Bệnh về da là gì?
Da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể có nhiều chức năng như bao phủ và bảo vệ bằng những cách sau:
Giữ dịch và ngăn chặn sự mất nước.Tiếp nhận cảm giác như nhiệt độ hoặc đau.Bảo vệ khỏi vi khuẩn, virus và những tác nhân nhiễm trùng khác.Ổn định nhiệt độ cơ thể.Tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.Bạn đang xem: Các bệnh da liễu thường gặp
Các bệnh về da bao gồm tất cả các tình trạng gây ra tắc nghẽn, kích ứng hoặc nhiễm trùng da. Thông thường, các bệnh về da gây ra tình trạng phát ban hoặc những thay đổi khác trên da.
Các loại bệnh về da phổ biến.
Các bệnh về da đa số là bệnh nhẹ nhưng một số khác có thể gây ra những triệu chứng nặng. Những bệnh da phổ biến nhất bao gồm:
Trứng cá, sự tắc nghẽn sẽ dẫn tới gia tăng dầu nhờn, vi khuẩn và tế bào chết trong lỗ chân lông.Rụng tóc từng mảng, mất tóc từng mảng nhỏ.Viêm da cơ địa (chàm), da khô và ngứa gây ra sưng, nứt hoặc bong vảy.Vảy nến, da bong vảy có thể sưng hoặc cảm giác nóng.Hiện tượng Raynaud, lưu lượng máu đến ngón tay, ngón chân hoặc phần khác của cơ thể giảm gây ra tê hoặc thay đổi màu sắc da.Trứng cá đỏ, da đỏ, dày và nổi mụn thường xuất hiện trên mặt.Ung thư da, tình trạng phát triển không kiểm soát của những tế bào da bất thường.Bạch biến, mảng da bị mất sắc tố.
Các bệnh da hiếm gặp
Các bệnh da hiếm gặp thường do di truyền, bao gồm:
Sẩn ngứa do ánh sáng (actinic prurigo), phát ban sẩn ngứa sau khi tiếp xúc với ánh sáng.Sạm da do bạc ( argyria), thay đổi màu sắc da do tích tụ bạc trong cơ thể.Bệnh mồ hôi màu (chromhidrosis)Ly thượng bì bóng nước (Epidermolysis bullosa), một bệnh mô liên kết khiến các liên kết da bị gãy vỡ gây hình thành bóng nước và rách da.Bệnh da vảy cá (harlequin ichthyosis), những mảng da dày và cứng từ lúc sinh ra.Bệnh da vảy cá dạng lá (lamellar ichthyosis), lớp da như sáp bong ra trong tuần đầu tiên sau sinh để lộ làn da đỏ, tróc vảy.Hoại tử mỡ (Necrobiosis lipoidica), sang thương vùng cẳng chân có thể gây loét.Triệu chứng và nguyên nhân
Nguyên nhân của các bệnh về da là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh về da như các yếu tố liên quan lối sống và các bệnh nền cũng có thể ảnh hưởng đến da. Những nguyên nhân phổ biến nhất của các bệnh về da bao gồm:
Ứ đọng vị khuẩn trong lỗ chân lông hoặc nang tóc.Tình trạng bệnh lý thuộc tuyến giáp, thận hoặc hệ miễn dịch.Tiếp xúc với yếu tố thúc đẩy bệnh từ môi trường, chẳng hạn như dị ứng nguyên.Di truyền.Nấm hoặc kí sinh trùng trong da.Các loại thuốc, chẳng hạn các thuốc điều trị bệnh viêm ruột.Virus.Tiểu đường.Nắng.Các triệu chứng của các bệnh về da là gì?
Các triệu chứng khác nhau đáng kể phụ thuộc vào từng loại bệnh. Những thay đổi trên da không phải luôn luôn được gây ra do các bệnh về da. Ví dụ, chân có thể nổi bóng nước nếu mang một đôi giày không vừa vặn. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi trên da mà không ghi nhận được nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh khác trong cơ thể.
Các bệnh về da thường gây ra các triệu chứng sau:
Thay đổi màu sắc một mảng da.Khô da.Vết thương hở hoặc loét.Lột, bong da.Phát ban có thể kèm ngứa hoặc đau.Các nốt mụn đỏ, trắng hoặc chứa đầy mủ.Da thô ráp hoặc bong vảy.Xét nghiệm và chẩn đoán
Cách chẩn đoán các bệnh về da
Thông thường, các bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh về da bằng việc thăm khám lâm sàng bằng mắt. Nếu việc thăm khám không thể cũng cấp đầy đủ thông tin để chẩn đoán thì các xét nghiệm hỗ trợ có thể được đề nghị:
Sinh thiết, bác sĩ lấy một mảnh da nhỏ để kiểm tra dưới kinh hiển vi.Cấy vi khuẩn, sử dụng một mẫu da để kiểm tra vi khuẩn, nấm hoặc virus.Test áp da, thoa một lượng nhỏ chất cần kiểm tra lên da để kiểm tra phản ứng dị ứng.Kiểm tra bằng ánh sáng đèn Wood (ánh sáng đen), sử dụng tia UV để quan sát sắc tố trên da rõ ràng hơn.Kiểm tra bằng phiến kính, nhấn một phiến kính lên một vùng da và quan sát sự đổi màu của da.Dermoscopy, sử dụng một thiết bị cầm tay có tên là dermoscopy để chẩn đoán những tổn thương da.Tzanck test, kiểm tra dịch trong mụn nước tìm herpes simplex hoặc herpes zoster.Quản lý và điều trị
Các phương pháp điều trị các bệnh về da
Các bệnh về da thường đáp ứng tốt với điều trị, phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ điều trị và những phương pháp điều trị như:
Kháng sinh.Kháng histamine.Laser bề mặt.Thuốc thoa, thuốc mỡ hoặc gel.Dưỡng ẩm.Thuốc uống.Corticoid uống, thoa hoặc chích.Phẫu thuật.Xem thêm: Review Các Sản Phẩm Olay Regenerist Có Tác Dụng Gì ? Dùng Cho Da Gì
Việc thay đổi lối sống cũng có thể giúp làm giảm triệu chứng các bệnh về da:
Tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm như đường hoặc sữa nếu bác sĩ yêu cầu.Quản lý stress.Giữ vệ sinh tốt, chăm sóc da đúng cách.Tránh sử dụng quá nhiều rượu và thuốc lá.Phòng tránh
Những tình trạng cơ thể khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về da.
Một số vấn đề sức khoẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da như:
Tiểu đường: bệnh nhân tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc lành vết thương, đặc biệt ở hai chân.Bệnh viêm ruột: một số thuốc điều trị bệnh viên ruột có thể gây ra các vấn đề về da chẳng hạn như bạch biến hoặc chàm.Lupus: đây là một bệnh mãn tính có thể gây ra tình trạng viêm và các vấn đề trên da chẳng hạn như phát ban, loét hoặc những mảng da bong vảy.Sự thay đổi của da cũng có thể do thai kỳ, căng thẳng hoặc sự thay đổi hóc môn. Ví dụ, nám là một vấn đề về da phổ biến thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Rụng tóc từng mảng, trứng cá, hiện tượng Raynaud hoặc trứng cá đỏ sẽ tệ hơn khi bạn căng thẳng.
Làm thế nào để phòng ngừa những bệnh về da?
Một vài bệnh về da không thể phòng ngừa. Ví dụ, không có cách nào có thể thay đổi gen của một người hoặc phòng ngừa một bệnh tự miễn.
Tuy nhiên các bệnh nhiễm trùng da hoặc bệnh lây truyền thì có thể phòng tránh được. Các bước để phòng tránh hoặc làm giảm triệu chứng của những bệnh da lây nhiễm bao gồm:
Tránh sử dụng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân hoặc mĩ phẩm.Khử trùng các vật dụng sử dụng ở nơi công cộng chẳng hạn như dụng cụ tập gym.Uống nhiều nước hoặc ăn đầy đủ dinh dưỡng.Hạn chế tiếp xúc với chất kích ứng hoặc hoá chất mạnhNgủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.Sử dụng dụng cụ chống nắng để phòng ngừa bỏng nắng hoặc các tổn thương khác do nắng.Rửa tay thường xuyên với xà bông và nước.
Tiên lượng
Các bệnh về da có thường tái phát sau khi điều trị không?
Một trong số các bệnh về da là mạn tính, kéo dài. Việc điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, nhưng có thể vẫn cần phải duy trì sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để giữ triệu chứng ở mức tối thiểu.
Một số bệnh về da có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Hoặc có các khoảng thời gian thuyên giảm bệnh (nhiều tháng hoặc nhiều năm không có triệu chứng).
-- BS Phan Vũ Lam Phương --
Giới thiệu Đơn vị
Da liễu - Thẩm mỹ da
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da
Bệnh viện Nguyễn Tri Phươngđược triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn caolà các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từBộ môn Da liễu -Đại học Y Dược TPHCM&Bệnh viện Nguyễn Tri Phươngcó kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Nốt ruồi xuất hiện là kết quả của sự tăng sinh của các tế bào sắc tố melanin. Hầu hết mọi người đều có nốt ruồi và sẽ nổi thêm những nốt mới vào một thời điểm nào đó. Tình trạng nốt ruồi không có triệu chứng, nhưng bạn nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện nếu có bất thường nào về kích thước hoặc màu sắc của nốt ruồi.
Các nốt ruồi bất thường có thể dẫn đến ung thư hắc tố. Đây là một trong các bệnh về da nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng.
3. Bệnh rosacea
Bệnh rosacea hay chứng đỏ mặt là một bệnh ngoài da phổ biến đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng đỏ, mụn đỏ hay mụn mủ trên da. Bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán, lâu ngày da sẽ trở nên đỏ nhiều hơn và các mạch máu cũng có thể nhìn thấy rõ hơn.
4. Bệnh lupus
Bệnh lupus hay lupus ban đỏ hệ thống là một dạng rối loạn phức tạp tấn công hệ miễn dịch, gây viêm và đau. Lupus ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể với các triệu chứng trên da sẽ như một bệnh da liễu. Bạn có thể thấy sự xuất hiện của các mảng đỏ trên da như da bị cháy nắng trên mũi hay má.
Các triệu chứng đi kèm bệnh thường là đau đầu, sốt, mệt mỏi, sưng, viêm hay đau nhức cơ. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống không thể trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng. Mục đích là nhằm giảm thiểu triệu chứng và hạn chế các tổn thương nội tạng trở nên nặng hơn.
5. Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là một bệnh da liễu xuất hiện khi các tế bào miễn dịch lympho nhận nhầm da là một cơ quan ngoại lai cần đào thải. Vùng da bị dị ứng thường có vảy và rất ngứa, kích thước và mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng sẽ khác nhau tùy trường hợp.
Bệnh thường bùng phát do những vết thương nhỏ khi bạn bị stress, nhiễm trùng hay tiếp xúc với khí hậu lạnh và khô. Tình trạng béo phì hoặc mắc phải những bệnh tự miễn khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến. Trong nhiều trường hợp, bệnh vảy nến có thể xuất hiện mà không có lý do rõ ràng.
6. Bệnh chàm
Các bệnh về da này gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mặc dù bệnh vẫn có thể tiếp tục ở tuổi trưởng thành. Các triệu chứng của bệnh chàm thường là phát ban ở mặt, da đầu, sau khuỷu tay, trên cổ, cổ tay, mắt cá chân… Chỗ phát ban sẽ trở nên rất ngứa, có thể thay đổi màu sắc và dày lên hơn.
Nguyên nhân gây chàm có thể xuất phát từ gen (trong gia đình) và các yếu tố môi trường. Da cũng sẽ bị đỏ và có cảm giác như bị châm chích khi tiếp xúc với sợi len hoặc sợi nhân tạo, xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm, khói bụi, thuốc lá,…
7. Bệnh bạch biến

Bệnh da liễu này là tình trạng da xuất hiện các mảng trắng, nhất là ở những khu vực da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là kết quả của sự biến mất một loại tế bào ở da được gọi là manocytes có chức năng sản sinh ra melanin – sắc tố quyết định màu da.
Bệnh bạch biến không phải là bệnh ung thư và không gây truyền nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình.
Các bệnh về da tạm thời
Các bệnh về da có thể chỉ là tình trạng tạm thời, thường sẽ biến mất khi bạn loại bỏ các tác nhân gây ra bệnh.
1. Da nổi mụn
Mụn có thể xem là một bệnh ngoài da tạm thời phổ biến mà hầu như ai cũng phải trải qua ở một thời điểm nào đó trong đời. Một số dạng mụn thường gặp là:
Mụn đỏ Mụn mủ Mụn bọcNguyên nhân gây mụn có thể xuất phát từ bên trong (thường là do rối loạn nội tiết tố) hoặc các yếu tố bên ngoài như khói bụi, trang điểm gây bít tắc lỗ chân lông, dị ứng,…
2. Da nổi mề đay

Bệnh da liễu này là một dạng phát ban do dị ứng. Mề đay có thể nổi một phần hoặc toàn thân và rất ngứa. Bệnh có thể nhẹ và tự hết khi ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, khi dị ứng lặp lại, tình trạng phát ban toàn thân có thể trở nặng kèm theo các triệu chứng khác như khó thở hay thậm chí là sốc phản vệ.
3. Mụn cóc trên da
Mụn cóc thường gặp khi mụn phát triển trên da gây ra bởi virus HPV khiến các tế bào trên lớp ngoài của da phát triển nhanh chóng. Mụn cóc là bệnh truyền nhiễm nên virus gây mụn cóc có thể truyền sang người khác khi tiếp xúc với hạt mụn cóc hoặc sử dụng chung đồ vật như khăn tắm, quần áo…
Bạn có thể thấy mụn cóc xuất hiện ở tay, chân và các khớp ngón tay, ngón chân có màu trùng với màu da, nhưng đôi khi mụn cóc cũng có màu đen, nâu hoặc xám đen phẳng mịn trên bề mặt da.
4. Bệnh nấm móng

Nấm móng là tình trạng mà móng tay hoặc móng chân xuất hiện những đốm màu trắng hoặc màu vàng, đồng thời cũng khiến móng tay giòn dễ gãy, dễ bong tróc kèm theo nứt nẻ. Nguyên nhân gây bệnh thường là do một loại nấm tên dermatophytes, dễ lây truyền ở những nơi như hồ bơi, phòng thay đồ công cộng,…
Bất cứ ai cũng có thể trải qua tình trạng nấm móng nhưng bệnh sẽ dễ tấn công những người mắc bệnh tiểu đường, hay những người mắc các vấn đề về tuần hoàn và hệ thống miễn dịch. Những ai thường đổ mồ hôi nhiều hay phải thường xuyết tiếp xúc với nơi ẩm ướt cũng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
5. Lở miệng – Bệnh da liễu thường gặp
Bệnh lở miệng do nhiễm virus Herpes Simplex loại 1 gây ra và tồn tại trong cơ thể bạn một thời gian dài. Khi gặp những điều kiện khiến bạn bị giảm sức đề kháng, virus sẽ làm xuất hiện các triệu chứng bệnh
Sau một vài ngày, bạn sẽ thấy một vết phồng rộp nhỏ, cứng và gây đau nhức. Thông thường vết phồng sẽ xuất hiện quanh miệng, nhưng đôi khi cũng có thể nằm trên mũi hoặc hai bên má. Một vài nốt phồng có thể gộp vào nhau, trở nên nhiễm trùng và gây chảy mủ.
Các bệnh ngoài da thường gặp là gì? 6 bệnh về da phổ biến theo độ tuổi
Một số các bệnh về da sẽ mang tính đặc trưng theo từng độ tuổi nhất định. Có những bệnh về da thường sẽ bắt gặp ở trẻ em trong khi rất hiếm xuất hiện ở người lớn và ngược lại.
Các bệnh về da ở trẻ em
Các loại bệnh về da mà trẻ em thường mắc phải có thể kể đến như:
1. U máu – một trong các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ
U máu, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh là sự tăng trưởng của các mạch máu nhưng không liên quan đến ung thư. Tình trạng này có thể phát triển trong một khoảng thời gian, sau đó giảm dần mà không cần đến biện pháp điều trị quá phức tạp.
Mặc dù u máu thường được phát hiện trên da, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở các cơ quan khác nhau của cơ thể như ở gan.
2. Bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và rất dễ lây qua đường hô hấp. Bệnh sởi phổ biến hơn cả ở trẻ em, mặc dù sởi cũng có thể phát triển ở người trưởng thành. Sởi sẽ gây phát ban toàn thân cùng với các triệu chứng giống như cúm.
Phương pháp phòng tránh bệnh sởi đơn giản và hiệu quả nhất là bạn nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ bị nhiễm bệnh, bạn không nên đưa trẻ tới nơi đông người nhằm hạn chế sự lây lan khó kiểm soát.
3. Bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm khuẩn da gây ra bởi liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn. Vi khuẩn có thể xâm nhập lớp da nông hay sâu tùy trường hợp. Có 3 dạng chốc lở thường gặp là:
Chốc không có bọng nước Chốc bọng nước Chốc loétTrẻ sẽ dễ bị chốc lở thông qua tiếp xúc với người cũng đang bị bệnh hay chạm vào đồ vật người bệnh từng dùng. Khi trẻ gãi chỗ da bị côn trùng cắn cũng có thể gây đau và tổn thương da, từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào và gây bệnh.
4. Bệnh viêm bì cơ
Viêm bì cơ là một bệnh viêm da hiếm gặp thường xuất hiện ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi và người lớn từ 40 đến 60 tuổi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là phát ban đỏ hoặc tím ở ngực, mặt, móng tay hoặc khuỷu tay, cùng lúc đó là các cơ sẽ trở nên yếu và sưng.
Các bệnh về da ở người lớn
Người trưởng thành, đặc biệt là những người lớn tuổi có thể mắc một số bệnh da liễu đặc trưng bởi tuổi tác.
1. Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh hay còn gọi là bệnh giời leo hiếm gặp ở trẻ em nhưng thường thấy ở người cao tuổi, với tỷ lệ mắc bệnh ở nam nữ là ngang nhau. Khi mắc bệnh, da sẽ xuất hiện tình trạng bị mẩn đỏ và phồng rộp đau đớn.
Bệnh gây ra bởi cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu. Sau khi đã hồi phục từ bệnh thủy đậu, virus vẫn còn tồn tại trong dây thần kinh của bạn trong nhiều năm. Đến lúc hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, virus sẽ tái kích hoạt và gây bệnh zona.
2. Bệnh dày sừng tiết bã
Dày sừng tiết bã là sự tăng sinh da không phải do ung thư, bệnh hiếm gặp ở những người dưới 40 tuổi nhưng lại rất phổ biến từ độ tuổi 60 trở đi. Nguy cơ mắc bệnh thường sẽ cao hơn nếu bạn sinh sống ở những nơi có khí hậu nóng.
Dày sừng tiết bã thường xuất hiện dưới dạng vết tăng sinh da có màu nâu, đen hay màu sáng trên mặt, ngực, vai hoặc lưng.
Cũng như bất kể bộ phận nào khác trên cơ thể, da cũng có thể mắc nhiều bệnh và cần được quan tâm chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Bạn nên nhận biết sớm và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp để nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh đầy sức sống.