NHỮNG BỨC TRANH ĐÁNH LỪA THỊ GIÁC NGƯỜI XEM, NHỮNG BỨC TRANH ĐÁNH LỪA THỊ GIÁC

Với trí tưởng tượng phong phú cùng nguồn cảm hứng dồi dào, họa sĩ đã đưa người xem lạc vào thế giới kỳ ảo, siêu thực và vô cùng sống động.

Bạn đang xem: Những bức tranh đánh lừa thị giác

Yêu thích hội họa và bắt đầu vẽ từ khi còn rất nhỏ, họa sĩ người Canada - Robert Gonsalves luôn theo đuổi, sáng tạo ra những bức vẽ nghệ thuật đa chiều phức tạp.

Chính việc sử dụng hình khối, phối màu cùng cách vận dụng quy luật ánh sáng trong nghệ thuật vẽ tranh biến hóa (metamorphic art) đã khiến cho người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Dường như bức tranh của tác giả không còn tĩnh nữa mà chuyển động không ngừng.


Mỗi bức tranh vẽ của Gonsalves lại mang một câu chuyện riêng vô cùng độc đáo, nhưng ranh giới giữa các câu chuyện lại không thực rõ ràng. Người xem phải nhìn đi nhìn lại, so sánh các chi tiết, màu sắc, không gian khiến họ cảm tưởng như bức hình đang "động đậy" theo mắt nhìn.

Nghệ thuật biến hóa (Metamorphic art) là việc người họa sĩ sử dụng kỹ thuật vẽ chồng hoặc đan cài nhiều hình ảnh, khiến người xem hình dung ra một bức vẽ theo nhiều cách khác nhau.

Hàng cột đá hay đoàn thuyền đang căng buồm giữa biển?


Những cậu bé này liệu có biệt tài đi xe đạp trên... tán cây.

Trong mỗi bức vẽ đều tồn tại hai phần chính: phần "nổi" và phần "chìm". Nhưng những chi tiết tại mỗi phần được lồng ghép với nhau một cách hài hòa, đầy ẩn ý.


Đây đơn thuần là thác nước hay suối tóc của những "nàng tiên".


Bạn có thể dễ dàng nhận ra phần "nổi" của bức hình bởi với mục đích gây ấn tượng mạnh với mắt, chúng được vẽ lớn hơn, rõ ràng cùng màu sắc nổi bật.

Phải chăng cô gái này đang bay lượn trên cánh đồng xanh ngát nhìn từ không trung?

Bạn đang lững lờ thả hồn mình trên dòng sông, phóng tầm mắt lên bầu trời hay đang lơ lửng trong không gian rộng lớn?


Phần "chìm" sẽ được ghi dấu mờ nhạt, trừu tượng hơn. Thoạt nhìn bạn sẽ dễ dàng bỏ qua chi tiết nhỏ, chỉ khi chăm chú nhìn vào đó, bạn mới nhận ra được sự tinh tế, chấm phá trong mỗi bức hình.

Để cho ra đời những bức tranh biến hóa này, tác giả đã lợi dụng một số quy luật thị giác.

Bạn nhìn thấy những tòa nhà chọc trời hiện lên giữa bầu trời đêm hay tấm rèm bị cắt bên khung cửa sổ?


Thông thường, chúng ta nhận diện mọi sự vật xung quanh không chỉ bằng mắt mà bằng cả não bộ (trí nhớ). Đó là lý do vì sao ta có thể nhận ra một sự vật ngay cả khi không nhìn thấy toàn bộ vật đó.

Những cánh buồm no gió trên bầu trời hay cánh buồm giương cánh giữa biển khơi?

Màu sắc cũng giúp tạo hiệu ứng đánh lừa bởi mắt người dễ dàng bị thu hút bởi những gam màu sáng hơn.

Đường ray Glenfinnan với 21 màn vòm nổi tiếng ở cao nguyên Scotland hay sự "xếp hình" độc đáo của những vận động viên?


Cùng với sự sáng tạo, tinh tế, tác giả đã cho ra đời những bức tranh biến hóa khiến người xem tò mò, thán phục.

Bàn cờ làm từ tuyết trắng và những tán cây còn quân cờ lại được "phù phép" từ những tòa tháp cổ.

Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác sưởi ấm bên lò sưởi bên rừng cây?

Có lẽ chính bởi sự "hại não" đó mà nhiều người cho rằng, thưởng thức tranh metamorphic giống như việc bạn đang trải qua một bài test về độ tinh mắt của người xem.

Những cánh chim hải âu "biến hình" thành cơn sóng bạc đầu.

Kia là hình dãy cây thông đổ bóng xuống sông hay cô gái trong bộ quần áo trắng đang đi xuyên rừng trong đêm tối.


Theo Trí Thức Trẻ, Borepanda, Robert Gonsalves
4,32340.986
Tham khảo thêm

Theo dõi cộng đồng Khoa
Hoc.tv trên facebook


Giải trí

Thư viện ảnh

Tiêu điểm


☰ Danh mục

Trang chủ . Bảo mật . Liên hệ . Facebook .
Hoc.tv

Những bức tranh đánh lừa thị giác luôn khiến chúng ta phải tròn mắt kinh ngạc, mới nhìn thì thấy thế này nhưng nhìn kỹ lại ra thế khác. Nhưng bạn có biết rằng ảo ảnh thị giác cũng dựa trên khoa học, liên quan đến cách hoạt động của mắt và não của chúng ta khi nhận thức thế giới xung quanh. Dưới đây hãy cùng xem những bức tranh đánh lừa thị giác nổi tiếng trên thế giới và tìm hiểu quy luật của chúng nhé.


1. Chiếc nĩa bất khả thi: Hai nhánh hay ba nhánh?

*
*

Bức tranh này được công bố lần đầu tiên vào năm 1964 bởi D.H. Schuster. Đúng như tên gọi, vật này chắc chắn không thể tồn tại ngoài đời thật. Nếu nhìn từ phía dưới thì nó có ba nhánh, nhưng phần trên rõ ràng chỉ tách ra làm hai nhánh. Hình dạng này là bất khả thi bởi vì nó vi phạm các quy tắc của hình học Euclide.

2. Những chấm tròn đứng yên hay chuyển động?

*
*

Đây là hiện tượng chuyển động ảo ảnh: một hình ảnh tĩnh nhưng khi nhìn vào lại có cảm giác như đang chuyển động. Có phải bạn thấy các chấm đen dường như đang dao động? Nhưng thực ra đây chỉ là một bức vẽ bình thường, hoàn toàn đứng yên.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Thần kinh Barrow giải thích rằng những chuyển động rất nhỏ của mắt chúng ta và hành động chớp mắt mới là nguyên nhân khiến bộ não cảm nhận các chấm đen như đang chuyển động.

Xem thêm: Mách Bạn Cách Làm Bánh Trôi Bánh Chay Thơm Ngon, Cách Làm Bánh Chay Thơm Ngon

3. Hai hình tròn ở giữa bằng nhau hay khác nhau?

*
*

Hình tròn ở giữa của bên trái có vẻ to hơn hình tròn ở giữa bên phải, nhưng đó chỉ là ảo giác vì nó được bao quanh bởi các hình tròn nhỏ hơn.

Ảo giác này là do não của chúng ta sử dụng bối cảnh xung quanh để đánh giá kích thước, giống như giả định rằng những thứ nhỏ thì ở xa hơn. Vì hình tròn bên trái được bao quanh bởi các hình tròn nhỏ hơn nên bộ não cảm nhận nó lớn hơn, trong khi hình tròn bên phải được bao quanh bởi các hình tròn lớn hơn nên có cảm giác nhỏ hơn.

4. “Ảo ảnh bức tường quán cà phê”

*
*

Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì hình ảnh này được phát hiện lần đầu tiên ở bên ngoài một quán cà phê vào những năm 1970 bởi một người tên là Richard Gregory. Các đường kẻ ngang màu xám có vẻ bị nghiêng, nhưng nếu che các ô màu đen trắng lại hoặc lấy thước đo thì bạn sẽ thấy các đường ngang thực sự nằm thẳng hoàn toàn. Để tạo ra ảo ảnh như vậy, các ô đen trắng ở hàng trên và hàng dưới phải nằm lệch nhau và các đường màu xám phải nằm đúng vị trí.

Nguyên nhân của hiệu ứng này là do các tế bào thần kinh trong não tương tác với nhau. Cách sắp xếp các ô màu làm cho võng mạc của chúng ta tự động “làm mờ” và “tăng sáng” các đoạn khác nhau của đường ngang. Khi có sự tương phản về độ sáng giữa hai ô (như ô đen nằm trên ô trắng), các tế bào thần kinh sẽ cảm nhận hình ảnh này giống như những hình nêm, làm cho các đường ngang có vẻ bị nghiêng đi.

5. Những chấm đen ảo không hề có thật

*
*

Ảo ảnh này xuất hiện từ những năm 1870 và được phát hiện bởi Ludimar Hermann. Khi tập trung nhìn vào một điểm cố định trong bức hình, bạn sẽ có cảm giác xuất hiện các chấm đen ở giao điểm của các đường trắng, nhưng khi nhìn vào các điểm đó thì chẳng có gì cả.

Các chấm đen ảo là kết quả của một quá trình thần kinh được gọi là “ức chế bên”: một tế bào thần kinh bị kích thích có khả năng ức chế các tế bào lân cận xung quanh nó. Khi có nhiều ánh sáng (như các đường màu trắng) kích thích một tế bào thần kinh võng mạc, các tế bào này không thể xử lý được hết tất cả ánh sáng, vì vậy một số vùng sẽ bị ức chế và các chấm đen sẽ xuất hiện.

6. Con voi có mấy chân?

*
*

Bạn có thể đếm được con voi này có mấy chân không? Chắc là sẽ rất đau đầu nên một cách đơn giản để giải quyết vấn đề này là che bàn chân ở dưới lại, khi đó bạn sẽ thấy rõ con voi chỉ có 4 chân như bình thường. Lý do khiến nó trở nên ảo là người vẽ đã để trống những chỗ mà lẽ ra là bàn chân, thay vào đó lại vẽ bàn chân vào khoảng trống giữa hai chân thật. Điều này khiến não chúng ta bị rối và không biết chân nằm ở đâu.

7. Hình tròn màu xanh hay màu trắng?

*
*

Loại ảo ảnh này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1971 trong cuốn sách “Hiện tượng tương phản và khuếch tán màu” của nhà tâm lý học Dario Varin. Những đoạn thẳng nằm trong hình tròn thì màu xanh, nhưng bản thân hình tròn đó thì màu trắng giống như nền của bức tranh. Đến nay vẫn chưa rõ lý do tại sao mắt của chúng ta lại cảm nhận vòng tròn có màu giống với các đường đó.

8. Ảo ảnh Jastrow có thể nhìn thấy trong đời thực

*
*

Ảo ảnh này được phát hiện bởi Joseph Jastrow vào năm 1889. Trong hình trên, 2 thanh có vẻ dài ngắn khác nhau khi đặt cạnh ngắn của một thanh áp sát vào cạnh dài của thanh kia. Nhưng khi chồng 2 thanh với nhau thì rõ ràng là chúng có cùng kích thước. Đến nay vẫn chưa rõ cơ chế gây ra ảo ảnh này.

9. Ảo ảnh tam giác Kanizsa

*
*

Ảo ảnh này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1955. Bạn có thể cảm nhận có một hình tam giác ngược màu trắng chồng lên hình tam giác màu đen, nhưng thực ra chẳng có hình tam giác nào ở đây cả.

Lý do là vì não của chúng ta tự động thêm vào những chi tiết bị thiếu để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh, cụ thể ở đây là một hình tam giác màu trắng. Đây còn được gọi là hiện tượng “cạnh ma”.

10. Ba đường dài bằng nhau hay khác nhau?

*
*

Thoạt nhìn thì những đường này trông như hơi dài ngắn một chút, nhưng thực ra chúng có cùng độ dài và hai đầu của chúng cũng nằm thẳng hàng với nhau.

Lý do khiến não của chúng ta bị đánh lừa là chiều mũi tên ở 2 đầu của đoạn thẳng. Mũi tên hướng ra ngoài tạo cảm giác ngắn hơn so với mũi tên hướng vào trong. Một cách giải thích phổ biến cho ảo ảnh này là mắt của chúng ta quen với các góc, vì vậy khi nhìn thấy các đầu mũi tên thì mắt sẽ cảm nhận chúng là các góc đóng hoặc góc mở và do đó ảnh hưởng đến chiều dài thực sự của đoạn thẳng.

11. “Rắn quay” – Một ví dụ khác về chuyển động ảo ảnh

*
*

Bức vẽ “Rắn quay” được tạo ra bởi Akiyoshi Kitaoka vào năm 2003. Đây là một dạng chuyển động ảo ảnh được gọi là “trôi ngoại vi”: khi tập trung nhìn vào một điểm, bạn sẽ cảm nhận những phần ngoại vi xung quanh như đang chuyển động.

12. Con vịt hay con thỏ?

*
*

Bức tranh gốc không rõ tác giả, nhưng Joseph Jastrow là người đầu tiên ghi chép về nó vào năm 1900. Đây là một hình ảnh “lai” giữa vịt và thỏ, tùy theo góc nhìn của bạn: khi nhìn thẳng bình thường thì thấy con vịt, nhưng nghiêng đầu sang bên trái bạn sẽ thấy mỏ của con vịt trở thành đôi tai của con thỏ.

13. Ảo ảnh 3D Magic Eye

*
*

Những bức tranh ảo giác kiểu này rất thịnh hành trong những năm 90. Magic Eye xuất hiện ở Mỹ vào năm 1993 trong một cuốn sách có tên “Magic Eye: Một cách nhìn mới về thế giới“. Kiểu tranh này còn được gọi là ảnh lập thể hoặc ảo ảnh 3D, đó là những hình 3D ẩn trong 2D.

Một số người không thể nhìn thấy hình 3D ẩn trong những bức tranh kiểu này, và đó có thể là dấu hiệu cho thấy thị lực có vấn đề. Nếu bạn cảm thấy khó nhìn thì đầu tiên hãy đến gần và nhìn tập trung vào một điểm, sau đó từ từ di chuyển lùi ra xa và vẫn tập trung vào điểm đó.

Cuốn sách “Magic Eye: Một cách nhìn mới về thế giới”:

14. Chiếc ly hay hai khuôn mặt?

*
*

Đây là một trong số rất nhiều phiên bản được gọi là “chiếc ly Rubin”. Bức tranh này được tạo ra vào năm 1915 bởi nhà tâm lý học người Đan Mạch Edgar Rubin.

Nếu tập trung vào các phần màu đen, bạn sẽ thấy hai khuôn mặt người đang nhìn nhau. Nhưng nếu tập trung vào khoảng trắng ở giữa, bạn sẽ thấy một chiếc ly.

15. Ảo ảnh khuôn mặt

*
*

Nếu bạn nhìn chằm chằm vào bức ảnh này trong ít nhất 20 giây rồi sau đó ngay lập tức di chuyển nhìn sang một khoảng trống khác, bạn sẽ thấy xuất hiện một khuôn mặt quen thuộc, đó là Chúa Giêsu. Ảo ảnh này được gọi là hiện tượng lưu ảnh.

Theo bách khoa toàn thư Encyclopedia Britannica, dư ảnh là hiện tượng hình ảnh trên võng mạc vẫn tồn tại sau khi hình ảnh thật bên ngoài đã biến mất, nguyên nhân được cho là do các tế bào thần kinh thị giác vẫn ở trong trạng thái kích hoạt kéo dài. Nói cách khác, mắt của chúng ta vẫn nhìn thấy một thứ vốn không còn tồn tại. Một ví dụ thường gặp là nhìn thấy các chấm sau khi đèn flash của máy ảnh vừa tắt.

16. Cô gái trẻ hay bà già?

*
*

Bức vẽ này có cả một cô gái trẻ và một bà già, nhưng mắt chúng ta chỉ có thể nhận ra từng người một cách riêng rẽ. Ảo ảnh này được gọi là “Hình ảnh Boring”, được đặt theo tên của Edwin Boring – người đã viết một bài báo về nó vào năm 1930.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.