CÔNG DỤNG VÀ TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂY ATISÔ ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

Atiso được từ xưa đã được nhiều người tin dùng vì không những thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Hoa atiso dễ tìm mua ở Việt Nam, được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành như Đà Lạt, Sapa, Hà Giang, Sơn La, Tam Đảo. Loại hoa này có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch cũng như cung cấp vitamin cho cơ thể.

Bạn đang xem: Tác dụng tuyệt vời của cây atisô


Tên thường gọi: Atiso, Áctisô

Tên khoa học: Cynara scolymus L. hoặc Cynara cardunculus L. var scolymus

Họ: Cúc (Asteraceae)

Tổng quan

Tìm hiểu chung

Cây atiso cao 1m hoặc hơn, trên thân và lá có lông trắng như bông. Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được.

Cây được trồng ở nhiều nơi trên nước ta, chủ yếu ở Đà Lạt, Sapa và Tam Đảo.

Bộ phận dùng

Nhiều bộ phận của cây atiso có thể được sử dụng để làm thuốc hoặc để ăn như:

Lá cây: Lá thường được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng, lúc cây chưa ra hoa hoặc hái trước tết âm lịch một tháng. Lá sau khi thu đã được phơi hoặc sấy khô. Rễ và thân cũng được dùng làm thuốc Đế hoa và lá bắc dùng làm thức ăn


Đọc tiếp


Tác dụng, công dụng

Uống atiso có tác dụng gì?

Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, tác dụng của atiso còn có thể kể đến như làm thuốc thông tiểu, thông mật, chữa các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương…

Thảo dược này thường được dùng để kích thích sự tiết dịch của gan và giúp giảm các triệu chứng sau khi say xỉn như ợ nóng, xây xẩm…

*


Không chỉ được dùng cho các bệnh về gan, tác dụng của atiso còn mở rộng sang phòng chống xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ trong máu hoặc trị chứng khó tiêu.

Lá atiso vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài ra, loài cây này còn được dùng để nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em.

Hoa hay bông atiso có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu, giúp tăng sự thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa và trị chứng khó tiêu ở dạ dày. Cụm hoa được dùng trong chế độ ăn kiêng của bệnh nhân đái tháo đường vì nó chỉ chứa lượng nhỏ tinh bột, còn phần lớn carbonhydate là inulin.

Nhìn chung, công dụng của atiso đối với sức khỏe rất đa dạng, bao gồm điều trị:

Cholesterol cao, giúp hạ thấp lượng đường trong máu Các vấn đề về thận, ngăn ngừa sỏi mật Giữ nước (phù) Nhiễm trùng bàng quang, giúp lợi tiểu Các vấn đề về gan Trị rắn cắn Dùng như nước dưỡng da hoặc kích thích làm lành da.


Liều dùng

Liều dùng của atiso có thể khác nhau đối với từng đối tượng. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Liều dùng thông thường của atiso là bao nhiêu?

Để chữa chứng ợ hơi, bạn có thể dùng 320-640mg chiết xuất từ lá atiso ba lần mỗi ngày.

Để làm giảm lượng cholesterol, bạn nên dùng 1.800-19.320mg chiết xuất a-ti-sô từ 2-3 lần/ngày. Một số sản phẩm từ atiso được bào chế để chỉ giữ lại hoạt chất cynarin. Nếu dùng sản phẩm cynarin, bạn nên dùng từ 60-1.500mg mỗi ngày.

*

Cách dùng, dạng dùng

Dạng dùng của atiso

Cây atiso có thể được chế biến và dùng dưới nhiều dạng khác nhau như:

Nước sắc Cao mềm, cao lỏng hoặc cao khô Viên bao Trà atiso

Một số cách dùng atiso bạn có thể áp dụng


Sắc lấy nước

Bạn có thể dùng lá khô hoặc lá tươi, đem sắc hoặc nấu thành cao lỏng (5-10%) để uống với liều 2-10g lá khô một ngày.

Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 10-40 giọt.

Nấu để ăn

Bạn cần loại bỏ hết các cánh hoa, bào phần lõi cho tới khi có được phần tim hoa màu xanh lá sáng. Bạn có thể vắt một chút nước chanh vào phần tim hoa này để hoa không bị thâm.

Khi đã có được phần tim hoa, bạn có thể hấp, nướng, chiên hay làm nước sốt tùy thích. Bạn hãy tham khảo thêm công thức nấu để có nhiều món ăn đa dạng.

Bạn cũng đừng bỏ qua phần hoa atiso non vì nó ngọt và mềm, phù hợp với nhiều món ăn đấy.

Uống trà atiso

*

Ngày nay, atiso thường được sử dụng để chế biến thành các loại trà dạng túi lọc tiện lợi. Bạn chỉ cần ngâm túi trà trong nước nóng là có thể uống được ngay.

Nhiều người tự hỏi tác dụng của trà atiso là gì? Uống một ly trà atiso có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Không những vậy, một số công dụng khác của trà atiso có thể kể đến như giảm cân, giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu.

Lưu ý, thận trọng

Các tác dụng phụ của atiso

Thảo dược này là một loại thực phẩm được dùng nhiều trong các gia đình và có rất ít tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ của atiso là gây đói và làm người dùng cảm thấy yếu sức. Tuy nhiên, bạn cũng cảm thấy tăng sự thèm ăn.


Trong một số trường hợp, người dùng có thể bị dị ứng với a-ti-sô. Những người dễ bị dị ứng với hoa atiso cũng có thể bị ứng với các loại cây thuộc họ Cúc.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên và có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Trước khi dùng hoa atiso, bạn nên biết những gì?

Bạn nên kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên nếu dùng hoa atiso trong thời gian dài để chữa bệnh mỡ trong máu. Bạn cũng nên có một chế độ ăn uống hạn chế chất béo. Khi dùng atiso dưới dạng chiết xuất hoặc ngâm trà, bạn nên pha loãng với một ít nước.

Bạn cũng nên phân biệt hoa atiso xanh với atiso đỏ. Loại hoa đang được đề cập trong trường hợp này là atiso xanh. Hoa atiso đỏ có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, thuộc họ Cẩm quỳ và có tên gọi khác là hoa bụt giấm.

Những quy định cho atiso ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của loài cây này. Việc sử dụng nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của atiso như thế nào?

Không nên dùng atiso cho những người bị tắc ống mật, bị sỏi mật hoặc dị ứng với atiso. Nếu bạn đang được điều trị bổ sung muối sắt, không nên dùng atiso vì nó có thể ngăn chặn hấp thụ muối sắt.

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của atiso với trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy, bạn nên tránh dùng atiso cho những đối tượng này.

*

Atiso có thể tương tác với những gì?

Atiso có thể ngăn chặn hấp thụ các thuốc bổ sung muối sắt và làm giảm lượng đường trong máu, do đó ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng atiso.

Xem thêm: Kỹ thuật máy tính là gì? học ngành kỹ thuật máy tính là gì ?

Hoa Atiso đỏ rất dễ trồng và phát triển tại Việt Nam. Loài hoa này có vị chua dịu đặc trưng, dễ dàng chế biến thành các món trà, món mứt, siro ngon miệng. Không chỉ thơm ngon, dễ ăn mà hoa Atiso đỏ còn chứa thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Khi vào mùa hoa, bạn có thể ngâm hoa cùng với đường lấy nước uống hoặc chế biến thành siro.

1. Thông tin chung về hoa Atiso đỏ

1.1. Nguồn gốc

Hoa Atiso đỏ được cho là có nguồn gốc từ khu vực Tây Phi. Cây Atiso đỏ thích hợp phát triển trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, cây không hề kén đất mà dễ dàng sinh trưởng ngay cả trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng.

*

Cây Atiso đỏ bắt nguồn từ Tây Phi

Tại Việt Nam hiện khá nhiều nơi trồng cây Atiso đỏ để lấy hoa. Hoa Atiso đỏ thường được chế biến thành đa dạng sản phẩm. Hương vị chua chua ngọt ngọt của hoa Atiso sẽ kích thích vị giác, tác động tích cực đến sức khỏe.

1.2. Đặc điểm nhận biết

Cây Atiso đỏ thuộc nhóm cây ngắn ngày, trồng hàng năm với độ cao trung bình từ 1.5m đến 2m. Bề mặt của thân cây rất bóng, màu tím. Phần lá Atiso đỏ hư thân dài và có răng cưa bao quanh viền lá.

*

Hoa Atiso đỏ có vị chua chua đặc trưng

Hoa Atiso đỏ mọc ra tại vị trí nách lá, hoa không hề có cuống, đỏ tía là màu đặc trưng của tràng hoa. Ngoài ra tùy theo độ tuổi, hoa cũng có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu trắng. Giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 10 chính là thời điểm mà hoa Atiso đỏ nở rộ nhiều nhất.

Bên trong mỗi bông hoa Atiso đỏ là phần quả tròn, với lớp lông bao phủ quanh quả. Trong quá trình sử dụng, bạn chỉ cần lấy phần hoa bên ngoài mà thôi.

2. Hoa Atiso đỏ có thể chế biến thành những sản phẩm gì?

Vị của hoa Atiso đỏ không hề khó ăn. Theo đó, cả bầu hoa và đài hoa tương đối mọng nước, vị chua đặc trưng dễ dàng chế biến thành nhiều dạng sản phẩm. Chẳng hạn như trà Atiso đỏ, mứt Atiso, siro Atiso,... Ngoài ra, hoa Atiso đỏ còn được chế biến thành các món canh nấu chung với cá, xương, thịt.

*

Trà chế biến từ hoa Atiso đỏ

Hoa Atiso ngâm đường trắng là cách chế biến đơn giản và phổ biến nhất tại gia đình. Nước Atiso đỏ ngâm đường rất dễ uống, kích thích vị giác, thích hợp sử dụng như một thứ nước giải khát.

3. Tác dụng tuyệt vời của hoa Atiso đến sức khỏe

Ngoài hương vị thơm ngon thì hoa Atiso đỏ còn chứa một số thành phần thể chất tốt cho sức khỏe.

3.1. Chống lão hóa

Qua quá trình phân tích thì người ta đã nhận thấy rằng hoa Atiso đỏ chứa khá nhiều bioflavonoids, thuộc nhóm chất chống Oxy hóa mạnh. Bên cạnh đó cũng phải kể đến hàm lượng cao vitamin C, các khoáng chất tham gia tích cực vào hoạt động ngăn chặn gốc tự do.

*

Hoa Atiso đỏ chứa một lượng lớn bioflavonoids

Chính vì vậy, nếu sử dụng thường xuyên sản phẩm từ hoa Atiso đỏ, bạn có thể duy trì vẻ ngoài tươi trẻ lâu hơn.

3.2. Giảm huyết áp

Huyết áp cao dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chẳng hạn như tai biến, nhồi máu cơ tim. Loại trà chế biến từ hoa Atiso đỏ từ lâu đã được công nhận như một loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp.

Hàm lượng cao bioflavonoids trong hoa Atiso luôn tham gia tích cực vào hoạt động ngăn ngừa gốc tự do, chống lão hóa. Đồng thời, hoạt chất này còn hỗ trợ ngăn chặn oxy hóa lipoprotein, điều hòa chỉ số huyết áp. Bổ sung Atiso đỏ chính là cách đơn giản giúp bạn hạ huyết áp an toàn, không cần dùng đến nhiều thuốc.

3.3. Giảm mỡ máu

Bên cạnh tác dụng chống lão hóa và giảm huyết áp thì hoa Atiso còn hỗ trợ làm giảm lượng mỡ trong máu. Từ đó, phần nào ngăn chặn biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Một và nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng Atiso đỏ hoàn toàn có khả năng loại bỏ bớt cholesterol xấu, ngăn chặn tổn thương mạch máu. Đặc biệt, một số hoạt chất trong loại hoa này còn tham gia vào quá trình điều hòa lượng mỡ, loại bỏ bớt mỡ trong máu, hạn chế phần nào tình trạng máu đóng cục.

3.4. Cải thiện chức năng gan

Gan là một trong những bộ phận nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Bộ phận này chính là nơi tiết mật, lọc độc tố, dự trữ một lượng lớn vitamin và khoáng chất, tham gia vào hàng trăm phản ứng trong cơ thể. Thế nhưng theo thời gian cộng với chế độ sinh hoạt không khoa học, chức năng gan lại dần suy giảm.

Muốn kích thích quá trình đào thải độc tố, giải độc cho gan, bạn nên ưu tiên sử dụng loại thực phẩm thanh mát như hoa Atiso đỏ. Trong loài hoa này chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa flavonoid hỗ trợ quá trình giải độc gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.

3.5. Hỗ trợ giảm cân

Hoa Atiso đỏ chứa một loại enzyme hỗ trợ sản sinh amylase. Mà amylase lại tham gia vào quá trình thủy phân tinh bột, kìm hãm và ngăn chặn tích lũy calo. Ngoài ra, hoa Atiso còn có khả năng giảm sự tích nước trong các mô, cơ, từ đó giảm cân một cách an toàn tự nhiên.

*

Nếu đang giảm cân, bạn nên dùng thêm trà Atiso đỏ

Nếu đang trong giai đoạn giảm cân, bạn hãy bổ sung trà Atiso vào danh sách đồ uống hàng ngày. Loại trà này vừa thơm ngon vừa kích thích khả năng trao đổi chất, giảm tích lũy chất béo,

3.6. Phòng ung thư

Flavonoid và Cyanidin được tìm thấy nhiều trong bộ phận đài hoa Atiso. Đây là 2 chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng ngăn chặn hoạt động của gốc do từ cấp độ tế bào. Sử dụng với Atiso đỏ với liều lượng hợp lý chính là cách giúp bạn bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa ung thư.

3.7. Tăng cường chức năng miễn dịch

Hàm lượng vitamin C trong hóa trị sổ đỏ cực kỳ phong phú. Vitamin C ngoài đóng vai trò như chất chống oxy hóa thì còn hỗ trợ hoạt động hệ miễn dịch, phòng rồi cảm lạnh cực tốt.

4. Lưu ý khi sử dụng hoa Atiso đỏ

Hoa Atiso đỏ vốn nhiều thành phần hợp chất tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa bệnh tật, hỗ trợ giảm cân an toàn. Nhưng để đạt hiệu quả cho cao thì bạn lại cần dùng đúng cách, không nên lạm dụng một cách thái quá.

Cho thêm chút đường với những người thường bị huyết áp thấp: Trường hợp có tiền tụt huyết áp thấp thì bạn nên uống trà Atiso cùng với một chút đường. Thời điểm uống lý tưởng là sau bữa ăn.

Phụ nữ mang thai hoặc còn cho con bú nên thận trọng: Đây là nhóm đối tượng cẩn thận trọng khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào. Vì thế, nếu đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm chế biến từ hoa Atiso

Nếu dùng trà Atiso thì không nên sử dụng nước máy để pha: Nước máy đã qua xử lý dễ khiến trà Atiso bị nồng và chua hơn. Vậy nên khi dùng trà Atiso, bạn hãy ưu tiên dùng nước tinh khiết đun sôi thay vì nước máy để pha trà.

Không nên dùng quá nhiều Atiso mỗi ngày: Dù là sản phẩm trà hay siro hoa Atiso thì bạn cũng không nên quá lạm dụng. Bởi nếu tiêu thụ quá tải thì gan đương nhiên phải hoạt động nhiều hơn.

Sử dụng vào thời điểm phù hợp: Đối với trà hoa Atiso đỏ, thời điểm uống lý tưởng là sau bữa ăn. Bạn tuyệt đối không nên dùng hoa Atiso nếu bụng đang đói.

Không dùng Atiso ngâm rượu nếu đang giảm cân: Trường hợp đang trong thời kỳ giảm cân, bạn không nên dùng hoa Atiso đỏ ngâm đường. Mà thay vào đó, bạn hãy dùng sản phẩm trà Atiso.

Hoa Atiso đỏ cực kỳ giàu chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư, cải thiện hoạt động cho hệ miễn dịch, hỗ trợ gan cực tốt. Rất hy vọng bạn đã bổ sung thêm chút kiến thức hữu ích về hoa Atiso đỏ sau khi tham khảo xong bài viết!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.