Đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh đã được áp dụng từ lâu trong dân gian. Do trẻ sơ sinh là đối tượng cần phải hạn chế dùng kháng sinh, trừ khi bắt buộc. Cách đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh được nhiều bà và mẹ áp dụng để "đối phó" tạm thời các triệu chứng bệnh phổ biến như sổ mũi, ho…


Trong lá trầu không có chứa rất nhiều thành phần tinh dầu, mang đến hoạt tính kháng sinh mạnh mẽ, có khả năng giúp ức chế rất nhiều chủng vi khuẩn khác nhau như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli, liên cầu khuẩn...nên thường được dùng cho trẻ sơ sinh.

Bạn đang xem: Cách đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh



*

Đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh đã được áp dụng từ lâu trong dân gian. (Ảnh minh họa)

Tác dụng đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh

Nói về tác dụng đắp lá trầu không đối với trẻ sơ sinh mang đến nhiều tác dụng qua các bài thuốc như:

- Đối với trẻ bị nấc cụt: Hơ lá trầu không lên cho ấm, sau đó đặt lá trầu lên thóp bé và giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 phút sẽ giúp trẻ hết nấc.

- Đối với trẻ sơ sinh thường xuyên quấy và khóc đêm: Hơ lá trầu không, để hơi ấm một chút rồi áp vào rốn bé, ôm bé vào lòng. Áp lá trầu không vào bụng con như vậy sẽ giúp bé nhanh chóng nín khóc. Nếu không hơ lá trầu, mẹ có thể đắp trực tiếp lên hoặc giã nát lá trầu không rồi đắp lên đùi, tay, mông và chân bé cũng mang đến tác dụng tương tự. Lưu ý, không đắp lá trầu không lên các vết thương hở hoặc bị xước xát.

- Đối với trẻ bị sưng viêm nhẹ hoặc phát ban: Giã nhuyễn một vài lá trầu không rồi đắp lên chỗ trẻ bị đau, làm như vậy 2-3 lần/ngày. Chú ý, không đắp lá trầu không lên vùng da bị trầy xước.

Hơ lá trầu không, để hơi ấm một chút rồi áp vào rốn bé, ôm bé vào lòng sẽ giúp trẻ không khóc đêm. (Ảnh minh họa)


- Đối với trẻ bị khó tiêu, đầy bụng: Hơ ấm lá trầu không lên rồi vuốt bụng cho trẻ, vuốt theo chiều từ trên xuống trong khoảng 5 phút.

- Đối với trẻ bị ho: Hơ lá trầu không ấm lên rồi đắp lên ngực để giúp trẻ giảm ho.

- Để vệ sinh đường hô hấp cho trẻ: Hơ lá trầu không ấm lên và để lá trầu cách mũi bé khoảng 2-3 cm hàng ngày sẽ giúp diệt khuẩn, thông thoáng đường hô hấp.

Hướng dẫn cách hơ lá trầu không cho bé

Nhìn chung, cách hơ lá trầu không cho bé trai hay cách hơ lá trầu không cho bé gái là giống nhau, đều thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị lá trầu không trước khi hơ

Bố mẹ nên tìm những lá trầu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không dùng loại bị phun thuốc trừ sâu, chọn loại lá lành, không bị sâu bệnh, có thể ngâm muối loãng rồi để ráo nước trước khi hơ.

Bước 2: Thực hiện hơ lá trầu không

Hơi vò nhẹ lá trầu không lên để lấy tinh chất rồi hơ lá trong khoảng 1-2 trên bếp. Khuyến khích nên dùng bếp điện, không nên dùng bếp than vì dễ khiến trẻ bị ngạt.

Chú ý khi hơ lá trầu không cho trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ lá trầu không trước khi hơ cho bé

Khi cảm thấy lá trầu vừa đủ nóng thì đặt lá trầu không lên cổ tay để kiểm tra, đảm bảo nhiệt độ của lá trầu không làm ảnh hưởng đến bé.

Bước 4: Thực hiện xông hơ lá trầu không cho trẻ

Sau khi đã kiểm tra chắc chắn nhiệt độ xong thì tiến hành hơ lá trầu không lên trẻ:

- Trường hợp hơ bụng: Khoảng 10 lần để giúp trẻ không bị lạnh.

- Trường hợp hơ bẹn: Khoảng 5-7 lần.

- Trường hợp hơ ngực và lưng: Khoảng 15 lần để giữ ấm phổi.

Ở mỗi vị trí khác nhau, mẹ nên chú ý hơ kỹ lá trầu không một chút. Việc hơ và đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh này nên được thực hiện đều đặn trong vòng khoảng 1-2 tháng. Làm như vậy sẽ giúp bé cứng cáp và sau này ít bị đau hơn.

Có nên hơ thóp cho trẻ sơ sinh? Hiện tại, chưa có nghiên cứu và khuyến cáo nào về việc hơ thóp cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thóp trẻ sơ sinh là bộ phận nhạy cảm nên mẹ không nên thử nghiệm. Bất cứ vấn đề gì cũng nên theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Đông trùng hạ thảo khô ngâm rượu, cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo

Theo khuyến cáo, không nên hơ thóp trẻ sơ sinh bằng bất kì hình thức nào. (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi sử dụng cách đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh

- Hơ lá trầu không nên tránh hơ nhiệt độ quá nóng làm tổn thương da của bé vì da bé dễ bị nhạy cảm

- Không dùng than trong phòng kín để hơ lá trầu không vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

- Không hơ trực tiếp lá trầu không lên vùng da trẻ bị trầy xước.

- Không đắp lá trầu không kết hợp với thoa dầu nóng cho trẻ sơ sinh.

Từ ngày xưa, các bà các mẹ thường áp dụng nhiều mẹo dân gian khi chăm sóc trẻ sơ sinh để đối phó với một số tình trạng sức khỏe ở trẻ. Một trong số đó phải kể đến phương pháp hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh. Tuy phổ biến nhưng hiện nay không ít bà mẹ băn khoăn có nên áp dụng cách làm này cho bé hay không.


Theo kinh nghiệm dân gian, hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh đem lại nhiều tác dụng cho trẻ. Nhưng với sự phát triển của y học hiện đại liệu cách làm này có còn đảm bảo về mặt y khoa và an toàn cho trẻ sơ sinh hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?

Theo các nghiên cứu, cứ 100g lá trầu không thì sẽ chứa 2,4% tinh dầu. Tinh dầu của lá trầu chứa nhiều nhóm tinh chất khác nhau, đem lại công dụng kháng khuẩn, sát trùng rất tốt. Tinh dầu trong lá trầu không có khả năng tiêu diệt được một số loại vi khuẩn như: Tụ cầu, liên cầu khuẩn, song cầu, vi khuẩn lị, vi khuẩn E.coli,...

Trong y học cổ truyền, lá trầu không là loại thảo dược có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm hắc được dùng nhiều để hỗ trợ điều trị các bệnh như giảm đau, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, chữa ho, chữa viêm phế quản và điều trị một số bệnh liên quan đến răng miệng,...

Theo quan niệm dân gian, với trẻ sơ sinh, đắp lá trầu hơ nóng vào bụng, mông, đùi, chân tay trẻ sẽ giúp trẻ ngưng khóc. Hơ lá trầu cho ấm rồi đặt vào thóp đầu bé, giữ khoảng 10 phút sẽ chấm dứt hiện tượng nấc cụt. Khi trẻ bị đau bụng, đầy hơi, bố mẹ có thể hơ lá trầu sau đó đắp lên bụng bé, massage nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút thì cơn đau sẽ giảm bớt.

Không những vậy, nhờ chứa muối khoáng, carbohydrate và chất xơ mà những chị em sau sinh cũng có thể dùng lá trầu không để chăm sóc làn da, ngăn ngừa nám rất tốt.

*

Những công dụng lá trầu đem lại cho mẹ và bé

Có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh không?

Từ thực tế, đã có nhiều trường hợp sử dụng lá trầu không để hơ cho trẻ sơ sinh khi trẻ đầu hơi, chướng bụng quấy khóc và cho thấy hiệu quả. Trẻ được đắp lá trầu không đã được hơ ấm lên bụng nín khóc dần và chơi ngoan hơn.

Tuy nhiên vẫn có tình huống bé đã được đắp lá trầu hơ nóng nhưng vẫn quấy khóc, cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Không những vậy, có một số ý kiến còn cho răng hơ lá trầu nóng sẽ làm làn da mỏng manh của trẻ bị tổn thương, ửng đỏ và có thể bị bỏng.

Chính vì vậy, mặc dù được rất nhiều người mách bảo nhưng các chị em vẫn có rất băn khoăn không biết có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh hay không. Theo các bác sĩ, hiệu quả của phương pháp dân gian này này vẫn chưa được kiểm chứng về mặt y khoa. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng cách làm này với trẻ sơ sinh. Đặc biệt với trẻ sinh non, yếu ớt thì không nên đắp lá trầu hơ nóng lên người trẻ.

Có nên hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh không

Cách hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh an toàn

Để tránh được những tổn thương cho bé, bố mẹ nên thực hiện phương pháp hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị lá trầu

Bạn nên chọn những lá trầu không quá non cũng không quá già, bảo đảm an toàn, không phun thuốc. Sau đó rửa sạch lá, ngâm trong nước muối loãng và để ráo hẳn trước khi hơ.

Bước 2: Hơ lá trầu

Vò nhẹ lá trầu để tinh chất thoát ra dễ dàng hơn sau đó hơ lá trầu không khoảng 1-2 phút. Phụ huynh nên sử dụng bếp điện khi hơ lá trầu không cho bé.

Bước 3: Đắp lá trầu cho bé

Trước tiên, mẹ cần đặt lá trầu lên cổ tay mình trước để kiểm tra nhiệt độ trước khi đặt lên da bé. Mẹ có thể hơ lá trầu lên vùng bụng, ngực, lưng và tay chân của bé. Lưu ý không hơ lá trầu trực tiếp lên vùng da bị trầy xước hoặc vừa hơ vừa thoa dầu nóng cho bé để tránh bỏng.

*

Cách hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh an toàn

Những lưu ý khi hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo an toàn cho bé, khi hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý những điểm sau:

Không dùng than để hơ lá trầu không mà hãy dùng bếp điện. Hơ lá trầu không bằng than sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và bé.Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh, nhạy cảm nên phụ huynh muốn hơ lá trầu cho bé thì phải kiểm soát nhiệt độ tốt. Chỉ làm lá ấm lên một chút để bé không bị nóng bỏng da.Không hơ lá trầu không vào những vị trí da có vết thương hở hoặc sưng tấy của trẻ.Không nên cho trẻ uống nước cốt lá trầu vì nó không đem lại tác dụng mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh

*

Những lưu ý khi hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh

Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh là phương pháp dân gian chữa bệnh phổ biến được lưu truyền từ thời xưa. Mặc dù đã có nhiều bà mẹ thực hiện thành công nhưng cách làm này vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Do đó, phụ huynh cần phải thật cẩn trọng khi hơ lá trầu cho trẻ để không xảy ra tình huống đáng tiếc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.