Hiểu Những Quy Tắc Chính Tả Và Cách Viết Đúng Chính Tả Tiếng Việt Đầy Đủ Nhất

Chính tả được hiểu là phép viết đúng. Chính tả tiếng Việt là cách viết đúng các quy tắc ghi âm tiếng Việt, quy tắc viết hoa,…Chính tả tiếng Việt được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống ngữ âm của chữ viết (chữ quốc ngữ). So với một số chữ viết khác cùng sử dụng bộ chữ cái La - tinh để ghi âm (như chữ viết tiếng Anh, Pháp…) thì chữ viết tiếng Việt có cách viết sát với phát âm – nói thế nào viết thế ấy. Vì vậy, chỉ cần viết đúng các âm tiết là sẽ viết đúng chính tả tiếng Việt. Tuy nhiên, chữ quốc ngữ được xây dựng trên nguyên tắc âm vị học. Nguyên tắc này yêu cầu giữa âm và chữ phải có quan hệ tương ứng 1-1, nghĩa là một âm vị chỉ có một chữ cái ghi âm. Nhưng những người tạo ra chữ quốc ngữ đã không tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc nói trên. Vì vậy đã tồn tại một số hiện tượng chính tả bất hợp lí. Để khắc phục những bất hợp lí đó, cha ông ta đã hình thành nên bộ quy tắc chính tả tiếng Việt. Để viết đúng chính tả, chúng ta cần tuân theo những quy tắc ghi âm tiếng Việt theo bộ quy tắc. Ngoài ra chúng ta còn phải tuân theo các quy tắc viết hoa, quy tắc viết phiên âm,… Dưới đây là những quy tắc chính tả trong tiếng Việt giúp chúng ta viết đúng chính tả.1. Quy tắc viết c/ k; g/ gh; ng /ngh- Viết k, gh, ngh khi đứng trước các âm chính: i, ê, e, iê, ia. Ví dụ: kí, kể, nghe, ghiền, nghía,…- Viết c, g, ng khi đứng trước các âm còn lại. Ví dụ: ca, gỗ, ngọc, gương, cuốc,…
Trong tiếng Việt, khi viết các chữ liên quan đến các con chữ l/n; r/d/gi; s/x hay tr/ch thường chúng ta phải dựa vào nghĩa của từ chứa hiện tượng chính tả này (Chúng tôi sẽ có bài viết riêng về vấn đề này trong Nội san số sau). Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp tạo thành quy tắc liên quan đến 4 cặp phụ âm đầu dễ lẫn này.

Bạn đang xem: Cách viết đúng chính tả tiếng việt

2.1. Viết l/n - Trong các âm tiết mà phần vần có âm đệm, chỉ trừ 2 âm Hán Việt: noa (thê noa - vợ con) và noãn, các âm tiết còn lại thường chúng ta sẽ viết l mà không viết n, vd: luật, loe, luẩn quẩn, loáng (lấp loáng), loá, luyến, luân, loa đài, loạn lạc, loạng choạng, loại bỏ, loạc choạc, loang lổ, loa kèn, loại hình, loài người,… - Trong các từ láy vần, tiếng thứ nhất của từ láy (nếu xuất hiện l/n) thì bao giờ cũng là l chứ không phải n, vd: la đà, lảo đảo, lơ mơ, lan man, lõm bõm,…2.2. Viết r/d/gi Trong các âm tiết tiếng Việt mà phần vần có âm đệm, trừ tiếng roa (cu roa), các âm tiết còn lại ta viết với d, không viết với r/gi; vd: doan, doanh, duy, duyệt, doạ, duệ, duật,…2.3. Viết s/x Trong các âm tiết tiếng Việt mà phần vần có âm đệm, trừ các tiếng soát, soạt, soạng, soạn, suất, các âm tiết còn lại ta thường viết với x không viết với s, vd: xoa, xoăn, xoè, xuất, xoay, xuân, xuê, xuyên,…2.4. Viết tr/ch Trong các âm tiết tiếng Việt mà phần vần có âm đệm, ta thường viết với ch, không viết với tr, vd: choàng, loạng choạng, choáng, chí choé, loắt choắt, chích choè,…4. Quy tắc viết iê/yê, ia/ya; uô/ua; ưa/ươ Trong tiếng Việt, các chữ iê/yê, ia/ya là sự thể hiện khác nhau trên chữ viết của cùng nguyên âm đôi /ie/, uô/ua là sự thể hiện khác nhau trên chữ viết của cùng nguyên âm đôi /uo/, ưa/ươ là sự thể hiện khác nhau trên chữ viết của cùng nguyên âm đôi ươ. Để viết đúng chính tả, chúng ta cần nắm được các quy tắc viết của các chữ viết trên. - viết iê khi đứng sau phụ âm đầu & âm tiết có sự xuất hiện của âm cuối, vd: tiếng, miền, chiêm, tiếp,… - viết yê khi âm tiết không có phụ âm đầu, không có âm đêm & có âm cuối (khi yê mở đầu âm tiết), vd: yên, yếm, yêu,… hoặc viết yê khi đứng sau âm đệm u & âm tiết có âm cuối, vd: uyên (uyên ương), uyển (uyển chuyển), chuyên, truyện, thuyết,…- viết ia khi đứng ngay sau phụ âm đầu & âm tiết không có sự xuất hiện của âm cuối, vd: chia, tỉa, mía,…- viết ya khi đứng sau âm đệm & âm tiết không có âm cuối, vd: khuya, tuya,…- viết uô khi đứng sau phụ âm đầu & âm tiết có sự xuất hiện của âm cuối, vd: cuộc, muốn, khuôn, buồm, chuối,…- viết ua khi đứng sau phụ âm đầu & âm tiết không có âm cuối, vd: mua, của, chúa, búa,…- viết ươ khi đứng sau phụ âm đầu & âm tiết có sự xuất hiện của âm cuối, vd: mười, người, mượn, bước, cướp,… - viết ưa khi đứng sau phụ âm đầu & âm tiết không có âm cuối, vd: chưa, thưa, cứa, cửa,…5. Quy tắc viết hoa5.1. Quy tắc viết hoa tên người, tên dân tộc, tên địa lí Việt Nam- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó
Vd: Đặng Thị Mai, Nguyễn Thị Nga,... Tày, Kinh, Sán Dìu,… Hải Dương, Quảng Ninh,...- Với tên của dân tộc, tên người thuộc các dân tộc thiểu số Việt Nam mà có cấu tạo từ đa tiết thì viết hoa chữ cái đầu của bộ phận tạo thành tên riêng và gạch nối giữa các âm tiết tạo thành mỗi bộ phận.Vd: Ba - na, Xơ - đăng,... H'hen - Niê,…- Với một số địa danh, tên gọi có hai bộ phận thì thêm dấu gạch ngang ở giữa hai bộ phận đó, vd: Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu,...5.

Xem thêm: Áo khoác blazer kẻ sọc nữ - áo khoác vest, blazer nữ sọc caro oversized

2. Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài- Tên người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm qua Hán Việt thì viết hoa giống quy tắc viết tên người Việt Nam
Vd: Chu Ân Lai, Bạch Cư Dị, Khổng Tử,... Luân Đôn, Bắc Kinh, Thuỵ Điển... - Tên người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm trực tiếp thì viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng; bộ phận được tạo thành bởi nhiều tiếng/ âm tiết thì giữa các tiếng/ âm tiết có dấu gạch nối. Vd: Mai-cơn Ô-oen, Lép Tôn-xtôi, Tô-mát Ê-đi-xơn,... I-ta-li-a, Niu Di-lân, Lốt Ăng-giơ-lét,...5.
3. Quy tắc viết hoa tên cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, tên huân huy chương - Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Vd: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Hải Dương, Huân chương Kháng chiến, …- Tên các con vật, đồ vật vốn là danh từ chung nhưng được dùng làm tên riêng của nhân vật trong tác phẩm > viết hoa như viết tên riêng người Việt
Vd: Dế Trũi, (bác) Chữ A, (anh) Dấu Chấm,...6.Quy tắc viết dấu thanh
6.1.Sự xuất hiện của các dấu thanh Tiếng Việt là ngôn ngữ có 6 thanh điệu, trong đó có 5 thanh được thể hiện trên chữ viết (huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng) và 1 thanh không dấu (thanh ngang). Sự xuất hiện của năm dấu thanh trên chữ viết phụ thuộc vào sự xuất hiện của thành phần âm cuối. - Nếu âm tiết có âm cuối là những phụ âm tắc vô thanh (p/ t/ c/ ch) thì chỉ xuất hiện dấu sắc và dấu nặng, vd: cắt, chắc, mặc, cúp, cụp, tích, tịch,… - Nếu âm tiết không có âm cuối, hoặc âm cuối không phải là âm tắc vô thanh thì đều có thể có xuất hiện của năm dấu thanh, vd: hoa, hoà, hoá, hoạ, hoả,…6.2. Vị trí của các dấu thanh trên chữ viết- Khi viết, dấu thanh luôn gắn liền với âm chính.Vd: bà, quý, hoạ, thuỷ,...- Với những âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi + Dấu thanh sẽ được viết trên/dưới âm thứ nhất của nguyên âm đôi, nếu âm tiết không có âm cuối. Vd: mía, mùa, lụa, tựa,...+ Dấu thanh sẽ được viết trên/dưới âm thứ hai của nguyên âm đôi, nếu âm tiết có âm cuối. Vd: muốn, tiến, ngược,…Bất cứ ngôn ngữ nào đều có các quy tắc chính âm, chính tả. Với tiếng Việt, do sự tồn tại của một vài trường hợp không có sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ thì sự hình thành những quy tắc chính tả để người dùng có thể viết đúng chữ viết của những âm này là vô cùng cần thiết. Qua quá trình sử dụng, cha ông ta đã tạo nên bộ quy tắc cho những hiện tượng chính tả dễ nhầm lẫn đó. Chúng ta cần ghi nhớ và tuân theo những quy tắc chính tả khi viết để đảm bảo viết đúng chính tả tiếng Việt.

"Trong các giờ luyện đọc, giáo viên cần chú ý đến việc luyện phát âm cho học sinh bằng cách nhấn giọng, kết hợp với khẩu hình miệng để giúp các em phân biệt giữa cách phát âm các âm, vần, dấu thanh... dễ nhầm lẫn".


*

Theo cô Nhu, muốn học sinh viết đúng chính tả thì cần phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả. “Qua quá trình quan sát, giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều là do những nguyên nhân chính sau đây: Phát âm sai (do đọc còn yếu hoặc do phương ngữ); không nắm vững quy tắc chính tả, quy tắc viết hoa; không nắm được nghĩa của từ…”, cô Nhu nói.

Luyện phát âm cho học sinh cũng rất quan trọng. Cô nhu, cho biết: “Cách phát âm địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến việc viết chính tả của học sinh. Chính vì vậy, giáo viên cần phát hiện ra lỗi sai của các em, không chỉ riêng trong giờ chính tả mà các giờ học khác và giúp cho các em nhận ra lỗi sai của mình. Từ đó, giáo viên tập trung vào lỗi phát âm sai của học sinh để chỉnh sửa, nhắc nhở các em lưu ý đọc cho đúng. Để việc rèn phát âm có hiệu quả, giáo viên cho học sinh luyện đọc theo nhóm, để các em đọc, phát hiện lỗi sai của bạn. Qua việc phát hiện và tự phát hiện lỗi sai giúp cho các em nhận biết nhanh chóng những lỗi mà mình hay mắc, lưu ý và khắc phục những lỗi sai đó”.


*

Với những trường hợp học sinh phát âm sai là do ảnh hưởng của phát âm địa phương thì cô Nhu khuyên: “Giáo viên nên tổ chức nhiều hình thức rèn luyện để tránh gây áp lực, nặng nề khiến các em chán nản, mệt mỏi. Với những lỗi phát âm mà đa số học sinh mắc phải, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện phát âm kết hợp với tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách tra từ điển tiếng Việt. Việc gắn phát âm với ghi nhớ nghĩa của từ giúp các em khắc sâu trí nhớ và được tiến hành từ dễ đến khó, bằng nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên chọn những tiếng, từ phù hợp với mục tiêu cần rèn, cho học sinh đọc kết hợp với giải nghĩa, so sánh nghĩa của từ thông qua việc tra từ điển”.

Cũng theo cô Nhu, việc rèn sửa lỗi phát âm đòi hỏi một quá trình, nên khi giáo viên đọc, học sinh sẽ ghi các từ có sự so sánh này vào một quyển vở để luyện đọc, xem lại, ghi nhớ những lỗi mà các em thường mắc. Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc theo hình thức nhóm để các em luyện đọc, kiểm tra lỗi phát âm cho nhau.

“Sau khi học sinh luyện phát âm đúng tiếng, từ, giáo viên cho học sinh luyện đọc các câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ có tiếng từ có âm vần đã sửa. Giáo viên chọn những đoạn văn, đoạn thơ gần gũi, vui vẻ, dí dỏm để thu hút học sinh. Giáo viên cũng cần tổ chức cho học sinh thi đua đọc, sửa phát âm, khuyến khích, tuyên dương những học sinh phát âm đúng, sửa lỗi cho những học sinh phát âm chưa đúng”, cô Nhu nói.

Ngoài ra, để phát huy tính tích cực cho học sinh, theo cô Nhu, giáo viên tích hợp rèn học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác. “Không những giúp cho học sinh viết đúng chính tả trong những giờ học chính tả, giáo viên còn giúp học sinh viết đúng chính tả trong các giờ học khác như: luyện từ và câu, đạo đức, tự nhiên và xã hội, toán… Đặc biệt, là môn tập làm văn để giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ năng viết đúng chính tả trong mọi tình huống”, cô Nhu khuyên.


#viết đúng chính tả #học sinh viết sai chính tả #giáo viên tiểu học #ngày nhà giáo Việt Nam

Tiêu dùng - Dịch vụ


DOJI tung 450.000 sản phẩm độc đáo tại lễ hội vàng - Gold Festival 2023

Nữ tỉ phú thăm chùa Thanh Sơn - Khánh Hòa, nơi cưu mang các em bị bỏ rơi

Tết Quý Mão: Cùng người Hà Nội du xuân tại đường hoa Home Hanoi Xuan 2023

Người Sài thành đổ về chật kín Bến Bạch Đằng tham dự lễ hội giao thừa

Ứng dụng BAEMIN triển khai chiến dịch ‘Mèo Mập Cầu May’ dịp tết quý mão 2023

Lì xì bằng vé số nhanh chỉ với chiếc điện thoại

Sao Việt ‘cháy’ hết mình cùng dàn xe hơi trong Gala Car Choice Awards 2022


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *