Các bước cơ bản để làm một bể cá thủy sinh, hướng dẫn setup bể thủy sinh

Bể cá thủy sinh luôn mang đến cho mỗi người chúng ta một cảm giác rất đặc biệt về tâm lý và thị giác. Một không gian xanh, tươi mới được nhu nhỏ lại trong chiếc bể, giúp bạn có cảm giác thoải mái, thư thái và an nhiên. Sở hữu vẻ đẹp lung linh, sống động luôn tạo ấn tượng mạnh với mọi ánh nhìn. Diện tích không gian đặt hồ thủy sinh chiếm rất ít và chúng cũng là điểm nổi bật để che đi phần nào các khuyết điểm.

Bạn đang xem: Các bước cơ bản để làm một bể cá thủy sinh

*

Trong trường hợp nhà bạn quá nhỏ mà vẫn muốn chơi bể cá thủy sinh thì trong trường hợp này chúng tôi khuyên bạn lưu ý đến 2 loại phổ biến và thích hợp nhất đó chính là bể cá thủy sinh treo tườngbể cá thủy sinh mini, đây là giải pháp tối ưu và tốt nhất hiện nay cho không gian trật, hẹp. Với hồ cá thủy sinh treo tường nó nhỏ gọn và tốn rất ít diện tích như là một bức tranh bạn treo trên tường vậy đó, còn hồ cá thủy sinh mini với điểm mạnh khá nhỏ gọn thì lại rất hợp cho việc bạn đặt ở ngay trên các kệ tủ, bàn làm việc,....

*

Thú vui chơi bể cá cảnh thủy sinh lành mạnh và nhiều lợi ích là thế, chắc hẳn bạn cũng rất muốn sở hữu cho mình một bể thủy sinh đẹp phải không nào. Việc setup này cũng rất cầu kì và không hề dễ, thế nhưng nếu bạn vẫn muốn tự tay setup cho mình một hồ cá thủy sinh nho nhỏ thì cũng không thành vấn đề.

Hôm nay cá cảnh tài lộc sẽ chia sẻ các bước và thành phần để bạn có thể tự làm cho mình một bể cá thủy sinh đẹp ngay tại nhà nhé.

I. Xác định nhu cầu và phong cách bể cá thủy sinh

Những chiếc bể thủy sinh hiện nay có rất nhiều phong cách, nhiều loại, nhiều cách chơi, tùy thuộc vào sở thích của mỗi người để setup cho thích hợp nhất với cá tính và thẩm mỹ của bạn.

*

Việc bạn là người mới chơi hồ cá thủy sinh nên không biết nhiều cũng như đang tìm hiểu thì việc đơn giản nhất để xác định được phong cách mình muốn theo đó chính là lên google. Bạn xem các mẫu bể cá thủy sinh đẹp trên đó để định hướng làm bể cho thích hợp. Có người thích kiểu đơn giản như hồ bonsai, một số khác thích chơi dương sỉ, rêu, một số thích phong cách hà lan,...

*

Khi bạn đã xác định được phong cách bạn sẽ theo cũng như thích hợp với cá tính và thẩm mỹ mình nhất thì chúng ta qua bước tiếp theo.

II. Lựa chọn hoặc tự mua về setup bể kính

Khi đi mua bạn cần quan tâm đến kích thước của bể thủy sinh bạn cần là bao nhiêu, để xác định được bạn cần quan tâm những yếu tố sau:

Sở thích cũng như phong cách bạn theo
Túi tiền bạn có thể chi ra cho việc setup bể
Vị trí bạn sẽ đặt hồ rộng hay hẹp và chiếm khoảng bao nhiêu diện tích

*

Những người chơi bể thủy sinh đặt nặng vấn đề phong thủy họ rất chú trọng đến kích cỡ bể. Cũng cần xem xét kỹ tính chất vị trí đặt, tránh những nơi có trẻ con chơi đùa qua lại nhiều,...

Bạn có thể tham khảo một số size bể thủy sinh

Hồ thủy sinh phần lớn không có kiềng hay thủy mài, các cạnh được mài bởi công nghệ vi tính hiện đại, dán nhìn rất thẩm mỹ do dấu keo.Những kích cỡ phổ biến hiện nay như:

+ Bể 40: 40cm(dài) x 40cm(rộng) x 40cm(cao), loại này dễ chơi, nhìn khá đẹp, tùy theo ý định ban đầu có thể dùng kính 5 hay 8 li, với trường hợp setup nhiều đá bên trong bể thủy sinh thì nên lựa chọn loại kính 8 li. Chất lượng kính thì chọn loại thường là cũng được rồi, còn nếu mức chi phí bạn bỏ ra cao hơn chút thì có thể lựa chọn loại kính siêu trọng.

+ Bể 50: 50cm(dài) x 30cm(rộng) x 30cm(cao) thì loại này cũng cân đối, đẹp, vừa vặn, lựa chọn loại kính dán 5 li là được.

+ Bể ADA: 60cm(dài) x 30cm(rộng) x 36cm(cao), ưu điểm là cân đối, rất đẹp, lựa chọn kính 5 hay 8 li đều được.

+ Bể phổ thông: 60cm(dài) x 40(rộng)cm x 40cm(cao), nhìn thẩm mỹ, độ cao cùng chiều sâu tốt, lượng nước chứa khoảng 1000 lít. Bạn mới chơi thì nên dùng loại bể này, khi nào chán thì thanh lý cũng dễ, nên dùng loại kính 8 li.

+ Bể 80cm(dài) x 40cm(rộng) x 40cm(cao): Loại này khá kén đèn để lắp, không nên ưu tiên kích cỡ này nếu mới tìm hiểu.

+ Bể 90cm(dài) x 40cm(rộng) x 40cm(cao): Dễ lựa chọn đồ, nhìn đẹp, nên lựa kính 8 - 10 li

+ Bể 90cm(dài) x 45cm(rộng) x 45cm(cao): Cân đối, đẹp mắt, nên ưu tiên bể này nữa, để an tâm nên chọn kính 10 li nhé.

+ Bể 100cm(dài) x 50cm(rộng) x 50cm(cao): Nhìn cũng ổn, khso trong việc lựa chọn đèn.

+ Bể 1 mét 2(dài) x 50cm(rộng) x 50cm(cao): Loại này bạn cũng nên ưu tiên, đẹp, dễ lựa đồ, nên lắp kính 12 li.

+ Còn loại bể 1 mét 5 thì bạn không nên lưu tâm, đặc biệt là người mới chơi bể thủy sinh.

*

Tóm lại: Những người mới chơi thì nên ưu tiên 3 loại bể 60,40,40 - 90,45,45 - 1m2,50,50. Kích cỡ nhỏ hơn 60 chơi rất nhanh chán, còn kích cỡ trên 1m2 thì khá tốn chi phí, nên chọn bể dán dấu keo, mài vi tính, không mài, không kiềng. Nếu chi phí khá hơn có thể chọn kính siêu cường, không nhất thiết phải là kính cường lực, lãng phí.

Bạn có thể liên hệ với cá cảnh tài lộc để mua bể thủy sinh, là một trong những đơn vị cung cấp bể cũng như phụ kiện bể cá thủy sinh uy tín hàng đầu hiện nay ở khu vực Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.

III. Phụ kiện bể thủy sinh

1. Mua hộp gỗ hoặc chân để đặt bể thủy sinh

Khi đã xong vấn đề chọn kích cỡ bể cá cảnh thì việc tiếp theo bạn cần quan tấm đó chính là các bàn, hộp tủ, chân kệ để đặt hồ thủy sinh. Một số loại chân, kệ, tủ bạn có thể tham khảo như:

Chân sắt ốp gỗ ở ngoài
Chân sắt ốp sắt
Chân sắt nhiều tầng, dành cho những người muốn chơi nhiều bể
Chân giả gỗ
Tủ gỗ làm bằng ván ép, nếu có kinh phí nên chọn loại chống nước.Tủ gỗ cao su hay nhiều loại gỗ khác, những loại tủ nên để đảm bảo bạn nên có thêm chân sắt phía trong cho các loại bể từ 1m2 trở lên.

*

P/s: Chiều cao chân, kệ, tủ cho bể thủy sinh phổ biến hiện nay là từ 70-80cm, còn một số trường hợp đặc biệt hoặc theo sở thích của khách thì sẽ có những mức độ chiều cao khác nhau.

2. Hệ thống lọc nước cho bể thủy sinh

Yếu tố đánh giá một bể cá thủy sinh đẹp phụ thuộc vào mức độ ổn định của môi trường bên trong bể, nước trong, sạch sẽ, hệ sinh thái bên trong sống mạnh mẽ, phát triển đều đặn. Những vấn đề này do bộ lọc nước giải quyết, các loại lọc nước cho bể thủy sinh bạn cần quan tâm như:

Lọc treo: được đặt trên thành hồ, gọn nhẹ, thích hợp với các bể có kích cỡ dưới 60cm.Lọc vách: Được đặt trong hồ, hiệu quả lọc rất tốt, giá thành khá rẻ, nhưng do thiết kế khá cồng kềnh nên chiếm nhiều diện tích của bể, mất tính thẩm mỹ.Lọc thùng phía ngoài: Đây có lẽ là loại lọc nước bể thủy sinh được dùng nhiều nhất hiện nay, tính thẩm mỹ cao, lọc hiệu quả, giá thành phải chăng, tiết kiệm điện, độ bền cao, mẫu mã và mức giá đa dạng từ loại rẻ 500k cho đến loại cao cấp 7-8 triệu, cho bạn thêm nhiều lựa chọn.

*

Chú ý: Bạn cần quan tâm đến công suất của máy lọc nước bể thủy sinh để lựa chọn cho thích hợp. Ví dụ bể nhà bạn chứa khoảng 100 lít nước thì nên tìm loại lọc có công suất lọc từ 500-700 lít nước trên 1 giờ. Bạn cứ nhân 3 - 8 lần thể tích bể nhà bạn là được, cái này khi mua bạn cũng sẽ được các cửa hàng tư vấn kỹ hơn.

Lọc nước cho bể thủy sinh phải đảm bảo luôn hoạt động 24/24, đây là vấn đề cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến cả một hệ sinh thái bên trong bể.

*

Những vật liệu lọc giá thành rẻ như sứ lọc trung quốc, đá nham thạch trắng, đen cũng khá hiệu quả cho đến những vật liệu đắt hơn và cao cấp hơn như: bio ring, matrix, ...

3. Đèn cho bể thủy sinh

Trong hệ sinh thái hồ thủy sinh thì yếu tố ánh sáng quan trọng không kém. Do những kiến thức về vấn đề này nhiều vô vàn nên chúng tôi xin nhắc đến một số vấn đề cơ bản nhất cho người mới chơi hồ thủy sinh dễ hiểu.

Các loại đèn bể thủy sinh phổ biến như:

Đèn huỳnh quang T8, như loại bóng điện quang thông thường bạn dùng.Đèn huỳnh quang T5, nhỏ hơn T8 đôi chút nhưng lại sáng hơn.Đèn Led: Ánh sáng tốt, tỏa ít nhiệt, mát, tiết kiệm điện tốt.Đèn cao áp Metal, ...

Trong quá trình bạn mua phụ kiện đèn bể thủy sinh thì các chủ cửa hãng cũng sẽ tư vấn cặn kẽ, chi tiết cũng như giới thiệu cho bạn thêm nhiều loại đèn khác nhau. Theo cá nhân mình với 14 năm chơi bể thủy sinh thì mình hay dùng loại T8, T5 có lúc dùng loại đèn Led, mình thấy 3 loại này rất hiệu quả và an toàn.

*

Bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại: Lựa chọn đèn bể cá sao cho tốt nhất

Khi chơi đèn cho bể thủy sinh bạn cũng nên lưu ý vấn đề ánh sáng nhiều hay ít, không nên quá lạm dụng chúng. Vì bể có quá nhiều ánh sáng thì việc bạn quản lý và theo dõi càng khó khăn. Do ánh sáng nhiều cũng là yếu tố để các rong, rêu,... phát triển mạnh mẽ dẫn đến nhiều vấn đề không tốt cho bể.

Cần lựa chọn ánh sáng cho phù hợp với các cây thủy sinh và cá, ví dụ có loại cây chỉ cần khoảng 1W cho 1 lít nước, có loại lại cần cao hơn. Nói chung càng nhiều ánh sáng thì bạn càng cần am hiểu về rêu hại, co2, nước,... để theo dõi và giải quyết kịp thời.

*

Chiếu sáng bể thủy sinh bao lâu là đủ? Như thông thường bạn chỉ nên dùng khoảng 8-11h/ 1 ngày, bạn có thể chiếu liên tục trong khoảng thời gian đó hoặc linh động hơn bằng cách chia ngắt quãng thời gian chiếu đèn tùy theo thời gian bạn ngắm bể. Ví dụ sáng chiếu 4h, chiều chiếu 4h,...

4. Phân nền bể thủy sinh

Đây cũng là yếu tố và mấu chốt quan trọng cho hệ sinh thái trong bể cá thủy sinh đẹp. Cá, tép, cây xanh có ổn định để sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ hay không là nhờ phần nhiều của phân nền. Chúng có khả năng giúp ổn định tốt môi trường nước, vi sinh, các chất dinh dưỡng, độ p
H, g
H,...

*

Những loại phân nền cho bể thủy sinh bạn cần biết như:

+ Phân nền trộn: Được trộn từ bùn, đất, đất sét, loại này thì giá thành rẻ, chất dinh dưỡng nhiều, nhưng tính thẩm mỹ không cao. Do nếu bạn không setup bể thủy sinh chuẩn kỹ thuật rất dễ làm nước trong bể bị vẩn đục, bẩn, nhìn khá mất mỹ quan. Thường loại nền trộn này được phủ phía trên bởi lớp sỏi có độ dày từ 2-3cm trở lên. Với những người có kinh nghiệm thì có thể tự trộn tại nhà theo một công thức có sẵn, khá nhiều trên mạng hiện nay. Còn với những người mới thì không nên tìm hiểu, thôi thì cũng đang mua phụ kiện bể thủy sinh ở đâu thì cũng nên nhờ họ tư vấn và mua ở đó luôn cho chắc.

+ Phân nền công nghiệp: Ưu điểm là dễ setup với bể, sạch sẽ, không sợ bị cuộn làm đục nước, phù hợp với người mới chơi nhất. Nhưng bù lại thì có giá cao hơn phân nền trộn, bởi phần lớn chất liệu nền được nhập khẩu ở nước ngoài. Loại này thì cần lót cốt nền ở đáy bể để cung cấp đủ dinh dưỡng và các chất liệu tạo thành cũng toàn nhập khẩu. Ở Việt Nam cũng có sản xuất dòng phân nền công nghiệp này, bạn có thể tham khảo.

*

Về tuổi thọ thì phân nền bể thủy sinh nếu bạn dùng đúng kỹ thuật thì cũng kéo dài gần 3 năm, với phân nền công nghiệp nếu không dùng bể nữa bạn có thể bán lại, còn phân nền trộn thì không bán lại được mà chỉ vất đi thôi.

5. Máy sục khí CO2 cho bể thủy sinh

Các cây thủy sinh trong bể cần một lượng lớn khí CO2 có chứa Carbon để chúng quang hợp, mà lượng khí CO2 vốn có trong nước thì không đủ để đáp ứng. Do đó việc trang bị thêm máy sục khí CO2 là điều rất cần thiết cho bể thủy sinh. Tác dụng quan trọng của máy này có tác động quan trọng trong việc hệ sinh thái được xanh tươi, căng đẹp, mạnh khỏe và phát triển, đây là điều không cần phải bàn cãi. Hạn chế tốt các rêu hại, nấm độc.

*

Máy sục khí CO2 cũng khá là đa dạng về mẫu mã và giá cả, giúp bạn có nhiều sự lựa chọn, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng cho bể thủy sinh mà vẫn phù hợp với túi tiền. Một số thương hiệu sản xuất máy sục khí CO2 bể cá nổi tiếng và được sử dụng nhiều phải kể đến như: Gex, Jebo, Resun,...

Ngoài ra thì ở Việt Nam cũng có một số loại máy sục có thể tự chế ở nhà nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên dùng bởi tính hiệu quả của chúng không được cao, đôi khi cần làm hỏng cả bể cá thủy sinh đẹp mà bạn mất bao công sức setup.

*

Việc sử dụng máy sục khí CO2 cho bể cá sao cho thích hợp cũng rất quan trọng, tránh việc bạn dùng không đúng làm ảnh hưởng đến cả một hệ sinh thái trong bể, dưới đây là 3 sai lầm hay mắc phải khi sử dụng máy súc khí bể cá mà bạn nên tham khảo để tránh gặp phải nhé.

6. Trang trí bố cục bể thủy sinh

Tiếp theo việc bạn cần quan tâm đó chính là sắp xếp bố cục trong hồ thủy sinh. Bạn có thể setup lữa cho bể, những cây gỗ chết, khô, nhành cây hay các núi đá , hoặc kết hợp cả 2. Tùy theo phong cách hồ thủy sinh mà bạn định hướng được lúc ban đầu, để sắp xếp cho thích hợp với kiểu lựa chọn, phong cách bonsai hay hà lan,...

Các loại lũa phổ biến như: Trà rừng, linh sam, đỗ quyên, red wood,... mỗi loại đều có mức giá cả khác nhau, tùy theo ý thích cũng như túi tiền để bạn lựa chọn. Trước khi bỏ lũa vào bể để trang trí bạn nên ngâm muối hoặc luộc qua, hay ngâm vài tuần tránh việc lũa bị ra màu, bị mốc, khi đó cho vào bể sẽ gây ảnh hưởng đến bể.

Xem thêm: Xuân Tình Nguyện Tiếng Anh Là Gì, Chiến Sĩ Xuân Tình Nguyện Khoa Tiếng Anh

Các loại đá thông dụng như: tai mèo, kẹp kem, trầm tích,....

Những loại đá, lũa này thường ở các cửa hàng bán đồ bể cá sẽ có bán, khi mua bạn nên hỏi chi tiết người bán để tìm hiểu thêm.

*

Còn về trang trí bố cục, do bạn là người mới nên cứ tìm hiểu nhiều mãu và setup dần dần, khi đó bạn sẽ có những cảm giác thích thú khác nhau, qua từng giai đoạn trang trí bố cục bể cá thủy sinh.

7. Cây thủy sinh, rêu, dương sỉ, ráy,...

Nói đến bể cá thủy sinh thì chắc chắn là phải có cây thủy sinh rồi đúng không nào. Loại này thì cũng có rất nhiều, nhưng chúng tôi tóm gọn thành 2 loại chính đó là:

Các loại ảnh hương ít bởi ánh sáng: Như ráy, rêu, dương sỉ - thích hợp với các bể có lượng ánh sáng tầm 0.5w/ 1 lít nước trở xuống, lượng CO2 vừa phải, không cần quá nhiều dinh dưỡng và nước nên mát mẻ nên cần ánh sáng vừa thôi.Các loại cây thủy sinh ưa ánh sáng nhiều: Như bucep, cát cắm,...để cây được căng đẹp thì loại này cần lượng ánh sáng lớn, CO2 và dinh dưỡng nhiều.

*

Cũng cần nói thêm là cây thủy sinh nhiều nơi lại được chia làm 3 loại là cây tiền cảnh, cây trung cảnh và cây hậu cảnh, cho dễ gọi.

Bạn đang tìm địa chỉ uy tín mua cây thủy sinh? Nếu bạn ở khu vực Hà Nội thì nên ghé cửa hàng cá cảnh tài lộc tại: 598 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.

8. Thiết bị cài thời gian timer

Đây cũng là một trong những phụ kiện cần thiết cho người chơi bể thủy sinh, nhất là những người chơi mới. Chúng có tác dụng cài đặt, hẹn giờ bật tắt máy sục CO2, đèn,.. giá thì cũng khá rẻ, rơi vào khoảng 70- 120k với loại rẻ, loại cao cấp hơn có giá từ 150 - 200k.

Thiết bị này tránh được các tình trạng bạn quên hay những lúc bận không để ý tới bể thủy sinh được, hạn chế tối đa các tình trạng không đáng có gây ảnh hưởng đến bể.

9. Hệ thống làm mát/ấm cho bể thủy sinh

Những nơi có khí hậu nắng nóng như Việt Nam thì bạn cũng nên lắp đặt thêm cho bể cá thủy sinh quạt mát nhỏ hoặc máy làm lạnh, về giá cả cũng chỉ dao động từ 100 - 200k cho quạt và 2- 6 triệu cho máy.

*

Miền Bắc thường có khí hậu lạnh vào mùa đông thì vào mùa này bạn nên cân nhắc thiết bị làm ấm môi trường nước, giúp hệ sinh thái bể thủy sinh luôn được đảm bảo, tránh cá, tôm tép,...bị sốc nhiệt do thay đổi nhiệt đột ngột, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

10. Loại cá thả bể thủy sinh

Khi đã có đầy đủ và hoàn chỉnh thiết bị cần thiết, cũng như bố trí bố cục bể cùng hệ sinh thái - cây thủy sinh thì vấn đề tiếp theo bạn cần lưu tâm là các loại cá thả bể.

*

Những loại cá phổ biến được thả bể thủy sinh như: cá neon, cá mũi đỏ, cá cánh buồm, cá tứ hải,... rất nhiều loại cá, thùy theo sở thích, mắt thẩm mỹ và túi tiền để bạn lựa chọn loại cá về thả sao cho thích hợp nhất nhé.

Lưu ý: Chỉ thả cá vào bể thủy sinh sau thời gian setup, hoàn thành bể được 1-2 tháng, chờ cho hệ sinh thái và môi trường nước trong bể ổn định rồi hãy thả cá vào.

11. Chăm sóc bể cá thủy sinh

Bạn muốn bể cá thủy sinh đẹp nhà mình luôn giữ được nét đẹp, sinh động, phát triển mạnh khỏe thì việc chăm sóc hàng ngày là điều cần thiết. Không cần quá nhiều thời gian mà bạn chỉ cần bỏ ra 10-15 phút hàng ngày lúc rảnh rỗi, lúc ngắm bể cá, để chăm bể luôn. Còn trường hợp bận quá thì bạn nên chơi các loại rêu hay dương sỉ thì đỡ phải chăm sóc nhiều.

Việc thay nước thường xuyên cho bể thủy sinh cũng rất quan trọng. Thế nhưng bạn không nên thay quá 50% lượng nước, mà nên thay khoảng 30% mỗi lần thôi. Tránh việc tôm tép, cá bị sốc nước mới hoặc hao hụt lượng dinh dưỡng, hệ vi sinh. Khoảng 10 - 15 ngày bạn thay một lần là thích hợp, thường xuyên cắt tỉa lá cây phát triển nhanh quá mức hoặc bị hư.

*

Không nên để bể thủy sinh hứng ánh sáng mặt trời quá nhiều. Ngoài ra bạn cần để ý:

Về rêu gây hại: Đây là kẻ thù của những bể cá thủy sinh nói riêng và các loại bể nói chúng. Bạn cần lưu tâm, nhất là những tháng đầu do lúc này bể chưa ổn định dẫn đến đây là môi trường lý tưởng để chúng phát triển và gây ảnh hưởng đến bể. Sau chúng tôi sẽ có 1 bài viết về vấn đề này kỹ hơn.Các bệnh liên quan đến cá: Với những hồ chưa có tính ổn định, lượng Co2 cũng như dinh dưỡng chưa đủ, chưa đều. Thì việc thả cá rất dễ gây bệnh nấm cho chúng, kết quả là bị lây và chết cả đàn cá. Chính vì thế bạn nên thả cá sau khi setup bể được khoảng 1-2 tháng và quan tâm kỹ trong thời giàn này. Nếu phát hiện sớm bạn có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị để chữa cho cá, vấn đề này bạn nên tham khảo kỹ hơn trên google.

12. Những phụ kiện khác

Ngoài ra còn một số phụ kiện bể thủy sinh khác bạn nên tìm hiểu như:

Lọc Bio: Thường dùng cho bể thả tôm, tépLọc váng: Một số bể hay bị váng trên bề mặt thì thiết bị này sẽ giải quyết chúng.Nhiệt kế: Giá tiền rẻ, giúp đo nhiệt độ nước, độ p
H,... kiểm soát tốt môi trường nước xem có biểu hiện gì bất thường hay không.

IV. Địa chỉ cung cấp bể thủy sinh, phụ kiện bể cá uy tín?

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn một địa chỉ uy tín để mua bể thủy sinh cũng như các phụ kiện liên quan. Thì hãy liên hệ ngay với cá cảnh tài lộc, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị cung cấp bể cá thủy sinh, phụ kiện bể cá chất lượng, uy tín nhất hiện nay.

Những sản phẩm chúng tôi mang tới cho khách hàng luôn đảm bảo chất lượng, với giá thành phải chăng. Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm và am hiểu chuyên sâu về thú chơi bể cá, đưa ra nhiều giải pháp tối ưu nhất cho bạn.

Bạn là một người yêu thích thuỷ sinh và mong muốn tự tay sáng tạo một tác phẩm dành riêng cho mình? Thế nhưng bạn lại không có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để có thể hoàn thiện trong từng công đoạn. Hãy để Thuỷ Sinh Quới Decor hướng dẫn setup bể thuỷ sinh cho bạn trong bài viết dưới đây.

Phong cách thiết kế thuỷ sinh được yêu thích

Việc thiết kế một hồ thủy sinh đẹp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng trước tiên, đừng quên lựa chọn phong cách setup thủy sinh phù hợp với mình, phát huy được công năng, điều chỉnh không gian trang trí của ngôi nhà dưới nước.

Bạn có thể tham khảo một số phong cách theo hướng dẫn setup bể thuỷ sinh được yêu thích nhất tại Thuỷ Sinh Quới Decor sau đây:

Phong cách Biotop hoang sơ, đơn giản nhưng vô cùng độc đáo.Phong cách Hà Lan với hệ cây sinh vật đa dạng, sống động, đầy màu sắc.Phong cách Iwagumi được yêu thích với điểm nhấn là số lượng đá le được sắp xếp trong một bố cục chặt chẽ.Phong cách Walstad với thiết kế không gian mở, tự do không theo quy luật nào.Phong cách Forest mô phỏng cảnh quan rừng sâu tự nhiên với cách bài trí tỉ mỉ.Phong cách Nature mô phỏng những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc, đơn giản, dễ thi công.…

Hướng dẫn setup bể thủy sinh chi tiết nhất

Chọn loại bể

Đầu tiên, bạn cần chọn loại bể phù hợp dựa trên hình dung ý tưởng của bạn để phác thảo thiết kế bể thủy sinh. Bể thủy sinh thường được làm bằng kính dày và nặng hơn bể cá truyền thống vì chúng chứa các thành phần khác như cát, sỏi và các phụ kiện … Bể cá thường có kích thước 80x40x40 cm.

Lựa chọn kích thước

Tùy vào sở thích của bạn vì vậy có thể tham khảo kích thước phù hợp. Thủy Sinh Quới Decor sẽ gợi ý cho bạn vài kích thước hồ thông dụng:Hồ cubic 40 (40cmx40cmx40cm): tổng quan đẹp và dễ chơi. Có thể dán bằng kính 5mm hay 8mm, nếu chơi nhiều đá thì chọn loại kính 8mm. Kính thường đã rất đẹp, nếu ai thích thì có thể lên kính siêu trong, sẽ có giá mắc hơn chút.Hồ 50x30x30cm: đẹp, cân đối và dán bằng kính 5mmHồ chuẩn size ADA: 60x30x36cm: đẹp, cân đối, kính 5mm là đủ chơi, nếu chơi đá hay muốn chắc chắn thì có thể lên 8mmHồ thông dụng 60x40x40cm: kích thước đẹp, chiều sâu và cao tốt, gần 100 lít nước nên dễ tính toán phân nền, phân nước. Nếu là các bạn mới nên chơi hồ size 60 vì nó thông dụng. Nên chơi kính 8mm

Tạo lớp nền

Hồ bạn có đẹp, nước có trong và ổn định, cây cối cá tép có khỏe không đều là do phần lớn nhiệm vụ của phân nền. Người ta thường sử dụng cát, sỏi và phân bón để làm nền cho bể cá. Đây là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh. Vì vậy cần cung cấp giá thể phù hợp để cây bén rễ và phát triển. Theo hướng dẫn setup bể thuỷ sinh, bạn cần chọn giá thể có chứa chất dinh dưỡng và không gây đục.

 Đổ đầy nước vào bể

Bước thiết lập hồ thủy sinh rất quan trọng đó là cho nước vào hồ. Khi đổ nước từ vòi vào hồ phải dùng túi ni lông đậy vòi lại. Điều này giúp nước không bị vẩn đục và tránh làm hỏng vật liệu.

Setup bố cục đá

Chúng là yếu tố tôn lên vẻ đẹp của bể cá đồng thời giúp cây thủy sinh bám đáy. Bạn có thể sắp xếp các viên đá theo hướng dẫn setup bể thuỷ sinh sao cho hài lòng nhất . Đây cũng là một bước giúp bạn thỏa mãn niềm đam mê sáng tạo khi tự setup bể cá tại nhà.

Setup hệ thuỷ sinh vật

Đây có lẽ là sân khấu trình diễn sự khéo tay được nhiều người mong chờ nhất. Tuy nhiên khi thực hiện phải thao tác cẩn thận, khéo léo để không gây hại cho cây thủy sinh.

Đặt hệ thống lọc

Bộ lọc rất cần thiết trong bể thủy sinh và đối với bể thủy sinh cũng vậy. Đối với bể cá, các bộ lọc thường có đèn chiếu sáng trên bề mặt bể cá.

Hồ thủy sinh đẹp là hồ ổn định, nước trong vắt và có cây cá khỏe mạnh. Bộ lọc sẽ giải quyết và đảm nhận công việc đó.

Những loại lọc hồ thủy sinh cơ bản:

Lọc treo trên thành hồ: Dành cho hồ nhỏ dưới 60cm, có đặc điểm là gọn nhẹ

Lọc vách trong hồ: Loại lọc này rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhưng nó lại chiếm mất một phần diện tích hồ làm cho hồ có thẩm mỹ không cao

Khi mua lọc các bạn sẽ được các shop hướng dẫn kĩ hơn cách sử dụng (khá đơn giản) Về lưu lượng máy bơm lọc và cách xếp vật liệu lọc: Bạn nên chọn máy bơm của lọc với liều lượng x3 hay x5 lần số lít trong hồ của bạn. Ví dụ hồ 100 lít nước bạn nên chọn máy bơm cỡ 500 đến 800 lít/giờ để đảm bảo.

Lọc thùng: Loại lọc này hiệu quả và chuyên nghiệp nhất, thường được sử dụng cho bể có kích thước từ 60cm trở lên

Cuối cùng, lưu ý bộ lọc này phải luôn chạy 24/24

Đặt hệ thống đèn, ánh sáng

Bạn cần một hệ thống ánh sáng led để phục vụ trong những trường hợp điều kiện ánh sáng tự nhiên không được đảm bảo. Đèn cho hồ thủy sinh thông dụng gồm có: đèn huỳnh quang t8 (như bóng đèn điện quang), t5 (nhỏ hơn chút và sáng hơn), đèn LED (sáng và tiết kiệm điện, mát), đèn cao áp metal và còn rất nhiều loại khác. Bạn có thể mua những đèn thông dụng này ở các shop thủy sinh và họ sẽ tư vấn thêm cho bạn về loại đèn phù hợp.

Lưu ý về ánh sáng mà các bạn nên nhớ: Bạn càng dùng nhiều đèn, càng sáng thì hồ của bạn càng khó quản lý.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho bể thủy sinh thường là dưới 29 độ C. Khi nước vượt quá ngưỡng này chúng ta phải tiến hành làm mát cho bể bằng cách dùng quạt làm mát hoặc máy làm mát nước (chiller) chuyện dụng cho hồ thủy sinh.

*

Chăm sóc hồ thường xuyên

Một hồ thủy sinh đẹp phải được chăm sóc hầu như hằng ngày. Các bạn cố tập thói quen dành ra 5-10 phút hằng ngày ngắm hồ, chăm sóc hồ. Nếu bận rộn bạn nên chọn bố cục hồ rêu, dương xỉ để chơi, đỡ thời gian chăm sóc hơn hồ chơi cây cắt cắm.

Thay nước là 1 phần không thể thiếu trong việc chăm sóc 1 hồ đẹp, 1 hồ mới set thường phải thay nước hàng ngày 30%, đến tuần thứ 2 các bạn thay nước 3 lần và mỗi lần 30% nước, tuần thứ 3 thì thay 2 lần, 30%, và qua tuần thứ 4 trở đi các bạn chỉ cần thay 30% nước 1 lần trong tuần.

Lưu ý: Không thay nước trong cùng ngày vệ sinh lọc

Nếu như bạn có bất cứ thắc mắc nào về những hướng dẫn setup bể thuỷ sinh được đề cập bên trên thì hãy liên hệ với Thuỷ Sinh Quới Decor để được giải đáp. Chúng tôi luôn sẵn lòng cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng bất cứ lúc nào. Đồng thời, nếu như bạn có nhu cầu mua phụ kiện cho các loại cá cảnh, cây thuỷ sinh thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.