Vai Trò Của Cốt Thép Trong Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép Có Khả Năng Chịu Nhiệt Tốt

Là sản phẩm vật liệu chịu lửa dị hình được sản xuất từ cốt liệu chịu lửa cao nhôm , xi măng chịu nhiệt và các chất phụ gia khác

Sản phẩm bê tông chịu lửa ở nhiệt độ cao, độ bền sốc nhiệt tốt ,gia nhiệt nhanh ,chịu mai mòn .Bạn đang xem: Bê tông cốt thép có khả năng chịu nhiệt độ lên đến 1000 độ C

2. ĐẶC TÍNH SẢN PHẨM

Chịu Nhiệt độ làm việc caoTính năng kỹ thuật vượt trộiCường độ và độ ổn định cao Khi gia nhiệt .

Bạn đang xem: Bê tông cốt thép có khả năng chịu nhiệt tốt

Khả năng chịu đươc ăn mòn cao.

3. ỨNG DỤNG

Bê Tông Chịu Lửa thích hợp sử dụng trong các lĩnh vực như:Sử dụng trong các buồng nung lò đốt, lò nung công nghiệp.Sử dụng cho các lò thép ,lò nấu kim loại Các bộ phận của lò nung, lò tynel , lò hơi, lò đốt rác thải ,lò sấy Dùng để đúc các cấu trúc kích thước lớn, quy cách phức tạp cho  thành lò, vòm lò, cửa lò, bể chứa kim loại, bể chứa hóa chất , ống dẫn chịu nhiệt, sàn chịu nhiệt, vót nấu và đúc kim loại, đầm lớp làm việc của các lò công nghiệp..

4.Thông số kỹ thuật:.

**GIẢI NHIỆT ĐỘ:

+ 300-800C Cường độ nén khi gia nhiệt có thể đến 50 MPA ( 500kg/ cm3 )

+ Từ 1000C-1500,1700C Cường độ nén khi gia nhiệt có thể đến 50 MPA (500 kg / m3 

+Cỡ hạt: 0-5, 0-10mm. tùy vao loại sản phẩm yêu cầu

+Trọng lượng từ 2,0 - 2.4 tấn / m3.

+Tỉ lệ nước khi trộn : 8-15 lít / 100kg bê tông khô ( Tùy Từng Loại Bê tông ) 

( Lượng nước càng ít thì cường độ bê tông càng lớn )

5.Thành phần:

Xi măng chịu nhiệt.Các Loại Sạn chịu lửa cao nhômCác phụ gia dẽo, đóng rắn

BÊ TÔNG CHỊU NHIỆT CR12

Đặc điểm:ưng dụng cho các loại lò công nghiệp lò xấy , lò nung , vách lò , bão ôn vvNhiệt độ : 800-1000 độ C độ chịu lưa 1250độ C, tính năng .Thi công nhanh, giảm chi phí hoàn thiện bề mặt, nhân công, thiết bịDễ dàng lấp đầy ván khuôn hẹp, cho phép chế tạo những cấu kiện mỏng cho nên giảm lượng bê tông, Tăng chất lượng công trìnhQuy cách: 1 bao = 50KgBÊ TÔNG CHỊU NHIÊT CR15Đặc điểm:ưng dụng cho các loại lò công nghiệp lò gốm sứ , lò thép ,lò nâu đồng ,nhôm ,lò hơi , vách lò , vvNhiệt độ : 1000-1250 độ C độ chịu lưa 1450độ C,Tính năng: Được sử dụng để xây lót các lò công nghiệp. Tính năng cao là bê tông có độ chịu nhiệt cao, bền nhiệt, cường độ cơ học rất caoQuy cách: 1 bao = 50KgBÊ TÔNG CHỊU NHIỆT CR18ưng dụng cho các loại lò công nghiệp lò gốm sứ , lò thép ,lò nâu đồng ,nhôm ,lò hơi , vách lò , vvNhiệt độ : 1250-1450 độ C độ chịu lưa 1650độ C,Tính năng: Được sử dụng để xây lót các lò công nghiệp. Tính năng cao là bê tông có độ chịu nhiệt cao, bền nhiệt, cường độ cơ học rất caoQuy cách: 1 bao = 50KgĐặc điểm: Được chế tạo từ hỗn hợp xi măng, hệ cốt liệu tối ưu, bên cạnh đó, cường độ còn được cải thiện bằng cách dùng một vài sản phẩm mới có phẩm chất đặc biệt như chất siêu dẻo và phụ gia hoạt tính.Công dụng: Bê tông cường độ cao cho phép tạo ra các sản phẩm có tính kinh tế hơn, cung cấp được khả năng giải quyết được nhiều vấn đề kỹ thuật Cách TrộnTrộn 100 kg bê tông khô ứng với khoảng 12-15 lít nước sạch, tuy loại bê tông có thể tăng giảmdụng cụ máy trộn cưỡng bưc ,hoăc trộn tay, đánh kỹ nhiêu lần cho bê tông cho đến khi bê tông có độ dẻo phù hợp thì có thể đưa vào sử dụng.Lưu ý. khi đổ bê tông phải gia cố cốt pha chắc chắn ,dụng cụ phải có đầm dùi để liên kêt bê tông thật tốt (đâm nén ,đâm dùi rất quan trọng trong liên kết bê tông)  kích thước bê tông lớn thì cần có khe giãn nở.Đổ bê tông xong để ổn định sau 3-15 ngày tùy vao khối bê tông dày hay mỏng.

Xem thêm: Chạy lại phần mềm asus zenfone 4 max pro (unbricked), hướng dẫn cài đặt lại điện thoại zenfone 4, 5, 6

Trước khi sử dụng thì đưa vào sấy theo quy trình sau.Quy trình sấy

Khi sấy bê tông thì gia nhiệt từ 50o
C-100c trong vòng 3-10h( tùy vào độ dày mỏng của bê tông, rồi nâng nhiệt lên đến 300o
C-500c trong vòng 24-48h dưng lo cho nguội

và chạy lại từ đâu lên nhiệt từ từ theo quy trinh cách nhau 300-500 độ thơi gian tăng dần 2h-5h cho đến khi đat nhiệt độ của tưng loại bê tông cho phép.

Thời gian tháo côt phaĐối với côt pha đổ khối lớn : 7- 10 ngàyĐối với côt pha đổ khối nhỏ : 1-2 ngàyYêu cầu cốt pha ghép phải kín

công ty Chúng tôi luôn nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực bê tông chịu nhiệt , vật liệu chịu lửa, bảo ôn – cách nhiệt

để tạo ra những sản phẩm bê tông chất lượng cao, tính năng nổi bật, được sử dụng ở các vị trí quan trọng của nhiều công trình.

 cũng như mong muốn chia sẽ thành công với Quý vị, chúng tôi cam kết luôn dành cho quý đối tác các sản phẩm & dịch vụ tốt nhất

nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi mong muốn có cơ hội được hợp tác cùng Quý Vị để phát triển thị trường cho dòng sản phẩm Bê Tông chịu nhiệt


Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu composite kết hợp bởi bê tông và thép, trong đó bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng dân dụng và xây dựng công trình giao thông như nhà ở, cầu, đường, nhà xưởng công nghiệp, sân bay, thủy lợi… Trong hầu hết các công trình hiện nay, kết cấu BTCT đóng vai trò là kết cấu chịu lực chính cho cả công trình.Bạn đang xem: Bê tông cốt thép có khả năng chống lại sự tác động của lửa và nhiệt độ cao

Tại Việt Nam, theo các thống kê sơ bộ, các công trình xây dựng từ kết cấu bê tông cốt thép chiếm 70% tổng số công trình xây dựng.

(Ảnh: Nguồn Internet)

Kết cấu xây dựng bằng cách sử dụng bê tông kết hợp với ‘cốt’ được gọi chung là ‘kết cấu bê tông có cốt’; kết cấu bê tông cốt thép, với ‘cốt’ là các thanh thép, là loại ‘kết cấu bê tông có cốt‘ lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất trong xây dựng. Trong các điều kiện thông thường, sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép mang lại hiệu quả tốt nhờ vào những đặc điểm sau:

Lực dính bám giữa bê tông và cốt thép: lực này hình thành trong quá trình đông cứng của bê tông và giúp cốt thép không bị tuột khỏi bê tông trong quá trình chịu lực.Giữa bê tông và thép không có phản ứng hóa học làm ảnh hưởng đến từng loại vật liệu, ngoài ra do cốt thép đặt bên trong bê tông nên còn được bê tông bảo vệ khỏi ăn mòn do tác động môi trường.Bê tông và thép có hệ số giãn nở nhiệt xấp xỉ nhau:

Với bê tông là khoảng 1,0 x 10-5 ~ 1,5 x 10-5. Với thép là 2 x 10-5. Do đó phạm vi biến đổi nhiệt độ thông thường (dưới 100 °C) không làm ảnh hưởng tới sự kết hợp bên trong giữa bê tông và cốt thép.

Do bê tông có khả năng chịu nén tốt và cốt thép được đưa vào trong bê tông để khắc phục khả năng chịu kéo kém của bê tông nên về cơ bản trong cấu kiện bê tông cốt thép thì cốt thép sẽ chịu ứng suất kéo còn bê tông chịu ứng suất nén.

(Ảnh: Nguồn Internet)

ƯU ĐIỂM:

Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm sau:

Giá thành thấp: bê tông được chế tạo chủ yếu từ các vật liệu sẵn có như đá, sỏi, cát… Các vật liệu khác như xi măng, thép đắt tiền hơn nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1/6 đến 1/5 tổng khối lượng.Khả năng chịu lực lớn: khả năng chịu lực của bê tông cốt thép lớn hơn rất nhiều so với các dạng vật liệu khác như gạch, đá, gỗ… Hơn nữa, khác với các loại vật liệu xây dựng có nguồn gốc tự nhiên, bê tông cốt thép là vật liệu nhân tạo nên thông qua việc chế tạo có thể lựa chọn các tính năng mong muốn.Độ bền cao: bê tông là một loại đá do đó có khả năng chịu ăn mòn, xâm thực từ môi trường cao hơn các vật liệu như thép, gỗ… Chi phí bảo dưỡng do đó cũng thấp hơn.Khả năng tạo hình khối dễ dàng: trước khi đông cứng thì bê tông ở dạng hỗn hợp lỏng và dẻo nên có khả năng tạo các hình khối phù hợp yêu cầu kiến trúc nhờ vào hệ thống ván khuôn.Khả năng chống cháy tốt: trong ngưỡng dưới 400 °C thì cường độ của bê tông không bị suy giảm đáng kể, hệ số dẫn nhiệt của bê tông cũng thấp nên giúp bảo vệ cốt thép ở nhiệt độ cao.Khả năng hấp thụ năng lượng tốt: các kết cấu làm bằng bê tông cốt thép thường có khối lượng lớn nên có khả năng hấp thụ lực xung kích tốt.

NHƯỢC ĐIỂM:

Nặng nề: các kết cấu xây dựng làm từ bê tông cốt thép thường có nhịp tương đối nhỏ, chi phí xây dựng nền móng cao. Nhược điểm này hiện được khắc phục đáng kể bằng việc sử dụng kết cấu bê tông dự ứng lực hoặc kết cấu bê tông cường độ cao kết hợp với các giải pháp xây dựng hợp lý.Thời gian thi công lâu: bê tông cần thời gian để đông cứng, trong thời gian này chất lượng bê tông chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, môi trường… Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách sử dụng bê tông đúc sẵn lắp ghép hoặc bán lắp ghép.Khả năng tái sử dụng thấp: việc tháo dỡ, vận chuyển và tái sử dụng bê tông sau khi sử dụng rất tốn kém và tiêu hao nhiều công sức.Chi phí cho hệ thống ván khuôn.

THÉP ÚC – THÉP VIỆT ÚC LÀ LỰA CHỌN HÀNG ĐẦU CHO SỰ BỀN VỮNG CỦA KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP!

Ngày nay, bê tông cốt thép là dạng kết cấu được sử dụng rộng rãi nhất trong tất cả các loại hình xây dựng, giao thông, thủy lợi và là kết cấu chịu lực chính của công trình. Bê tông cốt thép được ví như một loại đá nhân tạo rất vững chắc giúp ích rất nhiều cho các công trình nhân sinh. 

| Tham khảo: Dịch vụ xây nhà trọn gói 

Bê tông cốt thép là gì ?

Vật liệu bê tông cốt thép là vật liệu hỗn hợp được hình thành bởi sự kết hợp giữa bê tông và thép, trong thành phần đó bê tông thép đều góp phần chịu lực, bê tông chịu nén và thép chịu kéo .

Kết cấu bê tông bình thường được đánh giá là không có khả năng chịu kéo ( cường độ chịu kéo bằng 1/10 lần cường độ chịu nén), điều đó được khắc phục bằng cách bổ sung thêm vật liệu thép kết hợp.

Bê tông có khả năng chịu lực nén tốt nhưng khả năng chịu lực kéo còn kém. Tuy nhiên, để tăng chất lượng, chủ thầu thường chọn bê tông cốt thép toàn khối. Để hiểu hơn về loại vật liệu này, hãy cùng bê tông Hoàng Cát tham khảo bài viết sau đây. 

Bê tông cốt thép toàn khối là gì?

Bê tông cốt thép toàn khối là loại bê tông được thi công bằng cách ghép ván khuôn, đặt cốt thép. Sau đó, bê tông tươi được đổ vào ngay tại vị trí cần xây dựng. Bê tông cốt thép nói chung và bê tông cốt thép toàn khối nói riêng được xem như loại nền vững chắc cho các công trình xây dựng. 

*

Đặc điểm của bê tông cốt thép toàn khối 

Khi hoạt động, mỗi loại vật liệu trong bê tông cốt thép toàn khối sẽ làm việc trong một kết cấu, phát huy hết khả năng, tương trợ bổ sung cho nhau. Loại bê tông này chịu lực rất tốt vì thép được bảo vệ bởi bê tông khỏi bị ăn mòn và có khả năng liên kết với nhau. Hệ số giãn nở của hai loại vật liệu này gần giống nhau nên tính toàn khối được đảm bảo cao. 

Theo thời gian, đặc tính của bê tông cốt thép toàn khối không giảm đi mà còn tăng lên khi cốt thép không bị ăn mòn. Vì vậy, thợ thi công nên làm loại bê tông này trong thời tiết khô ráo, tránh để thép bị gỉ. 

Ưu điểm của bê tông cốt thép toàn khối

Bê tông cốt thép toàn khối ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các công trình tại Việt Nam. Hơn nữa, các công trình còn ưu ái sử dụng như một phương pháp hữu hiệu nhất. Vậy hãy điểm qua những ưu điểm sau đây để hiểu hơn vì sao loại vật liệu này được chú ý:

Chịu lực tốt, độ bền cao

Bê tông cốt thép toàn khối có kết cấu là bê tông và cốt thép nên khi đặt vào tiết diện chung thì khả năng chịu lực tăng lên gấp nhiều lần. Bê tông khi hoàn thiện đông rắn lại, dính chặt với thép nên có thể truyền lực giữa hai vật liệu. Công trình sẽ có cường độ và độ ổn định cao. 

Dễ thi công

Người thi công tiến hành trộn bê tông, lúc này bê tông ở hỗn hợp lỏng vào dẻo. Do đó, việc thực hiện tạo khối, tạo hình với hệ thống khuôn ván rất dễ dàng. Tiếp theo, chúng ta bảo dưỡng bê tông đúng những hình dạng phù hợp với vị trí xây dựng. Ví dụ như sàn bản kê hai cạnh, sàn bản dầm, sàn dày sườn, sàn ô cờ.

Chịu nhiệt, chống cháy tốt

Kết cấu của bê tông cốt thép toàn khối có khả năng chịu nhiệt từ 1000 độ C. Nếu lớp bê tông dày bảo vệ cốt thép bên trong thì cốt thép chỉ bị hư hỏng bề ngoài mà không sụp đổ. Ngoài ra, chúng còn chịu được những tác động lớn như động đất, bom….

Giá thành thấp 

Bê tông cốt thép toàn khối sẽ có giá thành rẻ hơn các dạng vật liệu khác. Bởi lẽ, đá, sỏi, cát, xi măng, thép chỉ chiếm tỷ trọng khoảng ⅙- ⅕ tổng khối lượng. 

Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị thi công bê tông với nhiều phân khúc giá khác nhau. Sàn bê tông cốt thép toàn khối sẽ dao động từ 560.000 – 650.000 ngàn/ 1 mét vuông tùy vào khẩu độ dầm và vật tư. Bê tông được tạo nên từ nhiều chất phụ gia xây dựng, công trình sử dụng nguyên liệu tốt, độ bền cao thì giá đổ bê tông sẽ cao hơn so với thông thường.

*

Nhược điểm của bê tông cốt thép toàn khối

Bê tông cốt thép toàn khối có trọng lượng lớn gấp nhiều lần gạch, đá. Bên cạnh đó, việc thi công loại bê tông này cũng tốn nhiều thời gian hơn. Thông thường thì tầm 28- 30 ngày, bê tông mới đủ điều kiện chắc chắn để tiếp tục thi công. 

Lưu ý khi thi công bê tông cốt thép toàn khối

Để đảm bảo cho chất lượng bê tông, đảm bảo an toàn và có hiệu quả cao, chủ thi công cần chú ý một số điểm sau:

Thời tiết: Không nên thi công vào những ngày trời mưa. Người thi công nên tiến hành vào hôm trời khô thoáng, nắng không quá gắt. Kiểm tra vị trí đổ: Trước khi tiến hành đổ bê tông, đơn vị thi công cần kiểm tra kỹ xem mặt bằng đã được phẳng chưa, khô ráo và cách bản lề ít nhất 20cm. Bảo dưỡng bê tông: Hoàn thành giai đoạn đổ, người thi công cần bảo dưỡng bê tông theo đúng quy trình, giữ ẩm trong 7-28 ngày liên tục không ngắt quãng. 

Như vậy, kết cấu bê tông cốt thép toàn khối với tính ứng dụng rộng rãi, được sử dụng trong hầu hết các công trình xây dựng. Điều đó có nghĩa loại kết cấu này là phương pháp tối ưu cho ngành xây dựng hiện nay. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.