Chảy Máu Chân Răng Không Ngừng, Phải Làm Gì Khi Chảy Máu Chân Răng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu.

Bạn đang xem: Chảy máu chân răng không ngừng

Bệnh chảy máu chân răng là một trong những tình trạng răng miệng rất dễ gặp phải. Phần lớn các trường hợp bị chảy máu ở chân răng đều không quá nghiêm trọng, hoàn toàn tự xử lý được tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần phải thật cẩn trọng vì đây cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý toàn thân nguy hiểm.

1. Điều gì dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng

1.1. Do bệnh lý viêm nhiễm nha chu, viêm nướu

Theo bác sĩ nha khoa Triệu Thị Thùy Nga, chảy máu chân răng là một triệu chứng phổ biến và thường gặp bị viêm nha chu hoặc viêm nướu.

Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm của các mô xung quanh răng. Còn viêm nướu là sự viêm nhiễm của nướu. Cả hai bệnh lý đều có thể gây ra chảy máu khi chải răng hoặc khi có tác động tới vùng nha chu hoặc nướu đang viêm nhiễm.

Nguyên nhân chính của viêm nha chu và viêm nướu bao gồm:

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu bạn không chải răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, vi khuẩn, mảng bám sẽ dần tích tụ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.

– Thói quen ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ thức ăn và đồ uống có nhiều đường, tinh bột sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, góp phần gây ra viêm nha chu và viêm nướu.

– Di truyền: Một số người có yếu tố di truyền dễ bị viêm nha chu và viêm nướu hơn người khác.

– Thay đổi hormone: Các biến đổi hormone trong cơ thể như trong thai kỳ, tuổi dậy thì hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm nha chu và viêm nướu.


*

Chảy máu chân răng do bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu


1.2. Chân răng bị áp xe

Áp xe cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Áp xe răng là một biến chứng nguy hiểm của các vấn đề nhiễm trùng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu hoặc nứt răng.

Không chỉ mang đến nhiều đau đớn, áp xe còn có thể dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn vào tủy răng và tích tụ mủ trong xương hàm.

Áp xe thường là kết quả của các tác động mạnh như đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng hoặc sử dụng tăm xỉa răng không đúng cách.

Khi bị áp xe răng, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo chảy máu chân răng bao gồm đau nhức, sưng nướu, hôi miệng và khó chịu khi ăn nhai.

Điển hình như trường hợp của bạn N.T.T 31 tuổi (Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một case bị chảy máu chân răng do áp xe. Khi đến Nha Khoa Paris thăm khám, bạn T có tình trạng chảy máu chân răng đã diễn ra nhiều ngày, nhất là khi chải răng. Sau khi thăm khám, bác sĩ Triệu Thị Thùy Nga đã xác định được nguyên nhân là do áp xe chân răng.

1.3. Vệ sinh răng miệng sai cách

Chảy máu chân răng có thể do vệ sinh răng miệng sai cách gây ra, do làm tổn thương nướu, gây viêm nướu và các vấn đề khác.

Cách vệ sinh răng miệng không đúng bao gồm:

– Đánh răng quá mạnh: Chải răng quá mạnh và sử dụng bàn chải cứng sẽ làm tổn thương các mô nướu, từ đó gây chảy máu.

– Sử dụng bàn chải cũ: Bàn chải cũ và mòn nếu vẫn sử dụng thì rất dễ gây tổn thương nướu dẫn đến tình trạng chảy máu, chưa kể chúng còn không làm sạch các mảng bám, cặn thức ăn hiệu quả.

– Không chải răng đủ lâu: Thời gian chải răng ngắn chắc chắn không đủ để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, dẫn đến viêm nướu và chảy máu.

– Không chải răng đúng kỹ thuật: Cách chải răng không đúng có thể làm tổn thương nướu và gây chảy máu. Điển hình như việc chải theo chiều ngang, không chỉ gây chảy máu mà còn làm trầy xước bề mặt men răng.


*

Vệ sinh răng miệng sai cách


1.4. Do các tác động mạnh

Những tác động mạnh do tai nạn, va đập hoặc tổn thương từ hoạt động thể thao cũng gây chảy máu chân răng.

Ngoài ra, khi bạn ăn đồ quá cứng hoặc dùng răng để mở nắp chai, hộp thì cũng có thể sẽ khiến cho vùng nướu xung quanh bị tổn thương và xảy ra tình trạng chảy máu.

Nếu như bị chảy máu do tác động mạnh thì việc xử lý rất đơn giản. Bạn chỉ cần cầm máu lại và chú ý hơn trong việc chăm sóc hàng ngày. Sau khi vết thương lành lại thì tình trạng trên sẽ không xảy ra nữa.

1.5. Thiếu chất dinh dưỡng

Chảy máu chân răng có thể có liên quan đến thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và K.

Vitamin C là chất cần thiết cho sự hình thành và duy trì sức khỏe của nướu. Thiếu vitamin C có thể làm cho mô nướu dễ bị tổn thương và chảy máu.

Trong khi đó, vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và phục hồi các mô trong cơ thể, bao gồm cả niêm mạc nướu và lưỡi. Khi cơ thể thiếu vitamin K sẽ làm cho quá trình đông máu bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.

Ngoài ra, nếu như bạn bị thiếu canxi thì răng cũng như xương hàm cũng trở nên suy yếu, không được chắc chắn và rất dễ bị chảy máu chân răng.


*

Thiếu vitamin C dễ chảy máu chân răng


1.6. Liên quan trực tiếp tới bệnh lý toàn thân

Chảy máu chân răng có thể liên quan đến một số bệnh lý toàn thân như:

– Tăng huyết áp: Áp lực trong các mạch máu gia tăng khiến nướu dễ chảy máu.

– Tiểu đường: Đường huyết tăng cao khiến nướu ít được nuôi dưỡng và dễ bị chảy máu.

– Bệnh về máu: Thiếu máu, bạch cầu ít, máu khó đông… có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương trong miệng, gây chảy máu chân răng.

– Bệnh về gan: Xơ gan, viêm gan, suy gan… làm giảm chức năng đông máu, từ đó gây chảy máu chân răng.

– Bệnh về thận: Chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh thận mãn tính, suy thận…

Ngoài ra, hệ miễn dịch yếu, sử dụng thuốc chống đông, thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc chống ung thư cũng có thể gây chảy máu ở chân răng.

2. Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng tại nhà

2.1. Cầm máu bằng gạc

Theo bác sĩ Thùy Nga, điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị chảy máu chân răng đó là cầm máu bằng gạc hoặc bông gòn.

Cách thực hiện:

– Rửa tay và chuẩn bị 1 miếng gạc sạch.

– Gấp miếng gạc nhỏ lại và áp nhẹ nhàng vào vùng chảy máu.

– Giữ gạc áp lên vùng chảy máu trong khoảng 10 – 15 phút để máu đông lại và ngừng chảy.

Trong quá trình cầm máu, bạn hãy tránh nhai, ngậm hoặc chọc vào vùng chảy máu để không làm kích ứng vết thương và làm máu tiếp tục chảy. Nếu máu vẫn chảy, bạn có thể thay một mảnh gạc mới và áp lực lên vùng bị tổn thương.


*

Cầm máu bằng gạc


2.2. Chườm lạnh

Chườm lạnh là một phương pháp khá phổ biến để làm dịu tình trạng chảy máu ở vùng chân răng. Đây là cách khắc phục tạm thời, giúp giảm việc chảy máu, sưng đau hiệu quả.

Theo đó, chườm lạnh giúp co mạch máu và làm dừng chảy máu bằng cách tác động vào các mao mạch. Ngoài việc dùng đá chườm ở ngoài má thì bạn có thể chườm lạnh bằng cách dùng gạc hoặc khăn mỏng lạnh như sau.

– Chuẩn bị một miếng gạc hoặc khăn mỏng sạch.

– Gấp miếng gạc thành một tấm nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật.

– Đặt miếng gạc lạnh vào vùng chảy máu, đảm bảo nó tiếp xúc với chân răng và nướu bị chảy máu.

Xem thêm: Bao Da Dell Venue 8 7000 7840 Chính Hãng Giá Tốt Tháng 3, 2023

– Giữ miếng gạc lạnh trong vị trí đó trong khoảng 10 – 15 phút.

– Sau đó, bạn có thể nghỉ 1 – 2 phút và lặp lại quy trình nếu cần thiết.

2.3. Dùng nước muối loãng

Theo bác sĩ nha khoa Thùy Nga, dùng nước muối loãng là một phương pháp hữu ích để giảm chảy máu chân răng. Bởi nước muối có tác dụng giảm vi khuẩn trong miệng.

Để sử dụng nước muối đúng cách, bạn có thể thực hiện các bước sau:

– Chuẩn bị dung dịch nước muối: Hòa một muỗng cà phê muối biển vào trong một cốc nước ấm và khuấy đều để muối tan hết.

– Sử dụng nước muối: Lấy một ít dung dịch nước muối và súc miệng trong khoảng 30 giây. Bạn không được nuốt nước muối vào trong mà phải nhổ ra sau khi súc miệng.

Bạn có thể sử dụng nước muối loãng 2 – 3 lần trong ngày, đặc biệt sau khi đánh răng.


*

Nước muối loãng giảm chảy máu chân răng


2.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Để khắc phục chảy máu chân răng, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách. Cụ thể:

– Chải răng đúng kỹ thuật: Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc đường tròn để không làm tổn thương nướu.

– Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Fluoride sẽ giúp bảo vệ men răng, ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.

– Dùng chỉ nha khoa: Quấn chỉ xung quanh ngón tay trỏ và dùng nhẹ nhàng qua giữa các răng để làm sạch mảng bám.

– Sử dụng nước súc miệng: Dùng nước súc miệng hàng ngày để làm sạch và làm dịu nướu.

2.5. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Để hỗ trợ khắc phục tình trạng chảy máu chân răng, bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sau:

– Canxi: Canxi là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sức khỏe của men răng và xương. Các nguồn giàu canxi bao gồm sữa và sản phẩm từ sữa, cá hồi, sardines, hạt chia và rau xanh đậm.

– Vitamin D: Vitamin D giúp hấp thụ canxi rất tốt. Chất trên có nhiều trong cá hồi, cá thu… Ngoài ra, bạn cũng có thể uống thực phẩm chức năng hoặc viên uống vitamin D.

– Vitamin C: Đây là một chất chống oxy hóa và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của nướu. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm bưởi, cam, chanh, dứa…

– Vitamin K: Vitamin K rất cần thiết cho quá trình củng cố xương và ngăn ngừa chảy máu chân răng. Các nguồn chất dinh dưỡng giàu vitamin K bao gồm cải bó xôi, cải xoăn, rau mùi, rau chân vịt và các loại dầu cây cỏ (như dầu ô liu và dầu xà lách).

– Omega-3: Đây là chất có công dụng chống viêm. Bạn có thể tìm thấy axit béo Omega-3 ở cá hồi, cá mackerel, cá trích…


*

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể


3. Bị chảy máu chân răng khi nào cần đi khám nha sĩ

Bạn cần đi khám nha sĩ ngay nếu như nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do các bệnh lý, chảy máu liên tục, khó cầm. Bởi các phương pháp tại nhà sẽ không thể giải quyết được tận gốc vấn đề.

Bên cạnh đó, để biết khi nào cần đi khám nha sĩ, bạn nên xem xét các trường hợp sau:

– Chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên, ngay cả khi chải răng nhẹ nhàng và sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng đúng cách.

– Chảy máu chân răng kéo dài sau khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

– Kèm theo các triệu chứng đau răng, sưng nướu, hôi miệng, nướu có màu đỏ…

4. Cách phòng ngừa tình trạng chân răng bị chảy máu

Theo bác sĩ Nga, để phòng ngừa chân răng bị chảy máu, bạn nên:

– Sử dụng bàn chải răng mềm, chải răng theo động tác từ trên xuống dưới, nhẹ nhàng, không chải quá mạnh.

– Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng.

– Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin K, canxi, vitamin C…

– Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nhiều đồ có ga, hút thuốc lá và dùng răng mở các vật dụng cứng.

– Đi khám khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của viêm nướu hoặc bệnh lý nha khoa khác.

– Đến gặp bác sĩ nha khoa ít nhất hai lần mỗi năm để kiểm tra và làm sạch chuyên sâu.


*

Cách phòng ngừa tình trạng chân răng bị chảy máu


Tuy rằng bệnh chảy máu chân răng rất dễ xảy ra nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị cũng như phòng ngừa. Bởi trong nhiều trường hợp, đây lại là dấu hiệu cảnh báo liên quan đến các bệnh lý răng miệng cũng như toàn thân. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm, tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng.


Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc An Khang: “Chảy máu chân răng là bệnh gì? 7 nguyên nhân gây chảy máu chân răng” Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai: “Cảnh báo khi bạn bị chảy máu chân răng” Web
MD: “Bleeding Gums and Your Health” Healthline: “How to Stop Bleeding Gums: 10 Methods to Try”


Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên

Email

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng?

Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng… bị tổn thương sẽ khiến các mạch máu vỡ ra, gây xuất huyết chân răng. Những tổn thương mô mềm có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách

Việc này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi ở những khe hở giữa nướu và răng. Các nội độc tố do vi khuẩn tiết ra làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, gây nên các phản ứng của cơ thể như sưng, viêm, chảy máu chân răng…

Các tác động mạnh gây tổn thương răng

Việc chải răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng hoặc các va đập bên ngoài sẽ khiến nướu bị tổn thương, gây chảy máu.

Viêm nướu, viêm nha chu

Bệnh nhân không đi lấy cao răng thường xuyên rất dễ mắc phải bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Phần nướu lúc này sẽ bị sưng đỏ, viêm nhiễm, xung huyết và rất dễ bị chảy máu. Nướu càng bị viêm thì chảy máu càng nhiều.

Răng mọc lệch, khấp khểnh

Răng mọc lệch, khấp khểnh làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Thức ăn bị mắc lại ở các kẽ răng dễ gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng.

Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ

Phụ nữ có hiện tượng thay đổi nội tiết tố ở các giai đoạn như dậy thì, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Những thay đổi đột ngột này làm tăng lưu lượng máu đến lợi, gây xuất huyết.

Giảm tiểu cầu

Tiểu cầu trong máu có chức năng cầm máu, khi bạn mắc các bệnh lý như sốt xuất huyết, bạch cầu… sẽ khiến lượng tiểu cầu suy giảm. Từ đó xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng.

Thiếu Vitamin C, Vitamin K

Vitamin C giúp phát triển và tái tạo mô, có chức năng chữa lành vết thương và củng cố xương, răng của bạn. Nếu cơ thể bạn thiếu Vitamin C sẽ diễn ra tình trạng sưng và chảy máu nướu.

Trong khi đó Vitamin K giúp máu của bạn đông lại khi chảy ra ngoài. Nếu cơ thể không cung cấp đủ VItamin này qua chế độ ăn uống hoặc cơ thể không hấp thụ được thì sẽ xảy ra tình trạng chảy máu.

Bệnh gan và thận

Gan và thận là 2 bộ phận tham gia vào việc tổng hợp đông máu từ Vitamin K. Nên khi 2 bộ phận này gặp vấn đề, không tổng hợp được chất sẽ dẫn đến việc máu không đông, gây chảy máu.

Ngoài ra, bệnh nhân khi mắc các bệnh rối loạn máu không đông, bệnh bạch cầu, đa u tủy cũng khiến chân răng chảy máu trầm trọng.

Bệnh nhân khi gặp phải dấu hiệu chảy máu chân răng, ngoài việc đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt cũng nên khám tổng quát sức khỏe. Để sớm phát hiện những bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải.

*

Các nguyên nhân gây chảy máu chân răng

2. Điều trị chảy máu chân răng như thế nào?

Khi đã xác định rõ nguyên nhân gây chảy máu chân răng, bạn sẽ có cách điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân là các bệnh lý thì phải tiến hành điều trị triệt để mới chấm dứt được tình trạng chảy máu chân răng.

2.1 Cầm máu ngay khi phát hiện chảy máu chân răng

Lúc ở nhà, bạn có thể cầm máu bằng những cách đơn giản như sau:

Ép nước lô hội (nha đam) thoa lên nướu răng trong vòng 5 phút, làm 2 lần/ngày. Sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.Dùng dầu đinh hương bôi lên nướu khoảng 5 phút. Sau đó cũng súc miệng lại bằng nước sạch.Pha lá trà xanh tươi với mật ong. Ngậm trong vòng 3 phút trước khi nuốt. Làm 2,3 lần/ngày.

*

Những cách cầm máu chân răng đơn giản

2.2 Chảy máu chân răng nên ăn uống gì?

Người bị chảy máu chân răng do thiếu Vitamin C, Vitamin K hoặc Canxi thì cần ăn những nguồn thực phẩm bổ sung các chất này như: cam, chanh, bưởi, các loại hạt, phô mai, các loại rau xanh…

Ngoài ra, một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn mau lành thương và duy trì ổn định các chức năng của cơ thể.

2.3 Chảy máu chân răng nên sử dụng thuốc gì?

Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

Nhóm corticosteroid điều trị các triệu chứng sưng, đỏ, đau răng
Nhóm thuốc kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn
Nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng
Thuốc kháng viêm làm giảm viêm

Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng thuốc mà phải theo đúng đơn và liều lượng chỉ định của bác sĩ.

*

Không được tự ý sử dụng thuốc mà phải theo đúng đơn và liều lượng chỉ định của bác sĩ

3. Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Để phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất, việc bạn cần làm là ăn uống đủ chất, tăng cường sức khỏe và bổ sung vitamin cho cơ thể. Đồng thời chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.

Nên dùng các bàn chải có đầu lông tơ mềm và chải nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương lên vùng nướu
Ngưng hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích
Kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần

Hơn 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng. Từ đó, cho thấy chúng ta chưa dành sự quan tâm đúng mực cho tình hình sức khỏe răng miệng của mình. Khi răng miệng gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, cần thay đổi nhiều thói quen trong vấn đề chăm sóc răng miệng, đi khám sức khỏe định kỳ. Và khi gặp bất cứ vấn đề gì, bạn cần trực tiếp đến khám ở các nha khoa, bệnh viện uy tín, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.