt sẽ thu được những kết quả tích cực, thu hút nhiều hành khách trở lại với phương tiện này.

Xem thêm: Lý Dịch Phong Dương Mịch - Phe Cánh Đứng Sau Lý Dịch Phong

Vận tải đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 4161 km bao gồm 2651 km đường chính tuyến và nối liền 34 tỉnh thành với nhau. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, logo vận tải đường sắt Việt Nam cũng thay đổi.

Tìm hiểu lịch sử về vận tải đường sắt Việt Nam

Tuy rằng được phát triển trễ hơn so với các loại phương tiện khác nhưng hệ thống vận tải đường sắt Việt Nam đã tự khẳng định vị thế của mình trong hành trình chinh phục vận chuyển hàng hóa nhiều nhất ở Việt Nam.

Vận tải đường sắt ra đời vào năm 1881 và tuyến đường sắt đầu tiên chính là đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho có khoảng cách dài 70km. Và tiếp theo đó, mạng lưới này được phát triển vượt bậc hơn trên khắp lãnh thổ Việt Nam theo công nghệ đường sắt của Pháp với khổ đường ray rộng hơn 1m.

*

Hình ảnh: đường sắt Việt Nam nối liền các tỉnh

Logo vận tải đường sắt Việt Nam

*

Hình ảnh: Logo đường sắt Việt Nam

Lấy màu xanh dương làm màu chủ đạo cho logo đường sắt Việt Nam, logo vận tải đường sắt Việt Nam đã khắc họa hình tượng con tàu sắc chạy dài và luôn hướng về phía trước. Và đằng sau đó là kí hiệu VNR (Tổng công ty đường sắt Việt Nam) thể hiện nên sự vững chắc của nhà nước ban hành. Hiện tại, với sự ra mắt logo đường sắt Việt Nam chính thống này sẽ giúp tránh được sự nhầm lẫn, hay giả mạo đối với các đường sắt khác.

Cũng theo quyết định này, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty vận tải đường sắt Việt Nam sẽ bao gồm có:

Hội đồng thành viên tham gia, Ban kiểm soát tình hình Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc cho công ty Các đơn vị thành viên

Có bao nhiêu tuyến đường sắt của hệ thống vận tải đường Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cty đường sắt Việt Nam, mạng lưới đường sắt hiện nay có tổng chiều dài 4161km, với 2651km đường tuyến chính, và bao gồm 5 tuyến đường sắt nối liền 34 tỉnh thành như sau:

Hà Nội – TP.HCM; Hải Phòng - Hà Nội (Ngược lại); Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Quán Triều (TP.Thái Nguyên); Hà Nội – Đồng Đăng (ngược lại).Kép (Bắc Giang) => Uông Bí => Hạ Long (Quảng Ninh) (ngược lại).Kép (Bắc Giang) => Lưu Xá (Thái Nguyên) (ngược lại).

Không những thế đường sắt Việt Nam còn nối liền với đường sắt qua tận Trung Quốc với hai hướng: Vân Nam (Trung Quốc) qua tỉnh Lào Cai và Quảng Tây (Trung Quốc) qua tỉnh Lạng Sơn.

Vai trò của vận tải đường sắt Việt Nam

Vai trò quan trọng của vận tải đường sắt Việt Nam này chính là khả năng kết nối giữa các phương tiện vận tải khác để hình thành nên hình thức vận tải đa dạng.

Loại phương tiện này giúp chuyên chở tốt nhất cho các nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, phục vụ để giao lưu giữa các địa phương và phục vụ cho quốc phòng.

Bên cạnh đó, nó cũng giúp ứng cứu cho các vùng bị lũ lụt, vận chuyển hành khách nội đô, và liên quốc gia thuận lợi, an toàn và cực hiệu quả.

*

Đường sắt Việt Nam tại ga tàu

Đặc biệt, ngành nghề kinh doanh chính của vận tải đường sắt Việt Nam bao gồm:

Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải các phương thức trong nước và liên vận quốc tế.Chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắc quốc gia.Bên cạnh đó, kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.Là một đại lý, và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Tư vấn cho khách hàng, đồng thời là khảo sát, thiết kế, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, đồng thời cung cấp các phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.

Tình trạng hiện tại của vận tải đường sắt Việt Nam

Hệ thống vận tải đường sắt Việt Nam sẽ đẩy mạnh vận tải hành khách ở các tuyến đường có lợi thế và cự ly trung bình như Hà Nội – Vinh, TP.HCM – Nha Trang để cạnh tranh với các phân khúc vận tải khác.

Ngoài ra, hệ thống vận tải đường sắt Việt Nam sẽ chú trọng và ưu tiên đầu tư tàu tốt nhất, bố trí giờ đẹp đối với các tuyến đường này để chú trọng vào hành khách đi du lịch.

*

Tàu hỏa được khai thác với các tuyến đường ngắn, cảnh đẹp dành cho du lịch

Thêm nữa, ngành đường sắt Việt Nam sẽ phối hợp với nhiều đơn vị ngoài ngành đóng mới nhiều toa xe mới hiện đại với cơ sở vật chất tốt, bền và chuyên nghiệp.

Cùng đó, đường sắt cũng đặt trọng tâm vào đổi mới cơ cấu công nghệ như: phần mềm bán vé tự động, bán vé hàng hóa qua website, đồng thời cũng theo dõi kết cấu hạ tầng; tái cơ cấu khoa học, công nghệ…

Với tất cả các cách thay đổi và làm mới toàn ngành sẽ giúp cho đường sắt Việt Nam được phát triển trở lại. Hi vọng với những thông tin trên của Vận Tải Lưu Lê có thể mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn khi tìm hiểu về đường sắt Việt Nam cũng như logo đường sắt Việt Nam chính thống là gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.