CÁCH XOA ĐẦU CHO TRẺ BỊ MÉO ĐẦU, MẸO DÂN GIAN CHỮA MÉO ĐẦU Ở TRẺ SƠ SINH

Méo đầu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em lứa tuổi sơ sinh. Do đó mà, mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh luôn nằm trong danh sách tìm kiếm của các bậc cha mẹ. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý để bạn có thể áp dụng trong giai đoạn chăm sóc trẻ. Tuy nhiên cần phải chú ý thực hiện để không gây những tác dụng ngược đến sức khỏe của trẻ.

Bạn đang xem: Cách xoa đầu cho trẻ bị méo đầu


Như bạn đã biết giai đoạn sơ sinh, cơ thể của trẻ chưa được phát triển đầy đủ. Đặc biệt là phần sọ não, khi trẻ nằm sai tư thế hoặc quá lâu sẽ gây ra tình trạngtrẻ sơ sinh bị méo đầu.

Nhận biết chứng méo đầu ở trẻ sơ sinh

Bạn có thể dễ dàng phát hiện ra tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh bằng mắt thường. Trẻ khi mới sinh ra, nếu nhìn thấy đầu bé có dạng dẹt hoặc bị méo mó không bình thường thì đó là chính là tình trạng trẻ bị méo đầu sau sinh. Tình trạng này có thể khác nhau ở mỗi cá thể trẻ, có thể bị ở phía sau, trước, bên trái hoặc bên phải đầu.

Bên đầu bị móp có trẻ chịu tác động từ áp lực bên phía ngoài đến phần đầu tương ứng. Tuy nhiên nó lại không gây tổn hại gì đến phần não bộ của trẻ. Vì thế, sự phát triển của trẻ không bị ảnh hưởng nhưng lại gây mất thẩm mỹ khiến trẻ bị tự ti.

*

Chứng méo đầu ở trẻ sơ sinh rất dễ phát hiện

Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Đối với những trẻ bị méo đầu, trong đa số các trường hợp, phần lép trên đầu của trẻ sẽ có thể tự điều chỉnh và trở lại bình thường khi bé ởgiai đoạn 6 tháng tuổi, lúc bé bắt đầu tập ngồi.

Bạn có thể áp dụng một số cách dân gian dưới đây liên quan đến chế độ sinh hoạt của trẻ để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng méo đầu cho trẻ.

Cho bé đội mũ bảo hiểm để lấy lại hình dáng đầu

Nếu đầu bị móp của trẻ không có dấu hiệu cải thiện khi bạn đã cho trẻ thay đổi tư thế. Lúc này, ban có thể cho bé sử dụng mũ bảo hiểm để giúp lấy lại hình dáng đầu. Tốt nhất là nên tham khảo qua ý kiến chuyên gia để có lựa chọn phù hợp nhất. Mũ bảo hiểm này sẽ đặc biệt giúp giảm áp lực lên vùng đầu bị phẳng của trẻ.

Để có hiệu quả cao nhất khi sử dụng bạn nên tiến hành mang cho trẻ từ lúc 4 - 12 tháng tuổi. Lúc xương sọ vẫn còn độ mềm dẻo nhất định. Điều trị bằng phương pháp này sẽ không còn hiệu quả nếu trẻ đã lớn hơn 1 tuổi, vì lúc này xương sọ cứng lại khó có thể định hình.

*

Đổi tư thế ngủ cho trẻ là cách đơn giản để giúp trẻ lấy lại hình dáng đầu

Thay đổi tư thế ngủ của trẻ

Các mẹ trong quá trình điều trị méo đầu cho trẻ cần chú ý thay đổi tư thế ngủ cho bé mỗi đêm. Một số mẹ còn sử dụng những dụng cụ để định vị đầu của trẻ lúc này. Tuy nhiên điều này là không cần thiết, thậm chí đây còn gây hại cho trẻ điển hình là dễ dẫn đếnhội chứng SIDS.

Nhẹ nhàng xoa đầu trẻ

Ngoài ra, các mẹ để cải thiện tình trạng méo đầu ở trẻ bằng cách dùng tay xoa nhẹ nhàng lên đầu của trẻ đều đặn hằng ngày. Điều này sẽ giúp chỉnh hộp sọ của trẻ để hạn chế việc bị bẹp méo nặng hơn. Ngoài ra, phương pháp này cũng được đánh giá cao trong việc kích thích não bộ trẻ phát triển.

Đổi tư thế bú mỗi ngày

Tư thế bé bú cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đầu méo của bé. Đặc biệt là những trẻ không được bú sữa mẹ. Khi cho trẻ bú, bạn nên chú ý để trẻ bú đều hai ti, chọn vật có màu sắc thu hút để đổi bên liên tục,... giúp đầu trẻ cân bằng.

*

Cho trẻ nằm sấp để giảm áp lực lên phần đầu của trẻ

Cho bé nằm sấp

Đây là mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, lưu ý chỉ cho trẻ nằm sấp trên bề mặt phẳng với thời gian khoảng tầm 15 phút/ngày.

Việc áp dụng cách này trong một thời gian cố định còn giúp trẻ phát triển về cơ bắp và cơ được hơn. Đặc biệt tư thế nằm sấp còn mang lại hiệu quả giảm được tình trạng đầu trẻ bị tiếp xúc lâu với bề mặt nên sẽ giảm thiểu được việc méo đầu ở trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần phải lưu ýtư thế ngủ cho trẻ sơ sinhđể tránh bị ngạt thở khi khi áp dụng mẹo chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh này, để tránh các di chứng tai hại về sau.

Trẻ nằm ngủ quá lâu một tư thế có những nguy hiểm gì?

Trẻ nằm ngủ nghiêng đầu quá lâu ngoài gây ra tình trạng méo đầu ở trẻ. Việc này còn có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Ngủ với tư thế nghiêng đầu về một phía trong thời gian dài, hình dạng đầu của trẻ sẽ không được bình thường, có thể làm khuôn mặt trẻ bị ảnh hưởng.Tình trạng ngủ nghiêng đầu nếu ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ gây ra những tác động đến sự phát triển của hộp sọ. Đặt biệt ngay từ lúc mới sinh, tốc độ phát triển của não bộ trẻ giai đoạn này là mạnh mẽ nhất.Ngoài ra, tình trạng nghiêng đầu khi ngủ quá lâu ở trẻ sơ sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của năm giác quan. Khi hình dáng hộp sọ bị thay đổi quá mức thì vị trí của mắt và tai của trẻ chắc chắn sẽ bị thay đổi có thể không nằm trên một đường thẳng. Điều này nếu xảy ra, không chỉ ảnh hưởng đến thính giác, thị giác mà còn tác động đến vị trí mọc răng của trẻ.Đồng thời, vào giai đoạn mới sinh, xương sọ của trẻ khá mềm. Nếu phải chịu áp lực tích tụ lâu tại một số điểm với thời gian dài sẽ khiến hộp sọ biến dạng, bị chìm vào bên trong và gây ra hội chứng đầu bẹt.Hội chứng đầu bẹt với mức độ nghiêm trọng sẽ làm ức chế khả năng mở rộng của não bộ và làm cho não kém phát triển hơn trẻ bình thường. Trẻ sơ sinh nằm ngủ quá lâu ở một tư thế nghiêng cũng khiến vòng tai của trẻ phải chịu nhiều chèn ép làm thay đổi hình dạng tai.

*

Trẻ ngủ quá lâu một tư thế có nhiều tác động xấu đến trẻ

Hi vọng các mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh trên đây sẽ giúp bạn ít nhiều trong quá trình chăm sóc con em của mình. Bạn cũng cần tránh để trẻ nằm ngủ quá lâu một tư thế để hạn chế tối đa nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Méo đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Do hộp sọ mềm và yếu nên khi bé ngủ hoặc bú ở một bên đầu sẽ phải chịu tác động của lực lâu dài dẫn đến méo đầu. Vậy trẻ sơ sinh méo đầu phải làm sao? Cùng tham khảo ngay một số mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé!

*

Hầu hết ba mẹ đều mong muốn bé yêu có ngoại hình ưa nhìn. Tuy nhiên, mức độ ngoại hình không chỉ phụ thuộc vào việc bé có đôi mắt to, đôi môi chúm chím, làn da trắng trẻo mà còn phụ thuộc vào hình dáng khuôn mặt và đầu. Ngày nay, có rất nhiều bé sơ sinh gặp phải tình trạng méo đầu, đầu biến dạng. Nhiều người cho rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng đầu em bé méo là do mẹ đặt con nằm mãi một tư thế, trong khi hộp sọ của bé còn rất mỏng và yếu nên dễ bị tác động lực. Vậy cụ thể, đầu trẻ sơ sinh bị méo bắt nguồn từ đầu?

Tại sao trẻ sơ sinh bị méo đầu?

Trước khi khám phá cách chữa méo đầu cho trẻ 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân con bị méo đầu nhé!

Trên thực tế, có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị méo đầu do đi qua kênh sinh của mẹ. Trong trường hợp khác, hình dáng đầu bé bị méo sau sinh là do tác động lên đầu khi trẻ nằm ngửa.

Xem thêm: Viên uống bổ sung collagen youtheory collagen plus biotin, youtheory collagen advanced formula, 390 tablets

*

Giai đoạn đầu đời, trẻ có những phần mềm trên đỉnh đầu, nơi lối các mảnh xương sọ với nhau, gọi là thóp. Thóp giúp Những điểm này cho phép đầu trẻ có thể lọt qua được kênh sinh chật hẹp ở mẹ. Ngoài ra, thóp còn giúp trẻ thích nghi dần với sự phát triển của não bộ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, vì đặc tính mềm dẻo nên nếu trẻ nằm ngủ hoặc bú sai tư thế trong thời gian dài sẽ khiến đầu bị méo, biến dạng. Đó có thể là tình trạng bé bị méo đầu bên phải hoặc bên trái, tùy theo hướng bé nằm nghiêng.

Triệu chứng méo đầu ở trẻ sơ sinh

Ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra đầu bé bị méo thông qua những chi tiết sau:

Các mạch máu nổi ở da đầu bé
Quan sát từ trên xuống, phần sau đầu của bé phẳng hơn so với bên còn lại
Tai ở bên phẳng hơn có thể bị đẩy ra trước
Trường hợp trẻ bị méo đầu nặng, trán có thể lồi ra trước, khiến tỷ lệ khuôn mặt không đồng đều. Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị méo đầu là do vẹo cổ thì phần cổ, hàm và mặt cũng có thể không đều

Trẻ sơ sinh bị méo đầu lớn có hết không?

Nếu chứng méo đầu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Vì trẻ méo đầu hoàn toàn có thể trở lại hình dáng đầu bình thường nếu điều chỉnh được tư thế nằm. Khi bé được 6 – 8 tháng tuổi, đây là giai đoạn bé có thể ngồi vững, hộp sọ cũng sẽ tự thay đổi.

Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị méo đầu do tư thế không gây tổn hại gì đến não bộ nên bé vẫn phát triển bình thường. Mặc dù vậy, bất thường về hình dạng đầu có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này. Do đó, nhiều ba mẹ lo lắng không biết làm thế nào để chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh?

Trong hầu hết các trường, phần lép trên đầu của trẻ có thể tự điều chỉnh khi bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, lúc bé bắt đầu tập ngồi. Dưới đây là một số mẹo dân gian liên quan đến chế độ sinh hoạt để có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng méo đầu.

*

Cho bé nằm ngửa và thay đổi tư thế ngủ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo nằm ngửa là tư thế an toàn nhất khi bé mắc hội chứng méo đầu. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thay vì để trẻ ngủ một tư thế quá lâu, mẹ nên điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ thường xuyên để cải thiện chứng méo đầu.

Nếu giấc ngủ đầu tiên, bé nằm nghiêng bên trái thì đến giấc ngủ thứ hai, mẹ nên quay đầu bé nghiêng sang bên phải và ngược lại. Nếu trẻ nằm ngửa, hãy quay mặt trẻ sang hướng đối diện.

*

Khi đặt bé nằm, mẹ nên hạ bé xuống từ từ, đặt thân người xuống trước rồi mới đến đầu. Sau đó điều chỉnh tư thế đầu sao cho bé cảm thấy thoải mái nhất. Tuyệt đối không để bé nằm gối quá cứng hay kê gối quá cao sẽ ảnh hưởng đến cổ, gây áp lực lên đầu khiến đầu trẻ dễ bị bẹp.

Nếu trẻ thích nằm nghiêng, mẹ có thể lót dưới miếng khăn mềm, tránh tình trạng đầu bé bị bẹt.

Xoa đầu trẻ

Để cải thiện chứng méo đầu, mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian massage nhẹ nhàng đầu cho bé. Cách này sẽ giúp chỉnh hộp sọ của trẻ để hạn chế bị méo nặng hơn. Ngoài ra, massage đầu còn được cho là có hiệu quả cao trong kích thích não bộ trẻ phát triển. 

Thay đổi tư thế bú

Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị méo đầu đó là tư thế bú sai cách. Đặc biệt là những trẻ không được bú sữa mẹ. Trong quá trình cho bé bú, mẹ nên để con ti đều hai ti, thu hút bé bằng những món đồ có màu sắc để đổi bên liên tục. Đồng thời, mẹ có thể massage và xoa đầu con nhẹ nhàng để vừa kích thích tuyến vú hoạt động đều, vừa giúp đầu bé tròn và đẹp hơn.

*

Trong giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi, nếu mẹ áp dụng cách nắn đầu mà tình trạng méo đầu của bé vẫn chưa thể cải thiện thì tốt nhất nên đưa đến bệnh viện để nhờ bác sĩ can thiệp. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ công cụ hỗ trợ nào để cố định đầu bé.

Tập cho bé nằm sấp

Mẹo dân gian chữa mẹo đầu ở trẻ sơ sinh phải kể đến tiếp theo đó là tập cho bé nằm sấp. Tuy nhiên, khi áp dụng mẹo này, ba mẹ cần giám sát trẻ 24/24. Bởi tư thế nằm này có thể khiến trẻ đột tử khi ngủ.

Tuy vậy, nằm sấp trong khoảng thời gian cho phép được xác định là có thể giúp tăng cường cơ bắp và tăng cường phát triển thể chất. Đặc biệt, nằm sấp còn giúp giảm bớt lực tác động vào đầu, từ đó hạn chế chứng méo đầu rất hiệu quả.

Đối với bé 2 – 3 tháng tuổi đã biết lẫy, mẹ có thể tập cho bé nằm sấp dưới sự giám sát của người lớn để vừa rèn luyện xướng cổ bé chắc khỏe hơn, vừa tránh được tai nạn đáng tiếc.

Ôm trẻ thường xuyên hơn

Cách chữa méo đầu cho trẻ 2 tháng tuổi đơn giản mà được nhiều ba mẹ áp dụng đó là ôm và ẵm bé thường xuyên hơn. Theo đó, ba mẹ cần hạn chế cho bé nằm ngửa hoặc tựa đầu lên bề mặt cứng, như xích đu, xe đẩy, ghế ô tô,… Bế bé thường xuyên sẽ giúp giảm tải áp lực lên đầu. Từ đó giúp hộp sọ của bé phát triển đồng đều. Đặc biệt, ôm trẻ sơ sinh còn cho bé cảm thấy được sự bình yên và yêu thương. Đó là lý do vì sao đây là mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh tuyệt vời mà ba mẹ nên áp dụng.

*

Cho bé đội mũ bảo hiểm

Nếu trẻ bị méo đầu không có dấu hiệu cải thiện khi đã thay đổi tư thế ngủ và bú. Lúc này, ba mẹ có thể sử mũ bảo hiểm giúp lấy lại hình dáng đầu. Chiếc mũ bảo hiểm do chính bác sĩ tạo ra bằng cách sử dụng hình ảnh 3D của đầu bé. Công cụ hỗ trợ này giúp hộp sọ bé được định hình bằng cách giảm tải áp lực khỏi vùng bị méo và cho phép hộp sọ phát triển vào các khoảng trống bị lõm. 

Liệu pháp này đạt hiệu quả cao nhất nếu việc điều trị của bé diễn ra trong khoảng thời gian bé từ 6 – 8 tháng tuổi và muộn nhất là 12 tháng tuổi. Đây là thời điểm hộp sọ của em bé phát triển nhanh chóng. Điều trị bằng liệu pháp này sẽ không cho hiệu quả cao nếu em bé đã lớn trên 1 tuổi, vì lúc này xương sọ cứng lại nên gây khó khăn cho việc định hình.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị méo đầu cần tới bệnh viện?

Nếu lo lắng về tình trạng méo đầu của bé hoặc đầu bé có các dấu hiệu bất thường sau đây thì ba mẹ nên đưa ngay bé đến bệnh viện:

Bé hay nghiêng đầu và nằm 1 bên
Bé khó quay đầu sang trái hoặc phải
Đầu bé không bằng phẳng, nhiều chỗ có hình dạng kỳ lạ
Chứng méo đầu ở trẻ sơ sinh không bình phục sau 2 – 3 tháng tuổi

Trên đây là một số mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ chủ động hơn trong chăm sóc cũng như phòng ngừa méo đầu ở trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.