Hình Ảnh Con Voi Kéo Gỗ Như Thế Nào? Những Con Voi Cuối Cùng Đang Kêu Cứu

Những năm 1960-1980, tại các lâm trường ở Quảng Bình có những con voi kéo gỗ đặc biệt, có con mang quân hàm trung úy.

Bạn đang xem: Hình ảnh con voi kéo gỗ


IMG-9964-9312-1527390744.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Q_xg00CSIj
Xb
Ehfbv
Mv0bg" alt="*">


Hiện ở Quảng Bình vẫn còn một chú voi kéo gỗ cuối cùng. Ảnh: Hoàng Táo

Voi kéo gỗ rất hiệu quả

Những năm kháng chiến chống Mỹ, nhằm phục vụ khai thác gỗ ở các cánh rừng miền Tây Quảng Bình, Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã cấp voi về các lâm trường nhằm vận chuyển gỗ.

Năm 1963-1964, sáu con voi được chuyển về lâm trường Ba Rền, trong đó con Bạc Nòi được Đoàn 559 tặng cho Quảng Bình. Trong kháng chiến chống Pháp, Bạc Nòi từng phục vụ kéo pháo, vận chuyển đạn dược ở chiến dịch Điện Biên Phủ nên được phong quân hàm trung úy.

Bạc Nòi được cắt cử làm trưởng đoàn voi kéo gỗ. Nó là con đực, có cặp ngà dài khoảng một mét, to, cong vút. Một lần kéo gỗ qua phà Long Đại, nhân viên nhà phà tranh thủ cân voi được 3,5 tấn.

Các chú voi được phân về từng đội sản xuất, cách nhau tầm 10 km ở giữa rừng miền Tây Quảng Bình, được chăm sóc y tế, hưởng các chế độ ăn nghỉ và có người quản voi. 


IMG-2655-6059-1527390744.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=N8x
TM188Rbf
J3GMCn
Z9b7Q" alt="*">


Quản voi Lê Thanh Hà kể voi rất tình cảm, tinh khôn. Ảnh: Hoàng Táo

Ông Lê Thanh Hà, 61 tuổi, làm quản voi ở Lâm trường Ba Rền từ năm 1990 đến 2012 thì nghỉ hưu, kể ở rừng núi, việc mở đường cho xe cơ giới nhiều khi không thể thực hiện, nên voi thường được sử dụng. 

Những chú voi có thể kéo gỗ, lao gỗ từ đỉnh dốc xuống khe suối, kéo ra khu vực bằng phẳng, với khối lượng mỗi lần kéo từ 2,5 đến 4,5 m3. Mỗi cây gỗ đường kính trên 0,6 m, dài 4-7 m. Mỗi ngày voi lao động khoảng 6-7 tiếng, buổi chiều thường nghỉ sớm để vào rừng ăn, chủ yếu lá cây trong rừng. 

“Bên cạnh sức người, sức máy, sức kéo của gia súc lớn như trâu, thì voi đóng góp rất lớn trong việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch”, ông Lê Công Trung, 90 tuổi, trú xã Thuận Đức (TP Đồng Hới, Quảng Bình), nguyên Tổng giám đốc lâm trường Ba Rền, đánh giá. 

Voi cũng được dùng trong các trường hợp khẩn cấp như mưa lũ. Năm 1992 lũ to, hai con voi được điều động chở hai tấn gạo vượt lũ cho người dân xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, miền Tây Quảng Bình. 


IMG-5034-2952-1527390744.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=x
L4TMi
OULWHnv
Yo
D9jo
Uf
A" alt="*">


Ông Đặng Văn Tín được hưởng chế độ thương binh do bị voi dẫm nát chân khi áp tải gạo cứu trợ người dân vùng lũ. Ảnh: Hoàng Táo

Áp tải một chú voi đợt này có ông Đặng Văn Tín, nay 78 tuổi, là cán bộ kỹ thuật của lâm trường. Ngồi ở sau cùng lưng voi, khi lên dốc, ông Tín bị ngã rồi bị chân voi chèn lên khiến gãy chân. Sau đợt áp tải, ông Tín nghỉ lao động một năm trời, được hưởng chế độ thương binh loại B do dũng cảm cứu trợ đồng bào.

Ông Tín kể, voi lao động cực kỳ hiệu quả. Khi xuống dốc, voi biết kìm để gỗ không lao đi. Để buổi tối voi không đi xa, các quản voi thường buộc xích chân của nhiều con vào với nhau. “Sáng ra mọi người thấy voi ướt cả mi mắt. Chúng khóc vì không được đi xa, vì muốn trốn kéo gỗ”, ông Tín nói. 

Chế độ ăn ngủ, chăm sóc đặc biệt

Ngoài tự kiếm ăn, voi của lâm trường hưởng chế độ một yến gạo mỗi ngày công. Ban đầu, quản tượng Lê Thanh Hà và đồng nghiệp nấu cơm vắt thành cục cho ăn, nhưng sau voi ngán nên cho ăn gạo sống. 

Ngoài ra, hàng tháng voi được hưởng 10 kg muối, 20 kg đường, những khi đau ốm thì được cho ăn thêm. Cũng có thời điểm đói ăn, khẩu phần bị giảm, voi ăn cả thịt động vật, cá dưới suối.

Ông Lê Công Trung kể voi rất tinh khôn, mỗi bữa thường dùng vòi để cân thức ăn, nếu thiếu là voi đổ, không đi làm. “Voi đực rất tình cảm với voi cái. Qua suối chảy mạnh, voi đực thường đi ở thượng nguồn che chắn để voi cái đi theo. Voi cái đi nhanh thì nó đi nhanh, đi chậm thì nó cũng chậm theo”, ông Trung kể.

Chăm sóc y tế cho voi thời kỳ này, ông Đoàn Ngọc Thạnh (90 tuổi, trú tiểu khu 6, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh) bảo voi hay bị đau bụng, ỉa phân nhão màu trắng, bị ung nhọt do xây xát khi chuyển gỗ.

“Voi đau bụng thì nghiền 50-70 viên thuốc với cơm cho ăn, hoặc thả voi nghỉ ngơi vài ngày trong rừng để tự kiếm lá thuốc ăn. Còn ung nhọt bị quanh năm, dùng dùi sắt nung nóng rồi đâm vào cho chảy hết mũ”, ông Thạnh kể.

Hơn 20 năm gắn bó với nghiệp quản voi, ông Hà nói “voi rất tình cảm, mến chủ. Mỗi lần tôi về phép hai ba ngày, voi rất nhớ, chạy lại gần thể hiện tình cảm”, ông Hà nói. Có lần, các công nhân tức nên ném búa vào khiến chân voi sưng lên. Chú voi chờ ông Hà lên rồi dùng vòi chỉ vào chỗ đau, mách lại.

Tuy nhiên, là động vật hoang dã, lại bị ép buộc kéo gỗ, một con voi vào thời kỳ động đực đã giết chết hai người, buộc lâm trường phải xin lệnh tử hình để đảm bảo an toàn cho công nhân.

Xem thêm:

Cánh rừng già tại xã Chư Mố, huyện Ia Pa, Gia Lai là nơi in hằn những bước chân cô đơn của chú voi già Ya Tao. Đã hơn 60 tuổi, Ya Tao vẫn một mình lủi thủi với những bước chân nặng trĩu ưu phiền trong khu rừng già. Ya Tao không có con, cũng chẳng có ai để bầu bạn.
Dân Việt trên
*

Niềm kiêu hãnh của buôn làng

Bắc Tây Nguyên mấy chục năm về trước là vùng thuần dưỡng voi có tiếng ở Đông Nam Á. Các ngôi làng ở xã Chư Mố cũng từng hằn in dấu chân của những đàn voi hùng tráng. Thế nhưng theo thời gian, đàn voi ấy đã chết dần vì già yếu, bệnh tật, bom đạn và cuối cùng chỉ còn lại một mình Ya Tao. Trước đây chủ của Ya Tao là ông Ksor Chăm, sau khi ông Chăm mất, anh Ksor Alưh (con rể của ông) được giao nhiệm vụ trông coi và chăm sóc Ya Tao.

Chú voi già duy nhất còn lại của Bắc Tây Nguyên

Xuôi từ trung tâm TP.Pleiku, phải mất 3h đồng hồ đi ô tô, chúng tôi mới kịp có mặt tại nhà anh Alưh lúc 5h sáng - khung giờ mà anh Alưh lên rừng, đến nơi ở của chú voi già Ya Tao, đưa Ya Tao đi ăn. Trước đây, khi những cánh rừng còn xanh tốt, nơi xa nhất của những chú voi già cũng chỉ 20km, giờ rừng bị “cạo sạch” nên chỗ ở của Ya Tao cũng dần bị thu hẹp lại, lọt thỏm vào rừng sâu. Phải cuốc bộ hơn 2h đồng hồ đường rừng, chúng tôi mới đến nơi ở của Ya Tao giữa cái nắng gay gắt của vùng “chảo lửa”.

Anh Alưh kể: “Sau khi mua con voi đực Bak Xôm về, thấy nó lủi thủi một mình nên đến năm 1990 bố mình tiếp tục mua thêm 1 con voi cái là Ya Tao để về làm vợ Bak Xôm. Nhưng mới ở cùng nhau được thời gian ngắn, đến năm 1995, Bak Xôm bỗng dưng chết. Thời điểm ấy, không riêng gì Bak Xôm mà một số con voi khác trong vùng cũng lần lượt chết theo. Chỉ mỗi Ya Tao là con voi nhà còn sống duy nhất trên mảnh đất Bắc Tây Nguyên”.

Đôi mắt đượm buồn ẩn chứa sự cô đơn của Ya Tao

Cũng theo anh Ksor Alưh, trước đây đã có người hỏi mua Ya Tao với giá 1,5 tỷ, nhưng gia đình bên vợ anh không bán, vì Ya Tao không chỉ là một tài sản lớn mà còn là một con vật linh thiêng, là niềm kiêu hãnh của cả dòng họ, buôn làng.

“Nhân vật lịch sử”

“Trước đây, lúc bố vợ mình còn sống, mình cũng thường xuyên theo ông ấy vào rừng chăn voi, hồi đó mình còn sợ voi lắm, nhưng khi làm quen với nó mình lại thấy nó hiền. Tuy nhiên, Ya Tao rất hung khi gặp người lạ và đặc biệt là phụ nữ. Hiện tại, Ya Tao vẫn ăn uống bình thường nhưng sức khỏe không còn được như trước, nên không bắt Ya Tao đi làm nữa. Cứ một ngày mình vào rừng một lần và dẫn Ya Tao đi ăn rồi uống nước. Mình với Ya Tao hiện tại chẳng khác gì vợ chồng đâu, ngày nào cũng vào dẫn Ya Tao đi ăn, không vào là nhớ Ya Tao lắm…”, anh Alưh tâm sự.

Trước đây, Ya Tao làm rất nhiều việc như kéo gỗ, chở mỳ, nhưng hiện tại sức khỏe của Ya Tao đã yếu hơn nhiều.

Những ngôi nhà sàn, nhà rông to lớn sừng sững kia đều có công lao to lớn của những con voi già, trong đó có Ya Tao. Ya Tao đã dùng hết sức lực của mình để kéo gỗ trong rừng sâu về, giúp dân làng có gỗ dựng nhà. Những năm sau này, nhiều cánh rừng đã bị khai thác kiệt quệ, gỗ cũng hết dần, Ya Tao nhàn rỗi hơn. Thế nhưng, nhìn ánh mắt buồn rười rượi của Ya Tao trong cánh rừng, chúng tôi cũng hiểu được nỗi niềm của chú voi già cô đơn ấy.

“Nói về công lao của Ya Tao thì nhiều lắm, kể không hết đâu. Ya Tao là “nhân vật" gắn với những giai đoạn lịch sử của buôn làng. Ya Tao đưa các chú bộ đội qua sông, kéo gỗ, chở mỳ, Ya Tao là biểu tượng hùng mạnh của buôn làng. Cứ vào dịp cuối năm, gia đình mình thường dẫn Ya Tao về nhà làm lễ cúng để cầu cho Ya Tao có được sức khỏe tốt, không ốm đau bệnh tật…”, anh Alưh cho biết thêm.

Một mình Ya Tao cô quạnh giữa cánh rừng già.

Dù Ya Tao đã có tình yêu, sự quý mến của dân làng và gia đình anh Alưh, nhưng ánh mắt của chú voi già ấy vẫn chứa đựng những nỗi buồn. Ánh mắt của Ya Tao như nói lên tất cả, Ya Tao muốn có một gia đình để không phải cô đơn, hiu quạnh dưới tán rừng xa xăm kia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.