9 lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì

Giới thiệu Dịch vụ Kiến thức Y khoa Tin tức Tra cứu Hướng dẫn Chỉ số Xét nghiệm Tất cả
Giới thiệu Dịch vụ xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ tận nơi của Alo Xét Nghiệm Kiến thức Y khoa Tin tức Tra cứu Hướng dẫn Chỉ số Xét nghiệm

Đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến xét nghiệm.

Bạn đang xem: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì


<{"type":"parent
Cate","title":"Tin t\u1ee9c","link":"https:\/\/aloxetnghiem.vn\/tin-tuc\/"},{"type":"child
Cate","title":"Tin n\u1ed9i b\u1ed9","link":"https:\/\/aloxetnghiem.vn\/tin-noi-bo\/"},{"type":"news
Title","title":"Dinh d\u01b0\u1ee1ng cho b\u00e0 b\u1ea7u 3 th\u00e1ng \u0111\u1ea7u: N\u00ean \u0103n g\u00ec v\u00e0 ki\u00eang \u0103n g\u00ec?","is_active":1}> Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt với phụ nữ mang thai, nhất là ở thời điểm đầu thụ thai. Vậy dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào, nên ăn gì, kiêng gì để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi?

Vai trò của việc đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong thời gian mang bầu, chế độ dinh dưỡng là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt vào thời điểm 3 tháng đầu là thời gian đặt nền móng cho sự phát triển của thai nhi. Lý do là bởi vì trong thời gian này, thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận của cơ thể và khi kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên em bé đã có đầy đủ các cơ quan. 

Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt với phụ nữ mang thai

Chính vì vậy để em bé có được sự phát triển toàn nhất đồng thời ngăn ngừa mắc các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng tới sức khỏe thì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là vấn đề cần được quan tâm, lưu ý. Một thực đơn dinh dưỡng cân đối và đầy đủ sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh, thuận lợi. 

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu kiêng ăn gì và nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Mặc dù chúng ta đều biết chế độ dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng với mẹ bầu thời kỳ này tuy nhiên rất nhiều người gặp phải tình trạng ốm nghén, ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng được cung cấp. 

Để đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai cần áp dụng nguyên tắc sau đây:

Thực đơn xây dựng phong phú, đa dạng, đầy đủ các nhóm chất: Để em bé có được sự phát triển tốt mẹ bầu cần cung cấp đa dạng và đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: Đường bột, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất bao gồm, canxi, sắt, magie, phốt pho,... Lưu ý đảm bảo thực đơn của mẹ luôn đa dạng các món ăn từ thịt cá đến rau xanh và hoa quả.  Chia nhỏ bữa ăn: Một trong những nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Việc làm này sẽ giúp mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé và giảm tình trạng ốm nghén. Bên cạnh các bữa ăn chính mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm các bữa phụ với hoa quả, sữa hay một số loại hạt để có được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.  Tăng cường rau củ quả để bổ sung nước cho cơ thể: Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, đừng bỏ qua rau xanh và củ quả. Trong thành phần của hoa quả và rau xanh có lượng khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của trẻ, làm giảm tình trạng táo bón. Ngoài ra khi người mẹ uống đủ nước mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm tình trạng táo bón. 

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Thực phẩm nên ăn và cần tránh

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và tránh ăn gì là câu hỏi khiến nhiều chị em băn khoăn. Phần dưới đây là tư vấn của chuyên gia về vấn đề này. 

Có bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?

Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, axit folic và sắt. Ngoài ra đừng quên thêm rau củ quả tươi vào thực đơn mỗi ngày nhé. 

Thực phẩm giàu protein: Có bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, thực đơn bà bầu 3 tháng đầu không thể thiếu protein. Đây là thành phần cần thiết đối với sự phát triển của các mô vì thế quá trình mang thai hết sức cần thiết. Mẹ bầu cần được cung cấp hàm lượng đạm cao hơn so với thông thường. Chuyên gia cho biết hàm lượng này cần đạt được khoảng 90g mỗi ngày. Chính vì thế chị em nên bổ sung thịt nạc, cá, đậu, sữa, trứng vào chế độ ăn hàng ngày để cung cấp đủ protein. Thực phẩm giàu sắt: Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu sắt. Lý do là bởi sắt là một trong những chất vô cùng quan trọng với chị em mang bầu. Việc bổ sung đủ hàm lượng sắt sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu và nhờ đó thai nhi có thể phát triển tốt nhất. Nhóm thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào bao gồm thịt nạc, các loại hạt và rau màu xanh đậm.  Thực phẩm giàu axit folic: Axit folic là chất có vai trò quan trọng trong thai kỳ đặc biệt là 3 tháng đầu. Việc bổ sung axit folic sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh hay nứt đốt sống ở thai nhi. Do vậy mẹ bầu nên ăn nhiều các thực phẩm chứa axit folic như các loại rau xanh đậm, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt… đồng thời có thể uống axit folic dạng bổ sung theo sự kê đơn của bác sĩ.  Các loại rau củ quả: Trong rau xanh và củ quả có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất rất cần thiết với sự phát triển của thai nhi. Bổ sung thêm thành phần này vào thực đơn cũng giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở mẹ bầu hiệu quả. Vì thế món ăn cho bà bầu 3 tháng đầu không thể thiết rau củ quả.

3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh nhóm thực phẩm nên ăn, chị em mang thai 3 tháng đầu cần kiêng sử dụng một số loại thực phẩm. Lý do là bởi nhóm thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì, theo bác sĩ chuyên khoa chị em nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau:

Nhóm thực phẩm gây kích thích co bóp tử cung: Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng các loại thực phẩm gây co bóp tử cung để phòng ngừa nguy cơ sảy thai và động thai. Nhóm thực phẩm này bao gồm rau ngót, ngải cứu, rau răm, vừng, dứa, đu đủ xanh, mướp đắng,... Nhóm đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng không tốt đối với sự phát triển của thai nhi vì thế mẹ bầu cần hạn chế sử dụng, nhất là ở 3 tháng đầu của thai kỳ.  Nhóm đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích: Mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì, các chất kích thích bao gồm nước ngọt có ga, bia, rượu là nhóm đồ uống mẹ bầu nên tránh. Sử dụng các chất kích thích trong thời gian mang thai có thể gây dị tật, chậm phát triển thậm chí làm sảy thai.  Đồ ăn tái, sống, ôi thiu: Những đồ ăn chưa được nấu chín hay ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh là nhóm thực phẩm nên loại bỏ trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu. Nhóm thực phẩm này có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc, gây tiêu chảy vì thế nên tuyệt đối tránh.  Thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói có thể chứa hàm lượng các chất bảo quản, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của bé nên mẹ cần hạn chế.  Đồ ăn mặn, chứa nhiều muối: Việc nạp quá nhiều muối khiến mẹ có thể bị phù hoặc gặp phải tình trạng huyết áp cao vì vậy nên ăn nhạt và tránh các thực phẩm chứa nhiều muối. Đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ không chỉ gây đầy bụng khó tiêu mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ do vậy hãy hạn chế ăn nhiều trong thời kỳ mang thai.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần được chú ý đặc biệt. Dưới đây là gợi ý thực đơn cho mẹ bầu với sự tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.

Bữa sáng: Nên ăn lúc 7h với các món chính là: 1 quả sapoche và 1 bánh giày nhân đậu. Bữa phụ: Mẹ bầu cần ăn lúc 9h30 với 1 ly sữa và 1 trái chuối tiêu. Bữa trưa: Là bữa chính, ăn lúc 12h với thực đơn gồm cơm, cá diêu hồng sốt cà và 1 món canh. Bữa phụ: Ăn lúc 15h với 1 ly sinh tố, 1 củ khoai lang.  Bữa tối: Mẹ bầu nên ăn lúc 18h với thịt bò xào, cơm, canh rau dền và 1 món rau xào.  Bữa phụ tối: Mẹ bầu ăn lúc 20h với 1 ly sữa và bánh mì chả. 

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần được quan tâm và chú ý đặc biệt bởi chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho quý bạn đọc. 

Làm mẹ từ lâu đã trở thành niềm hạnh phúc thiêng liêng của mỗi một người phụ nữ. Do đó, lần đầu mang thai chắc hẳn ai cũng bỡ ngỡ, băn khoăn, không biết nên ăn gì, uống gì để tốt cho mẹ và bé. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó bằng cách cung cấp cho các mẹ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

1. Những loại dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu có ảnh hưởng trực tiếp trong sự phát triển của thai nhi. Điều này là một trong những vấn đề rất khó của mỗi bà mẹ, đặc biệt là những chị em lần đầu mang thai. Vậy, trong những tháng đầu của thai kỳ, sản phụ phải bổ sung những dưỡng chất quan trọng, thiết yếu nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:

Dưỡng chất đầu tiên mà các mẹ phải bổ sung là protein. Với một người bình thường protein đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển, duy trì sức khỏe. Với những người mang thai thời kì đầu, vai trò của protein đóng vai trò tiên quyết nhất đối với sự phát triển của thai nhi. Protein là dưỡng chất giúp cho bé phát triển bình thường, nhất là trong sự phát triển của các tế bào thần kinh. Mỗi ngày mẹ cần nạp 70-80g protein vào cơ thể cho cả mẹ và bé.

*

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu khuyến khích sử dụng thực phẩm giàu protein

Các loại Vitamin cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với thai nhi. Các bác sĩ khuyên rằng, mỗi ngày mẹ phải nạp 800mcg Vitamin A, 10 - 15mg Vitamin E và 70 - 90mg Vitamin C mới đủ cho sự phát triển của bé.

Để quá trình hình thành các loại xương, răng diễn ra bình thường, mẹ phải tăng cường canxi trong mỗi bữa ăn. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ hãy bổ sung 300mg/ ngày để con có bộ xương vững chắc.

Tiếp đến là yếu tố Sắt trong cơ thể. Yếu tố này không chỉ cần thiết cho thai phụ 3 hàng đầu mà nó rất cần thiết cho cả quá trình mang thai. Mỗi ngày, chị em nên nạp khoảng 30mg vào cơ thể để bé hấp thụ.

*

Mẹ bầu nên bổ sung sắt để phòng ngừa bệnh còi xương cho bé

Loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của bé là DHA. Với loại dưỡng chất này, chị em nên bổ sung 200g mỗi ngày trong 3 tháng đầu mang thai.

Iot là một dưỡng chất thật sự cần thiết và quan trọng. Hậu quả do thiếu Iot mang lại rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của thai nhi. Do đó, mẹ hãy tăng cường hàm lượng Iot trong bữa ăn.

Ngoài ra, thai phụ nên bổ sung thêm một số dưỡng chất tốt cho sự phát triển của não, tế bào thần kinh của con như: Cholin, Axit Folic,...

2. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ qua từng tháng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu được xây dựng trên cơ sở các dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung của thời kỳ mang thai đầu tiên. Nhìn chung, trong cả 3 tháng này, mẹ bầu sẽ có thực đơn hàng ngày khá giống nhau. Tuy nhiên, do đặc điểm từng tháng của thai nhi khác nhau nên bữa ăn của mẹ cũng có sự điều chỉnh nho nhỏ.

2.1. Tháng đầu tiên

Ở tháng thứ nhất của thai kỳ, mẹ sẽ có những biểu hiện khác thường so với bình thường. Sự bất thường này do hàm lượng hormone nội tiết tố tăng cao. Sản phụ thường xuất hiện các triệu chứng thai nghén như: Buồn nôn, ăn nhiều, bụng có cảm giác khó chịu,... Để cải thiện tình trạng ốm nghén và đảm bảo sự phát triển của con, các chị em cần bổ sung các loại thực phẩm như:

Những loại giàu protein như các loại cá, thịt, và tinh bột. Ngoài ra, các mẹ nên bổ sung thêm sữa vào các buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để bổ sung canxi, chống bệnh còi xương, loãng xương cho bé.

*

Thai phụ nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi trong 3 tháng đầu

Thường xuyên bổ sung sắt trong khẩu phần ăn của mẹ. Sắt có tác dụng bổ sung, thúc đẩy quá trình sản sinh máu, hạn chế tình trạng thiếu máu. Sắt thường có nhiều trong thịt bò và thịt lợn nạc. Thai phụ nên bổ sung các loại thịt đỏ này trong thực đơn hàng ngày.

Trong tháng đầu của thai kỳ, bà bầu nên ăn nhiều loại rau xanh, hạt ngũ cốc như: Măng tây, các loại đậu,...

Xem thêm: Các lá bài thần trong yugioh, tất cả bài thần trong yugioh ( phần 1 )

2.2. Tháng thứ 2

Trong tháng này, các mẹ nên quan tâm đến chất lượng bữa ăn bằng việc làm phong phú thực đơn trong bữa ăn hơn:

Tiếp tục bổ sung Sắt và axit folic bằng việc ăn nhiều thịt bò, thịt lợn nạc, bông súp lơ, quả bơ, đậu bắp, măng tây,...

Các loại thực phẩm như: Hạt óc chó, bánh mì, các loại rau xanh, sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, trứng, thịt các loại cũng cần tăng cường trong thực đơn mỗi ngày cho thai phụ.

Các mẹ cũng đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày nhé!

2.3. Tháng cuối cùng của giai đoạn đầu mang thai

Trong tháng thứ ba của thai kỳ, tình trạng ốm nghén của thai sản đã giảm đáng kể. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cũng được phong phú hơn, thể hiện:

Các mẹ nên ăn nhiều rau, củ quả hơn trong tháng này. Một số loại rau bác sĩ khuyên dùng như: Bí đỏ, Cà rốt, bông cải xanh, cải chíp, cải bó xôi, măng tây, ngô ngọt, khoai tây, khoai lang,...

Thai phụ cũng nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Các mẹ có thể sử dụng các loại nước ép sinh tố như: Nước táo ép, cam vắt, sinh tố bơ,...

Uống thêm sữa mỗi ngày.

Mẹ có thể bổ sung thêm các loại vitamin bằng một số loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.

3. Các loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng và phải được thực hiện nghiêm túc. Do đó, các chị em hãy lưu ý một số loại thức ăn không nên sử dụng trong thời kỳ này để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như: Gà rán, pizza, khoai tây chiên,... Các loại đồ ăn đóng hộp. Những loại này sẽ làm mẹ tăng cân nhanh chóng đồng thời cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp.

*

Đồ ăn nhanh là một trong những loại thực phẩm không nên ăn khi mang thai

Các loại gan động vật: Trong gan động vật chứa rất nhiều Vitamin A, tuy nhiên hàm lượng này quá lớn gây mất an toàn cho cả mẹ và bé. Ngoài ra gan cũng chứa nhiều cholesterol, nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp.Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, thịt hun khói, lạp xưởng, dăm bông, nem chua,... Những loại thực phẩm này có chứa nhiều loại vi khuẩn có hại, mặc dù được làm từ nguyên liệu tươi nhưng chúng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao. Nếu thực sự muốn ăn những loại thức ăn này, bạn phải đảm bảo nấu chín kỹ trước khi sử dụng.

Các loại quả bà bầu không nên sử dụng bao gồm: Đu đủ xanh và quả nhãn. Ăn nhiều những quả này mẹ sẽ bị co thắt tử cung, nóng trong, táo bón,... Thậm chí, đã có rất nhiều trường hợp bị dọa sảy thai, sảy thai, sinh non vì ăn quá nhiều đu đủ xanh và quả nhãn.

Các loại đồ uống nên tránh: Bao gồm các loại đồ uống chứa chất kích thích, chứa cồn như; Rượu, bia,... Các loại đồ uống có gas, chứa nhiều đường. Đặc biêt, bà bầu nên tránh xa việc sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng.

Một lưu ý rất quan trọng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đó là các mẹ phải thực hiện nghiêm túc việc ăn chín, uống sôi. Làm như vậy để hạn chế quá trình xâm nhập các loại vi khuẩn có hại vào thai phụ và đứa bé trong bụng.

Như vậy, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu khá là dễ dàng. Chỉ cần các chị em lưu ý thành phần của một số loại thực phẩm thì đã có được thực đơn dinh dưỡng cho bản thân và con. Mặc dù thời kỳ đầu mang thai sẽ gặp một số khó khăn nhưng vì sự phát triển của con, mẹ hãy cố gắng thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ. Chúc bạn và em bé luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.