Nguyên Nhân Gây Ra Bất Thường Mùi Nước Tiểu Có Mùi Khai Nặng

Nước tiểu ở người khỏe mạnh có mùi khai nhẹ nhàng. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà nước tiểu trở nên đậm màu và có mùi hôi, đặc biệt là của phụ nữ. Đó có thể là do mùi của thức ăn, cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý.

Bạn đang xem: Nước tiểu có mùi khai nặng


1.1 Nguyên nhân sinh lý

1.1.1 Uống ít nước

Ở nữ giới, nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi hôi có thể do không uống nhiều nước. Nước tiểu càng cô đặc thì mùi càng nặng do lượng amoniac tích tụ nhiều hơn bình thường. Mùi hôi thường đi kèm với nước tiểu sẫm màu.

1.1.2 Phụ nữ có thai

Nước tiểu có mùi hôi ở nữ giới thường gặp trong quá trình mang thai, khi cơ thể phụ nữ tăng tiết hormon h
CG
. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Phụ nữ mang thai cũng nên chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước, cũng là nguyên nhân gây khiến nước tiểu có mùi.

1.1.3 Uống nhiều cà phê

Các chất phụ gia và các hoạt chất lợi tiểu có trong cà phê khiến nước tiểu có mùi hôi sau khi tiêu thụ nó. Tác dụng lợi tiểu khiến nước thoát ra nhiều, góp phần làm tăng nồng độ amoniac có trong nước tiểu. Còn sản phẩm phụ gia có mùi khi được thải ra qua đường nước tiểu cũng gây mùi. Đây không phải là vấn đề bệnh lý nên nước tiểu chỉ có mùi hôi tạm thời. Sau khi thải hết cà phê, nước tiểu sẽ trở lại bình thường với mùi dễ chịu hơn.


Uống nhiều cà phê khiến nước tiểu của phụ nữ có mùi hôi
Uống nhiều cà phê khiến nước tiểu của phụ nữ có mùi hôi

1.1.4 Tỏi, hành và măng tây

Sau khi ăn với hàm lượng lớn các thực phẩm như là tỏi, hành và măng tây thì khả năng cao nước tiểu có mùi hôi. Điều này được giải thích là do cơ thể của những người này thiếu một loại enzyme có tác dụng phá vỡ các hợp chất trong măng tây.

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

1.2.1 Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến khiến nước tiểu có mùi ở nữ giới, trong đó chủ yếu là viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận.

1.2.2 Nhiễm trùng nấm men

Nấm men phát triển quá mức trong âm đạo và âm hộ có khả năng gây nước tiểu có mùi ở nữ giới. Nấm tiếp xúc với nước tiểu làm phản ứng hóa học xảy ra tạo nên mùi hôi. Phụ nữ cần đi thăm khám để điều trị kịp thời nếu nghi ngờ nhiễm nấm ký sinh.

1.2.3 Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Những người chưa mắc bệnh tiểu đường nhưng nước tiểu có mùi ngọt thì cần đi khám để kiểm tra ngay. Cả hai loại bệnh là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều khiến nước tiểu có mùi ngọt.

1.2.4 Vitamin

Nhiều loại vitamin và sản phẩm chức năng uống vào cơ thể, sau khi thải qua đường nước tiểu sẽ có mùi hôi, đặc biệt là vitamin B6. Ngoài ra, nhóm vitamin B còn làm nước tiểu chuyển thành màu vàng.


Uống vitamin B6 cũng khiến nước tiểu có mùi hôi
Uống vitamin B6 cũng khiến nước tiểu có mùi hôi

1.2.5 Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây đi tiểu đau và tiết dịch có mùi. Đến khi để phát mùi hôi thì cũng là lúc bệnh tình trở nên nặng hơn nhiều. Do đó, phụ nữ nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có mùi hôi trong nước tiểu thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

1.2.6 Sỏi thận

Sỏi thận có thể gây đau đớn với các triệu chứng nước tiểu đục, mùi hôi, thậm chí có cả máu khi đi tiểu.

1.2.7 Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị tiểu đường, có khả năng làm thay đổi độ p
H trong nước tiểu và ảnh hưởng đến các chất chuyển hóa, trực tiếp gây ra mùi hôi trong nước tiểu.

1.2.8 Lỗ rò bàng quang

Lỗ rò bàng quang thường kết nối với ruột hoặc âm đạo, có khả năng làm thay đổi mùi nước tiểu. Vi khuẩn từ các cơ quan khác vào bàng quang thường gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, làm nước tiểu có mùi như phân hoặc có chứa khí.

1.2.9 Thủng bàng quang

Thủng bàng quang thường xảy ra trong các trường hợp chấn thương do tai nạn hay phẫu thuật. Khi đó, vi khuẩn từ ruột sẽ xâm nhập và phát triển tại bàng quang gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu, làm cho nước tiểu có mùi.

Xem thêm: Top 15 Nhà Hàng Pháp Ở Sài Gòn Sang Chảnh Và Lãng Mạn Để Đón Valentine


Thủng bàng quang khiến vi khuẩn xâm nhập nên nước tiểu có mùi hôi
Thủng bàng quang khiến vi khuẩn xâm nhập nên nước tiểu có mùi hôi

1.2.10 Bệnh gan

Trong bệnh lý về gan, triệu chứng nước tiểu nặng mùi cũng có thể gặp. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, vàng da, yếu cơ, phù, sụt cân. Khi có các triệu chứng trên, bạn cần đi khám sức khỏe để kiểm tra và điều trị kịp thời nếu mắc bệnh.

1.2.11 Rối loạn chuyển hóa

Các rối loạn chuyển hóa hiếm khi tác động đến mùi nước tiểu. Một số bệnh tiêu biểu như bệnh siro niệu - thiếu hụt các enzyme cần thiết để phá vỡ một số axit amin, gây ra hiện tượng nước tiểu có mùi ngọt; Phenylketone niệu - một gen khiếm khuyết ngăn chặn sự phân hủy của axit amin phenylalanine, gây ra hơi thở và nước tiểu có mùi mốc, cùng một số triệu chứng khác như co giật, phát ban.


2. Chẩn đoán bệnh lý liên quan đến nước tiểu có mùi


Các bệnh lý có triệu chứng liên quan đến nước tiểu có mùi hôi thường được chỉ định các xét nghiệm sau:

Siêu âm hoặc chụp X-quang: Được chỉ định để chẩn đoán trong trường hợp một người có sự bất thường về mùi nước tiểu, mùi nặng quá 12 giờ hoặc xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu ghi nhận bất thường, bác sĩ cũng có thể cho siêu âm hoặc chụp X-quang để chẩn đoán.

3. Giảm mùi nước tiểu bằng cách nào?


Khi nước tiểu có mùi do yếu tố sinh lý, bạn nên giảm mùi bằng cách uống đủ nước mỗi ngày, từ 2 - 2,5 lít/ngày. Biện pháp này giúp cơ thể bài tiết chất độc và chất cặn bã tốt hơn, hạn chế nguy cơ lưu lại cặn khoáng tạo sỏi.

Đối với các trường hợp nước tiểu có mùi hôi do bệnh lý, bạn cần đến các bệnh viện để được chẩn đoán sàng lọc. Bạn nên đi khám nếu sau 24 giờ, nước tiểu vẫn có mùi nhưng không liên quan đến các nguyên nhân từ thức ăn, thuốc uống hay phẩm màu thực phẩm. Đặc biệt là trong các trường hợp kèm theo các dấu hiệu sốt, đau bụng, nước tiểu lẫn máu, tiểu không tự chủ, v.v.


Uống nhiều nước sẽ làm giảm tình trạng nước tiểu có mùi hôi
Uống nhiều nước sẽ làm giảm tình trạng nước tiểu có mùi hôi

Ngoài ra, để hệ tiết niệu hoạt động tốt lâu dài, tránh nguy cơ tái phát hiện tượng có mùi hôi trong nước tiểu, nữ giới cần thực hiện những điều sau:

Duy trì đi tiểu từ 5 - 7 lần mỗi ngày
Đi tiểu đêm 1 lần mỗi đêm
Ngồi tư thế thoải mái nhất trong khi tiểu
Để nước tiểu chảy ra tự nhiên, không dùng sức để đẩy nước tiểu ra ngoài
Chỉ đi tiểu khi thực sự muốn tiểu vì tiểu gượng ép sẽ làm giảm sức chịu đựng của bàng quang.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


*

Mùi trong nước tiểu có mối liên hệ chặt chẽ với những gì chúng ta ăn uống hàng ngày. Một số loại thực phẩm và đồ uống đặc biệt có thể gây mùi nước tiểu nặng hơn, chẳng hạn như măng tây, cà phê, tỏi và hành. Các loại thực phẩm này có thể tạo ra các chất chuyển hóa (sản phẩm phụ) sau khi cơ thể tiêu hóa chúng và làm ảnh hưởng đến mùi trong nước tiểu.


Măng tây với thành phần lưu huỳnh tự nhiên bên trong có thể là “thủ phạm” làm cho nước tiểu có mùi hôi

Ngoài ra, các thuốc penicillin, một số thuốc điều trị tiểu đường, vitamin tổng hợp (đặc biệt là vitamin B6)… cũng có thể ảnh hưởng đến mùi và màu sắc của nước tiểu. Tuy nhiên, mùi lạ trong nước tiểu sẽ biến mất khi thức ăn hoặc thuốc được loại ra khỏi cơ thể.


Cơ thể bị mất nước


Đọc tiếp


Khi bạn không uống đủ nước, nước tiểu sẽ trở nên cô đặc do lượng chất lỏng vào ít. Điều này có thể khiến nước tiểu có mùi khai nặng hơn bình thường. Nếu nước tiểu có màu sẫm và có mùi nặng là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang bị mất nước.

Một số tình trạng có thể dẫn đến mất nước bao gồm: sốt, bệnh thận, tiêu chảy hoặc nôn mửa; đôi khi chỉ là do uống không đủ nước. Bất kỳ ai cũng có thể bị mất nước, tuy nhiên, những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao bị mất nước như: trẻ nhỏ, người già hoặc những người mắc bệnh mãn tính. Hãy luôn đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước mỗi ngày.

Nước tiểu có mùi lạ do bệnh lý

*

Nước tiểu có mùi hôi tanh là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng có thể là do một bệnh lý nào đó. Cụ thể như sau:


Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Thủ phạm thường gặp nhất là vi khuẩn, một số ít do virus hoặc nấm. Chúng xâm nhập vào đường tiết niệu và gây nhiễm trùng. Tình trạng này khiến nước tiểu có mùi tanh hôi, vàng đục. Ngoài ra, bệnh nhân còn có triệu chứng đau hoặc bỏng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều, mắc tiểu thường xuyên, nước tiểu lẫn máu.

Nước tiểu có mùi hôi ở nữ giới


Ở nữ giới, cần phân biệt giữa mùi hôi do viêm phụ khoa với mùi hôi của nước tiểu trong nhiễm trùng tiết niệu.
Lỗ rò bàng quang:
Giữa ruột và bàng quang có một lỗ rò bất thường khiến chúng liên thông với nhau. Lỗ rò bàng quang có thể cho phép vi khuẩn từ đường ruột xâm nhập vào bàng quang, gây nhiễm trùng đường tiết niệu và khiến bệnh nhân đi tiểu có mùi hôi hoặc nước tiểu nổi bọt. Phenylketon niệu: Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa khác và cũng có thể làm ảnh hưởng đến mùi nước tiểu. Một gen khiếm khuyết ngăn cản sự phân hủy axit amin phenylalanin, chất này tích tụ gây ra mùi mốc trong nước tiểu và trong hơi thở. Bên cạnh đó, bệnh nhân có các triệu chứng khác như phát ban và co giật.


Khi bị nước tiểu có mùi, bạn nên và không nên làm gì?


Bạn nên:


Không nên nhịn tiểu, luôn đi hết nước tiểu để tạo điều kiện làm rỗng bàng quang hoàn toàn, vì nước tiểu còn sót lại có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Lau từ trước ra sau sau khi đi tiêu, để tránh chuyển vi khuẩn từ hậu môn lây lan sang đường tiết niệu. Tránh dùng chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh các khu vực nhạy cảm xung quanh bộ phận sinh dục, vì nó có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật ở vùng này và kích ứng đường tiết niệu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào.

*

Bạn không nên:


Không uống nhiều đồ uống có ga, cà phê, rượu hoặc đồ uống có đường. Không ăn nhiều tỏi, măng tây hoặc các loại thực phẩm có thể gây mùi lạ trong nước tiểu. Không dùng quá 10mg vitamin B6 mỗi ngày

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nước tiểu có mùi lạ thường không phải là tình trạng quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu mùi hôi trong nước tiểu kéo dài, không thể tìm ra nguyên nhân, đồng thời còn xuất các triệu chứng sau đây:

Đi tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường Mắc tiểu gấp Tiểu đêm thường xuyên Bị đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu Nước tiểu có mùi hôi nặng và màu vàng đục

Ngoài dấu hiệu nước tiểu có mùi hôi bất thường, cần phải khám bác sĩ gấp nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bởi bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu:

Tiểu ra máu Đau bụng dưới Đau ở lưng, dưới xương sườn Mệt mỏi Sốt, ớn lạnh Thân nhiệt xuống thấp

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng nước tiểu có mùi lạ và cách khắc phục hiệu quả nhé!


Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Nguồn tham khảo




Lịch sử phiên bản


Phiên bản hiện tại



Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Vi Quỳnh



Nước tiểu có bọt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

5 nguyên nhân khiến nước tiểu sẫm màu


*

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh



Quảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?


Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Loading
Hello Bacsi mong muốn trở thành nền tảng thông tin y khoa hàng đầu tại Việt Nam, giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn liên quan về chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ bạn cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đăng ký ngay

Kết nối với chúng tôi


Chuyên đề sức khỏe
Kiểm tra sức khỏe
Tìm bệnh viện Cộng đồng
Cửa hàng

Thông tin

Điều khoản sử dụng

Chính sách Quyền riêng tư

Chính sách Biên tập và Chỉnh sửa

Chính sách Quảng cáo và Tài trợ

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn cộng đồng


Hello Health

Tự giới thiệu

Ban điều hành

Tuyển dụng

Quảng cáo

Liên hệ


Khám phá những trang khác thuộc tập đoàn Hello Health Group



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.