Một Số Quy Định Về Mức Xử Phạt Theo Bộ Luật Hình Sự Sửa Đổi Năm 2017 )

Một số điểm mới nổi bật của Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017


MỤC LỤC VĂN BẢN
In mục lục

QUỐC HỘI --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Luật số: 12/2017/QH14

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ SỐ100/2015/QH13

Căn cứ Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.

Bạn đang xem: Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số100/2015/QH13

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản1 Điều 3 như sau:

“d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảoquyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thànhkhẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơquan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyếtvụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản2 Điều 3 như sau:

“d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tíchcực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trongquá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủđộng ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

Điều 9. Phân loại tội phạm

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm choxã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm đượcphân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tínhchất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hìnhphạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cảitạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chấtvà mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức caonhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tínhchất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạtdo Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm cótính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất củakhung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện đượcphân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạmtội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạmđược quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 như sau:

“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịutrách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng,tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141,142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252,265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

Điều 14. Chuẩn bịphạm tội

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn côngcụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặcthành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhómtội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều299 của Bộ luật này.

2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại mộttrong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120,121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật nàythì phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bịphạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu tráchnhiệm hình sự.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

Điều 19. Không tốgiác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị,đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịutrách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luậtnày.

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con,cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu tráchnhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giáccác tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng.

3. Người không tố giác là người bào chữa khôngphải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợpkhông tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác làtội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị,đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việcbào chữa.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 51 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm s và điểmt khoản 1 Điều 51 như sau:

“s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hốicải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quancó trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụán;”;

b) Sửa đổi, bổ sung điểm x khoản1 Điều 51 như sau:

“x) Người phạm tội là người có công với cách mạnghoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.”.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 54 như sau:

“3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy địnhtại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặckhung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết địnhhình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạtkhác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bảnán.”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:

Điều 61. Khôngáp dụng thời hiệu thi hành bản án

Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối vớicác tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, khoản 3 và khoản 4 Điều 353, khoản3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.”.

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 66 như sau:

“1. Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạmnghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng màđã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tùvề tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điềukiện sau đây:

a) Phạm tội lần đầu;

b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

c) Có nơi cư trú rõ ràng;

d) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hìnhphạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí;

đ) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mứcphạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chungthân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.

Trường hợp người phạm tội là người có công vớicách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên,người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thờihạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã đượcgiảm xuống tù có thời hạn;

e) Không thuộc một trong các trường hợp phạm tộiquy định tại khoản 2 Điều này.

2. Không áp dụng quy định của Điều này đối vớingười bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người bị kết án về một trong các tội quy địnhtại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 nămtù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật này do cố ýhoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tạicác điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này;

b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộctrường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.”.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau:

Điều 71. Xóa ántích theo quyết định của Tòa án

1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án đượcáp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương
XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối vớingười bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấphành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy địnhtại khoản 2 Điều này.

2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việcxóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thờigian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung,các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mớitrong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạtcải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05năm;

c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên05 năm đến 15 năm;

d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp ngườibị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cưtrú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thờihạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóaán tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu,thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bịbác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới đượcxin xóa án tích.”.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 76 như sau:

Điều 76. Phạmvi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mạiphải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188,189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217,225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và324 của Bộ luật này.”.

12. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 84 như sau:

“d) Tích cực hợp tác vớicơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giảiquyết vụ án;”.

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 86 như sau:

“1. Đối với hình phạtchính:

a) Nếu các hình phạtđã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạtchung. Hình phạt tiền không tổng hợp với các hình phạt khác;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt độngcó thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực hoặc hình phạtđã tuyên cùng là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực thì hình phạtchung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong lĩnh vực đó;

c) Nếu các hình phạtđã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong cùng lĩnh vực thì được tổng hợpthành hình phạt chung nhưng không vượt quá 04 năm;

d) Nếu trong số cáchình phạt đã tuyên có hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thuộc trường hợpquy định tại khoản 2 Điều 79 của Bộ luật này thì hình phạt chung là đình chỉ hoạtđộng vĩnh viễn đối với toàn bộ hoạt động;

đ) Nếu các hình phạtđã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các lĩnh vực khác nhau hoặcđình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt độngcó thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau thìkhông tổng hợp.”.

14. Sửađổi, bổ sung khoản 2 Điều 91 nhưsau:

“2. Người dưới18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tìnhtiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trườnghợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn tráchnhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chươngnày:

a) Người từ đủ 16tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừtội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của
Bộ luật này;

b) Người từ đủ 14tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144,150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

c) Người dưới 18 tuổilà người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.”.

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93 như sau:

“1. Khiển tráchđược áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong cáctrường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quảgây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:

a) Người từ đủ 16tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợpquy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;

b) Người dưới 18 tuổilà người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.”.

16. Sửa đổi, bổ sung Điều 94 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều94 như sau:

“1. Hòa giải tạicộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 16tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêmtrọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;

b) Người từ đủ 14 tuổiđến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm bkhoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.”;

b) Bổ sung khoản 4 vào
Điều 94 như sau:

“4. Tùy từng trường hợpcụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực hiệnnghĩa vụ bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và nghĩa vụquy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này từ 03 tháng đến01 năm.”.

17. Sửa đổi, bổ sung Điều 95 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 95 như sau:

“1. Cơ quan điều tra,Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thịtrấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trongcác trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 16tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêmtrọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;

b) Người từ đủ 14tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy địnhtại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 95 như sau:

“3. Nếu người đượcgiáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn và có nhiềutiến bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao trách nhiệm giámsát, giáo dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thờihạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”.

18. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 100 như sau:

“1. Hình phạt cảitạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng,phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạmtội rất nghiêm trọng.”.

19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107 như sau:

“2. Người từ đủ 16 tuổiđến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hìnhphạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thihành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sauđây:

a) 06 tháng trong trườnghợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưngđược hưởng án treo;

b) 01 năm trong trườnghợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 02 năm trong trườnghợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 03 năm trong trườnghợp bị phạt tù trên 15 năm.”.

20. Sửa đổi, bổ sung Điều 112 như sau:

Điều 112. Tội bạoloạn

Người nào hoạt động vũtrang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức,cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, ngườihoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

2. Người đồng phạmkhác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

3. Người chuẩn bị phạmtội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”.

21. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 113 như sau:

“1. Người nào nhằm chốngchính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc ngườikhác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Thành lập, tham giatổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;

b) Cưỡng ép, lôi kéo,tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phầntử khủng bố;

c) Xâm phạm tự do thânthể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tàisản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

d) Tấn công, xâm hại,cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiệnđiện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Phạm tội trong trườnghợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặccó hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bịphạt tù từ 05 năm đến 10 năm.”.

22. Sửa đổi, bổ sung Điều 134 như sau:

Điều 134. Tội cố ýgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơthể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây,thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệunổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểmhoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác khôngcó khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà,cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ,quyền hạn;

g) Trong thời gianđang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biệnpháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lývi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡnghoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gâytổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đangthi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến60%;

b) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗingười từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trởlên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểmk khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên,nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗingười từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểmk khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗingười từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểmtừ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làmbiến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗingười 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lênnhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm kkhoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗingười từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểmtừ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chungthân:

a) Làm chết 02 ngườitrở lên;

b) Gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗingười 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từđiểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bịvũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặcthành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạttù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

23. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 141 như sau:

“1. Người nào dùng vũlực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạnnhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục kháctrái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Xem thêm: Trường Đại Học Phí Đại Học Công Lập Thu Học Phí Mức Nào? Đại Học Công Lập Thu Học Phí Mức Nào

2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người màngười phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp mộtngười;

d) Phạm tội 02 lần trởlên;

đ) Đối với 02 người trởlên;

e) Có tính chất loạnluân;

g) Làm nạn nhân cóthai;

h) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chungthân:

a) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm
HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chếthoặc tự sát.”.

24. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 142 như sau:

“2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạnluân;

b) Làm nạn nhân cóthai;

c) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Đối với người màngười phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Phạm tội 02 lần trởlên;

e) Đối với 02 người trởlên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tửhình:

a) Có tổ chức;

b) Nhiều người hiếp mộtngười;

c) Đối với người dưới10 tuổi;

d) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Biết mình bị nhiễm
HIV mà vẫn phạm tội;

e) Làm nạn nhân chếthoặc tự sát.”.

25. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 143 như sau:

“2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Nhiều người cưỡngdâm một người;

b) Phạm tội 02 lần trởlên;

c) Đối với 02 người trởlên;

d) Có tính chất loạnluân;

đ) Làm nạn nhân cóthai;

e) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

a) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm
HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chếthoặc tự sát.”.

26. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 144 như sau:

“2. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất loạnluân;

b) Làm nạn nhân cóthai;

c) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Phạm tội 02 lần trởlên;

đ) Đối với 02 người trởlên;

e) Tái phạm nguyhiểm.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chungthân:

a) Nhiều người cưỡngdâm một người;

b) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Biết mình bị nhiễm
HIV mà vẫn phạm tội;

d) Làm nạn nhân chếthoặc tự sát.”.

27. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 150 như sau:

“1. Người nào dùng vũlực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong cáchành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếpnhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếpnhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạnnhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển,chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoảnnày.

2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tạiđiểm b khoản 3 Điều này;

d) Đưa nạn nhân ra khỏibiên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Đối với từ 02 ngườiđến 05 người;

e) Phạm tội 02 lần trởlên.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyênnghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơthể của nạn nhân;

c) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chếthoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trởlên;

e) Tái phạm nguy hiểm.”.

28. Sửa đổi, bổ sung Điều 151 như sau:

Điều 151. Tộimua bán người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiệnmột trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếpnhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác,trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếpnhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơthể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển,chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểmb khoản này.

2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Lợi dụng chức vụ,quyền hạn;

b) Lợi dụng hoạt độngcho, nhận con nuôi để phạm tội;

c) Đối với từ 02 ngườiđến 05 người;

d) Đối với người màmình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏibiên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Phạm tội 02 lần trởlên;

g) Vì động cơ đê hèn;

h) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tạiđiểm d khoản 3 Điều này.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chungthân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyênnghiệp;

c) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Đã lấy bộ phận cơthể của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chếthoặc tự sát;

e) Đối với 06 người trởlên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tộicòn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế,cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.

29. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 153 như sau:

“2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ,quyền hạn, nghề nghiệp;

c) Đối với người màmình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Đối với từ 02 ngườiđến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trởlên;

e) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất chuyênnghiệp;

b) Đối với 06 người trởlên;

c) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còncó thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chứcvụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

30. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 157 như sau:

“1. Người nào bắt, giữhoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 nămhoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ,quyền hạn;

c) Đối với người đangthi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lầntrở lên;

đ) Đối với 02 ngườitrở lên;

e) Đối với người dưới18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khảnăng tự vệ;

g) Làm cho người bị bắt,giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

h) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt,giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộcmột trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bịbắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặctrừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ,giam;

c) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt,giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.”.

31. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 158 như sau:

“1. Người nào thựchiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Khám xét tráipháp luật chỗ ở của người khác;

b) Đuổi trái pháp luậtngười khác ra khỏi chỗ ở của họ;

c) Chiếm giữ chỗ ởhoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợppháp vào chỗ ở của họ;

d) Xâm nhập trái pháp luậtchỗ ở của người khác.”.

32. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 162 như sau:

“1. Người nào vì vụ lợihoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quảnghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cảitạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Ra quyết định buộcthôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

b) Sa thải trái phápluật đối với người lao động;

c) Cưỡng ép, đe dọabuộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với 02 ngườitrở lên;

b) Đối với phụ nữmà biết là có thai;

c) Đối với người đangnuôi con dưới 12 tháng tuổi;

d) Làm người bịbuộc thôi việc, người bị sa thải tự sát;

đ) Gây hậu quả rấtnghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.”.

33. Sửa đổi, bổ sung cáckhoản 2, 3 và 4 Điều 169 như sau:

“2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyênnghiệp;

c) Dùng vũ khí, phươngtiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

d) Đối với người dưới16 tuổi;

đ) Đối với 02 người trởlên;

e) Chiếm đoạt tài sảntrị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

g) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

h) Gây ảnh hưởng xấu đếnan ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

a) Chiếm đoạt tài sảntrị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

4. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chungthân:

a) Chiếm đoạt tài sảntrị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Làm chết người;

c) Gây thương tích,gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân màtỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.”.

34. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 173 như sau:

“1. Người nào trộm cắptài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặcdưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảitạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạmhành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tộinày hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172,174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đếnan ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phươngtiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật,cổ vật.

2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyênnghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sảntrị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảoquyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩuthoát;

e) Tài sản là bảo vậtquốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sauđây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sảntrị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai,dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sauđây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sảntrị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnhchiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”.

35. Sửa đổi, bổ sung Điều 175 như sau:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạttài sản

1. Người nào thực hiệnmột trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xửphạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tộinày hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172,173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tàisản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạtcải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tàisản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồngrồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thờihạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tàisản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồngvà đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trảlại tài sản.

2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyênnghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sảntrị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ,quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảoquyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đếnan ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạttài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạttài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còncó thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chứcvụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịchthu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.

36. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 178 như sau:

“1. Người nào hủy hoạihoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợpsau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạokhông giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạmhành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tộinày, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đếnan ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phươngtiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật,cổ vật.

2. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại chotài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vậtquốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểmvề cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạmkhác;

e) Vì lý do công vụ củangười bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệthại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bịphạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệthại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến20 năm.”.

37. Sửa đổi, bổ sung Điều 186 như sau:

Điều 186. Tội từchối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụcấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người màmình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốntránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguyhiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trongcác hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợpquy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo khônggiam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

38. Sửa đổi, bổ sung Điều 188 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 188 như sau:

“1. Người nào buôn bánqua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luậthàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồngđến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong cáctrường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặcphạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạmhành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189,190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về mộttrong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là divật, cổ vật.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 188 như sau:

“6. Pháp nhân thương mạiphạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành viquy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khíquý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trịgiá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoạitệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồngnhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tạimột trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luậtnày hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn viphạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điềunày, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trườnghợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trườnghợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trườnghợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mạicòn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinhdoanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ01 năm đến 03 năm.”.

39. Sửa đổi, bổ sung Điều 189 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 189 như sau:

“1. Người nào vận chuyểnqua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luậthàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồngđến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong cáctrường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạmhành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188,190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về mộttrong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là divật, cổ vật.”;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 189 như sau:

“3. Phạm tội trong trườnghợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.”;

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 189 như sau:

“5. Pháp nhân thương mạiphạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành viquy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khíquý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trịgiá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoạitệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồngnhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tạimột trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luậtnày hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn viphạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này,thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trườnghợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trườnghợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mạicòn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinhdoanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ01 năm đến 03 năm.”.

40. Sửa đổi, bổ sung Điều 190 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sungcác khoản 1, 2 và 3 Điều 190 như sau:

“1. Người nào thực hiệnmột trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luậtnày, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ01 năm đến 05 năm:

a) Sản xuất, buôn bánthuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b) Buôn bán thuốc láđiếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c) Sản xuất, buôn bánpháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

d) Sản xuất, buôn bánhàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Sản xuất, buôn bánhàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e) Sản xuất, buôn bánhàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xửphạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tạimột trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luậtnày hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn viphạm.

2. Phạm tội thuộc một trongcác trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ,quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩacơ quan, tổ chức;

d) Có tính chất chuyênnghiệp;

đ) Thuốc bảo vệ thực vậtmà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;

e) Thuốc lá điếu nhậplậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;

g) Pháo nổ từ 40kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

h) Hàng hóa khác mà
Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồngđến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới500.000.000 đồng;

i) Hàng hóa chưa đượcphép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồngđến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới700.000.000 đồng;

k) Buôn bán qua biêngiới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;

l) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Thuốc bảo vệ thực vậtmà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc300 lít trở lên;

b) Thuốc lá điếu nhậplậu 4.500 bao trở lên;

c) Pháo nổ 120 kilôgamtrở lên;

d) Hàng hóa khác mà
Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trởlên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa chưa đượcphép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trởlên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.”;

b) Sửa đổi, bổ sungcác điểm a, b và c khoản 5 Điều 190 như sau:

“a) Phạm tội thuộctrường hợp quy định tại khoản 1 Điều này,thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trườnghợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03năm;”.

41. Sửa đổi, bổ sung Điều 191 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sungcác khoản 1, 2 và 3 Điều 191 như sau:

“1. Người nào tàng trữ,vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trườnghợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304,305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thuốc bảo vệ thực vậtmà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b) Thuốc lá điếu nhậplậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c) Pháo nổ từ 06kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

d) Hàng hóa khác mà
Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồngđến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới200.000.000 đồng;

đ) Hàng hóa chưa đượcphép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồngđến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới300.000.000 đồng;

e) Hàng hóa dưới mứcquy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạmhành chính về một trong các hà

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.