Giới Thiệu Bản Thân Khi Đi Phỏng Vấn Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng

Ấn tượng đầu tiên đóng một phần vai trò quan trọng trong cách mà nhà tuyển dụng nhìn nhận các ứng viên. Tương tự, phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn có thể góp phần tạo ra sự khác biệt cho kết quả cuối cùng, theo một cách nào đó tốt hơn hoặc xấu đi.

Bạn đang xem: Giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn


"Giới thiệu về bản thân mình", nghe có vẻ dễ dàng nhưng để thể hiện bản thân trước người quản lý tương lai thì không dễ. Bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Nói tên tuổi, lặp lại nội dung trong CV như "một cái máy" hay nói về sở thích cá nhân? Thực tế, giới thiệu bản thân trong phỏng vấn là một nghệ thuật của giao tiếp và cần ứng viên chuẩn bị thật nhiều.

MỤC LỤC: I. Tầm quan trọng của lời giới thiệu bản thân với kết quả phỏng vấn II. Giới thiệu bản thân chuẩn cần có thông tin gì? III. Cách giới thiệu bản thân cho ứng viên chưa có kinh nghiệm IV. Cách giới thiệu bản thân cho ứng viên đã có kinh nghiệm V. Thời lượng lý tưởng cho lời giới thiệu bản thân là bao nhiêu? VI. Những lỗi sai phổ biến khi ứng viên giới thiệu bản thân trong phỏng vấn VII. Quy trình chuẩn bị, lập dàn ý giới thiệu bản thân VIII. Nguyên tắc cần đảm bảo khi trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân IX. Mẫu giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn

I. Tầm quan trọng của lời giới thiệu bản thân với kết quả phỏng vấn

Hầu hết nhà tuyển dụng đều mở đầu buổi phỏng vấn bằng cách hỏi ứng viên "Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình", "Hãy giới thiệu về bản thân bạn", "Tell me about yourself". Thực chất, lời giới thiệu bản thân tạo ấn tượng tích cực thì cả buổi phỏng vấn của bạn sẽ suôn sẻ hơn, cởi mở hơn. Bên cạnh đó, lời giới thiệu bản thân cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả phỏng vấn.

Nhà tuyển dụng muốn nghe cách ứng viên tự nhìn nhận và đánh giá bản thân. Bạn là ai, điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì, vì sao bạn ứng tuyển, kỳ vọng và mục tiêu của bạn, bạn có định hướng thế nào, có khả năng đóng góp gì cho sự phát triển của công ty, bạn có gì nổi bật hơn các ứng viên khác.

II. Giới thiệu bản thân chuẩn cần có thông tin gì?

Thực tế không có bất kỳ một cấu trúc hay quy chuẩn "tuyệt đối" nào cho phần giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn. Tùy thuộc vào mỗi nhà tuyển dụng có những kỳ vọng khác nhau cũng như kinh nghiệm hay năng lực và phong cách giới thiệu của ứng viên. Tuy nhiên phần giới thiệu bản thân phải đầy đủ các thông tin:

Chào hỏi, cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho mình. Ngắn gọn về tên tuổi. Trình bày về bằng cấp, học vấn. Kinh nghiệm, thành tích nổi bật. Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân (khi nói về điểm yếu, hãy nói luôn cách bạn đã và đang nỗ lực thay đổi, đạt kết quả thế nào). Mục tiêu, định hướng và hình dung sự nghiệp tương lai. Liên kết với lý do vì sao bạn quyết định ứng tuyển vào công ty, bạn kỳ vọng gì và có thể mang lại điều gì cho công ty.

Một lưu ý quan trọng cho bạn là không nhất thiết phải bắt đầu ngay lời giới thiệu bằng tên tuổi. Thay vào đó bạn có thể nói về kinh nghiệm và học vấn trước, tùy vào sự sắp xếp. Bên cạnh đó, thứ tự các nội dung bạn đề cập đến cũng có thể linh hoạt. Nếu bạn ứng tuyển vị trí cần nhiều kỹ năng, hãy nói về kỹ năng và thành tích ngay sau phần tên tuổi, áp dụng tương tự với các vai trò yêu cầu kinh nghiệm/ học vấn (hoặc cả 2).

*

Những thông tin cần nêu khi giới thiệu về bản thân trong phỏng vấn

III. Cách giới thiệu bản thân cho ứng viên chưa có kinh nghiệm

Các ứng viên chưa có kinh nghiệm rất dễ phạm phải sai lầm khi giới thiệu bản thân trước nhà tuyển dụng, chẳng hạn như nói quá ngắn hoặc quá dài, lặp lại nội dung CV một lần nữa. Điều này cũng là dễ hiểu bởi họ chưa đi làm, chưa biết về công việc thực tiễn nên không có thông tin để nói về công việc. Tuy vậy, nếu biết cách điều chỉnh khéo léo cách diễn đạt và truyền tải nội dung thông tin thì vẫn chinh phục được nhà tuyển dụng.

3.1. Phần mở đầu lời giới thiệu bản thân

Bạn có thể mở đầu bằng 2 cách: Cách truyền thống là nói tên tuổi trước, cách thứ 2 là nói về ngành học, thời gian tốt nghiệp trước. Ví dụ: "Em là Nguyễn Văn A, năm nay 22 tuổi, em vừa tốt nghiệp chuyên ngành ABC vào tháng 6 vừa qua,..."; hoặc "Em vừa nhận bằng cử nhân loại Xuất sắc chuyên ngành Kỹ thuật Điện của trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2021, tên em là...".

3.2. Giải thích lý do vì sao bạn chọn con đường sự nghiệp này

Đây là thông tin cực kỳ quan trọng, thể hiện rõ được định hướng mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ thấy được rằng bạn đã suy nghĩ thấu đáo, có mục tiêu rõ ràng và có quyết tâm để đạt được những thành công bước đầu trên con đường sự nghiệp. Ngược lại, nếu nói không tốt hoặc bỏ qua phần này, bạn dễ bị cho là mông lung và có nhiều "nguy cơ" sẽ bỏ ngang công việc dù trúng tuyển. Ví dụ: "Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính cách đây 2 tháng. Lúc đầu, tôi chọn học ngành đó vì tôi luôn quan tâm đến thế giới tài chính, tiền bạc, học tốt các môn tự nhiên và có tư duy logic nổi bật. Bên cạnh đó, một vài thành viên trong gia đình cũng nói với tôi rằng ngành Tài chính có thể mang đến cho tôi những lựa chọn nghề nghiệp tuyệt vời".

3.3. Nêu thế mạnh kỹ năng của bản thân

Ở phần tiếp theo này bạn cần "show" xem mình "có gì" để tự tin ứng tuyển vào công ty, ngay cả khi chưa có va chạm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Điểm mạnh về bằng cấp (đúng chuyên ngành, tốt nghiệp loại khá/ giỏi/ xuất sắc), kỹ năng, đã đi thực tập ở một cơ sở uy tín có danh tiếng trong ngành nghề, có các kỹ năng bổ sung (chẳng hạn như xin việc làm nhân viên content và biết thiết kế, biết SEO cơ bản),... Tất cả đều là điểm ấn tượng nhất và các thông tin đáng tự hào nhất bạn có thể chia sẻ với nhà tuyển dụng.

3.4. Nêu các sở trường phù hợp với môi trường công ty

Như đã đề cập, nhà tuyển dụng thường không muốn tuyển một ứng viên quá máy móc, họ thích ứng viên chân thực và sống động. Bởi vì chưa có kinh nghiệm, bạn có thể giới thiệu mình thu hút hơn qua một số tài lẻ hoặc năng khiếu cá nhân, chẳng hạn như bạn đã tìm hiểu và thấy rằng công ty toàn người trẻ, vậy thì nếu bạn có năng khiếu chụp ảnh hoặc MC, hát hay, vui tính,... thì cũng có thể nói một chút. Hãy nhớ là chỉ nên "nhắc nhẹ" thôi nhé, đừng sa đà vào phần này. Nhìn chung, nhà tuyển dụng muốn tuyển ứng viên có những đặc điểm có thể dễ dàng hòa nhập và phát triển cùng văn hóa công ty, môi trường làm việc. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp họ kỳ vọng vào một ứng viên có sự sáng tạo, khác biệt, có thể mang đến "làn gió mới" cho công ty.

3.5. Kết thúc giới thiệu trong phỏng vấn bằng quyết tâm làm việc lâu dài

Sau cùng, bạn hãy nhấn mạnh rằng mình đã tìm hiểu thông tin về công ty và cảm thấy rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi, nỗ lực và cống hiến nên nếu may mắn và xứng đáng được tuyển dụng, bạn sẽ đóng góp 120% sức lực và cam kết gắn bó lâu dài.
*

Làm thế nào để có một phần giới thiệu bản thân ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn dù mới chỉ là sinh viên? Nếu bạn đang quan tâm về chủ đề này thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây, trong bài viết này, ttgdtxphuquoc.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn một vài cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên.


4 bước tạo nên lời giới thiệu bản thân cho sinh viên khi phỏng vấn
Lưu ý cho sinh viên khi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Ví dụ một số cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên

4 bước tạo nên lời giới thiệu bản thân cho sinh viên khi phỏng vấn

“Bạn hãy cho chúng tôi biết thêm về bạn không?” Dù đây là một câu hỏi về bản thân bạn, tuy nhiên nhiều bạn lại bối rối trước câu hỏi này, và không biết cách trả lời sao cho hợp lý và hiệu quả. Trong phần dưới đây, ttgdtxphuquoc.edu.vn sẽ mách bạn 4 bước để tạo nên một phần giới thiệu bản thân ấn tượng.

Xem thêm: Trà giảm cân ban đêm orihiro night diet tea orihiro, trà giảm cân nhật night diet tea orihiro

Tại sao lại cần đảm bảo giới thiệu bản thân thật tốt?

Giới thiệu bản thân là một phần quan trọng trong một buổi phỏng vấn, đây là một cơ hội tuyệt vời để ứng viên có cơ hội chia sẻ, gây ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng.

Có lẽ với những bạn đã có nhiều kinh nghiệm tham gia phỏng vấn thì đây không phải là một phần quá thử thách nhưng với bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm đi làm hoặc phỏng vấn thì đây là một thử thách.

Việc bạn có một phần giới thiệu cá nhân ấn tượng ngay khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội đậu phỏng vấn. Qua phần tự giới thiệu của bạn, nhà tuyển dụng có thể đánh giá phần nào thái độ, sự tự tin, và tiềm năng của bạn. 


*
*
*
*

Phỏng vấn vị trí lập trình viên

“Em chào anh/chị ạ. Em rất vui khi hôm nay có cơ hội được gặp gỡ và trao đổi sâu hơn về công việc ….. Trước hết, em xin tự giới thiệu, em tên là Nguyễn Văn A, hiện tại em vừa tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Bách Khoa.

Em thành thạo các ngôn ngữ lập trình PHP, Java, C++, v.v. Em đã có 1 năm kinh nghiệm thực tập trong lĩnh vực tương đương và trong đó, ứng dụng do em phối hợp phát triển đạt hơn 200 nghìn lượt tải về. Về điểm mạnh, em là người có khả năng làm việc độc lập, tư duy giải quyết vấn đề tốt, khả năng chịu áp lực tốt và sẵn sàng đối mặt với thử thách.

Em nhận thấy vị trí này rất phù hợp với kinh nghiệm, cũng như kiến thức và kỹ năng của em, do đó, em rất mong có cơ hội được trở thành một mảnh ghép của công ty.”

Vị trí nhân viên marketing

“Em chào anh/chị ạ. Em cảm ơn anh chị đã dành thời gian cho buổi trao đổi ngày hôm nay ạ. Trước hết, em xin phép giới thiệu đôi chút về bản thân ạ. Em tên là Nguyễn Văn B, hiện em vừa tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông Marketing.

Là một người trẻ, em luôn mong muốn bản thân cơ hội phát triển và đóng góp các giá trị tích cực cho doanh nghiệp, xã hội. Hiện tại, em đã có kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực truyền thông marketing, tổ chức sự kiện và branding.

Em nhận thấy vị trí nhân viên marketing rất phù hợp với bản thân và là cơ hội tuyệt vời để mình có thể đóng góp giá trị cho doanh nghiệp. Do đó, em rất mong có cơ hội hợp tác cùng anh/chị trong thời gian tới.”

Thực tập sinh kinh doanh

“Em chào anh/chị ạ. Em tên là Nguyễn Văn C. Em hiện đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngành Quản trị kinh doanh. Em là một người yêu thích công việc kinh doanh và làm việc giữa con người với con người.

Trong thời gian sinh viên, em đã triển khai kinh doanh online nhỏ và doanh thu tháng cao nhất đạt xx triệu. Bản thân em yêu thích lĩnh vực F&B, đây cũng là một trong những lý do khiến em ứng tuyển công việc này. Em nhận thấy đây là một cơ hội tuyệt vời để em nâng cao kiến thức, kỹ năng, cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh F&B. Do đó, em rất mong có cơ hội hợp tác cùng công ty trong thời gian tới.”

Đọc thêm: Câu hỏi phỏng vấn Marketing phổ biến nhất và gợi ý trả lời

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về cách trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên mà ttgdtxphuquoc.edu.vn muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến những thông tin cần thiết và giúp bạn có một phần giới thiệu cá nhân ấn tượng.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được ttgdtxphuquoc.edu.vn hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.