Tác Dụng Của Hoa Kim Ngân, Nhiều Tác Dụng Tốt Cho Sức Khỏe, Cây Kim Ngân Là Thảo Dược Gì

TT Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia - Vietfarm

Đơn vị nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu hàng đầu Việt Nam


*
*
*
Hoa kim ngân khô

Tính vị

Kim ngân tính hàn, vị đắng, ngọt, không độc

Quy kinh

Phế, Vị, túc Thái âm Tỳ, Tâm Tỳ, túc Dương minh Vị

Tác dụng dược lý và chủ trị của kim ngân

Theo Đông y kim ngân có công dụng: Thanh nhiệt, tiêu khát, giải chư sang, tiêu thũng, tán độc, khu phong, trừ thấp. Chủ trị ôn bệnh phát nhiệt, tiêu chảy, ghẻ lở, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, đau họng, bệnh sởi, giang mai, hắc lào, sưng viêm tuyến vú do tắc sữa, cảm cúm…

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kim ngân có những tác dụng sau:

Chống khuẩn: Nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các chủng vi khuẩn như thương hàn, trực khuẩn lỵ, phế cầu, e.coli. Nước sắc lá kim ngân có tác dụng ức chế trực khuẩn Shiga, trực khuẩn cận thương hàn, tiêu cầu khuẩn.Tăng khả năng chuyển hóa chất béo
Ngăn chặn choáng phản vệ khi dùng nước sắc hoa kim ngân thí nghiệm trên chuột lang
Kháng viêm
Làm tăng độ hưng phấn ở trung khu thần kinh
Chống lại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao
Làm giảm sức hoạt động của vi rút gây cảm cúm
Tăng chuyển hóa lipid, giảm cholesterol trong máu
Cải thiện triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp, bệnh lỵ, quai bị lở ngứa
Lợi tiểu
Tăng bài tiết dịch vị, dịch mật

Cách dùng và liều lượng

Mỗi ngày dùng 4 – 6g hoa kim ngân dạng thuốc sắc, cao hay rượu thuốc. Nếu dùng lá và thân thì mỗi ngày 10 – 12g.

Bạn đang xem: Tác dụng của hoa kim ngân

Độc tính

Trong Tài Nguyên Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam có ghi nhận: Sau khi cho chuột nhắt trắng uống nước sắc kim ngân đặc trong 1 tuần liên tục với liều lượng gấp 150 lần liều dùng trên người thì chuột vẫn sống bình thường, không có biểu hiện khác lạ. Các nhà nghiên cứu cũng không nhận thấy sự thay đổi ở các bộ phận của chuột khi được đem giải phẫu.

Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu khoa học hơn để khẳng định mức độ an toàn của kim ngân trên cơ thể người, đặc biệt là khi dùng với liều cao và kéo dài.

Bài thuốc có kim ngân

1. Chữa viêm xoang cấp tính

Chuẩn bị: Kim ngân, hy thiên thảo, ké đầu ngựa, ngư tinh thảo mỗi vị 16g, mạch môn 12g và chi tử 8gCách dùng: Đem thuốc sắc với 5 chén nước cho đến khi cạn còn 1 nửa. Chia làm 3 lần uống trong ngày.

2. Chữa viêm xoang mãn tính

Chuẩn bị: Kim ngân, sinh địa và ké đầu ngựa mỗi vị 16g; Huyền sâm, mạch môn, hoàng cầm và đan bì ( mỗi vị 12g); Trần bì 8g.Cách dùng: Sắc uống tương tự như bài thuốc trên.

3. Chữa tiêu chảy

Chuẩn bị: 10 – 12g cành và lá kim ngânCách dùng: Sắc lấy nước đặc uống hoặc cô đặc thành cao với số lượng lớn để dùng dần.

4. Thông tiểu

Cách dùng: Rửa sạch 2 vị thuốc đã chuẩn bị, bỏ vào siêu sắc với 200ml nước, sắc cạn còn 100ml thì ngưng. Gạn uống làm 2 – 3 lần trong ngày.

5. Chữa cảm cúm

Cách 1: Chuẩn bị các vị gồm 4g kim ngân, 2g mạn kinh, cam thảo đất, sài hồ nam, lá tía tô, kinh giới mỗi vị 3g và 3 lát gừng tươi. Sắc lấy nước để nguội bớt, uống khi còn ấm.Cách 2: Chuẩn bị 3g cam thảo và 6g kim ngân hoa. Cho cả hai vào siêu, đổ thêm 200ml nước sắc cạn còn một nửa. Gạn lấy nước thuốc chia làm 2 -3 lần uống.

6. Chữa bệnh sởi

Chuẩn bị: Kim ngân hoa và cỏ ban dạng tươi mỗi loại 30gCách dùng: Đem cả hai giã nhỏ, hòa thêm với 100ml nước đun sôi để nguội. Lọc bã lấy nước uống

7. Chữa đau họng, má chàm bàm ( quai bị )

Chuẩn bị: Kim ngân 16g; Bạc hà và cam thảo ( mỗi vị 4g ); Cát cánh và tinh giới tuệ ( mỗi vị 8g); Ngưu bàng tử và liên kiều ( mỗi vị 12g), đậu xị (18g).Cách dùng: Tất cả gộp thành 1 thang sắc uống.

8. Chữa viêm phúc mạc, viêm ruột thừa

Chuẩn bị: Kim ngân (120g); Đương quy và huyền sâm ( mỗi vị 80g); Địa du và mạch môn ( mỗi vị 40g); Hoàng cầm 16g; Cam thảo ( 12g ); Ý dĩ nhân ( 20g ).

9. Chữa dị ứng, cảm mạo phong nhiệt

Chuẩn bị: 8g kim ngân, 5g cát cánh, 4g kinh giới, 8g liên kiều, 5g bạc hà, 4g đạm trúc diệp, 5g ngưu bàng tử, 4g đạm đậu xị. Cách dùng: Tán thuốc thành bột mịn, mỗi lần uống 12g x 2 lần/ngày.

10. Chữa mụn nhọt sắc đỏ chuyển thành đen

Chuẩn bị: 80g cành và lá kim ngân, 40g cam thảo, 160g hoàng kỳ, 1 lít rượu trắng ngonCách dùng: Thái nhỏ các vị thuốc, đem chưng với rượu trong khoảng 3 tiếng. Vớt bỏ bã, lấy nước uống dần.

11. Chữa ung nhọt mới phát

Chuẩn bị: 500g hoa kim ngân, 80g đương quyCách dùng: Đầu tiên, sắc hoa kim ngân với 10 chén nước cho đến khi cạn còn 2 chén. Tiếp tục cho đương quy vào sắc còn 1 chén thì gạn ra uống.

12. Điều trị nhọt độc, phát bối

Chuẩn bị: 160g kim ngân, 40g cam thảoCách dùng: Cam thảo sao thơm. Sau đó đem cả 2 tán thành bột. Mỗi lần sử dụng lấy 16g đem sắc với hỗn hợp gồm 1 chén rượu và 1 chén nước. Sắc cạn còn 1 chén, vớt bỏ bã. Uống thuốc khi còn ấm.

13. Chữa tà khí ở Phế vệ, sốt không ớn lạnh, hay khát nước vào sáng sớm

Chuẩn bị: Hoa kim ngân và liên kiều mỗi vị 40g; Khổ cát cánh, bạc hà, ngưu bàng tử ( mỗi vị 24g ); Cam thảo (20g), Trúc diệp và kinh giới tuệ ( mỗi vị 16g ); Đạm đậu xị (20g).Cách dùng: Tất cả đem tán thành bột dùng dần. Mỗi lần uống 24g.

14. Trị sưng đau và viêm vú do tắc sữa

Chuẩn bị: 10g kim ngân, 10g cam thảo, 10g hoàng kỳ, 10g đương quy, 1/2 chén rượu.Cách dùng: Hoàng kỳ đem nướng mật rồi cho vào siêu sắc cùng các vị còn lại. Uống ngày 1 thang.

15. Chữa sưng đỏ, chảy dịch, kết khối ở bầu vú

Chuẩn bị: Hoa kim ngân và hoàng kỳ mỗi loại 20g, 50 lá ngô đồng, 4g cam thảo, 32g đương quy, 1/2 chén rượu.Cách dùng: Cho tất cả vào siêu đất. Đổ thêm 1/2 chén nước vào sắc uống.

16. Trị lở ngứa

Chuẩn bị: 20g kim ngân, 12g cam thảoCách dùng: Sắc uống. Kết hợp lấy hoa kim ngân tươi giã nát, trộn với rượu đắp ngoài da.

17. Chữa dị ứng, nổi mẩn ngứa ngoài da, ung nhọt

Cách 1: Chuẩn bị hoa kim ngân và lá dâu mỗi vị 20g, ké đầu ngựa 15g, sắc với 600ml nước lấy 200ml. Chia thuốc làm 3 lần trong ngày cho đến khi khỏi.Cách 2: Chuẩn bị 10g hoa kim ngân và 4g ké đầu ngựa. Sắc lấy 100ml thuốc chia làm 2 lần uống.Cách 3: Chuẩn bị hoa kim ngân 6g ( nếu dùng lá và cành thì lấy 12g), 4g đường. Thêm 100ml nước sắc đến khi cạn còn 10ml. Quậy đường vào uống mỗi ngày 1 lần. Người trưởng thành uống 24 ngày, trẻ em uống 12 ngày liên tục.

18. Điều trị viêm gan vi rút

Chuẩn bị: 16g kim ngân, 12g hoàng cầm, 8g phục linh, 4g cam thảo, 12g hoạt thạch, 16g xa tiền, 12g đại phúc bì, 8g trư linh, 20g nhân trần, 8g đậu khấu, 12g mộc thông.Cách dùng: Sắc uống cho đến khi khỏi bệnh

19. Dự phòng viêm não

Cách dùng: Sắc thuốc chia làm 2 – 3 lần uống/ngày

20. Chữa bệnh sốt xuất huyết

Chuẩn bị: 20g hoa kim ngân, 16g hoa hòe, 12g liên kiều, 8g chi tử, 20g rễ cỏ tranh, 16g cỏ nhọ nồi, 12g hoàng cầm.Cách dùng: Cỏ nhọ nồi và hoa hòe sao cháy rồi kết hợp với các vị còn lại sắc uống ngày 1 thang.

21. Kéo dài tuổi thọ

Chuẩn bị: Kim ngânCách dùng: Nấu nước uống hàng ngày thay thế cho một phần nước lọc

22. Giảm cân, cải thiện sức khỏe

Chuẩn bị: 4 – 8g hoa kim ngân ( hoặc 10 – 20g cành lá )Cách dùng: Sắc uống hoặc ngâm rượu với số lượng lớn dùng dần.

23. Trị bệnh vẩy nến

Chuẩn bị: 16g hoa kim ngân, 8g quả ké, 6g bạc hà, 12g bồ công anh, 6g chi tử, 16g liên kiều, 8g hạ khô thảo, 12g thổ phục linh, 8g trúc diệp, 8g ngưu bàng tử.Cách dùng: Sắc thuốc chia làm 2 ngày uống. Mỗi ngày uống 3 lần trước hoặc sau khi ăn 30 phút.

24. Chữa sung huyết, chảy máu do nhiễm khuẩn

Chuẩn bị: Kim ngân hoa 20g, liên kiều, bồ công anh, hoa hòe và trắc bá diệp mỗi vị 12g, chi tử sao 10g, cỏ nhọ nồi 16g.Cách dùng: Sắc uống 1 thang mỗi ngày

25. Chữa ngứa ngoài da ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: Cây kim ngân 200g, lấy cả thân, lá, hoa và quảCách dùng: Rửa sạch kim ngân rồi nấu với nửa lít nước. Đun sôi kỹ khoảng 15 phút. Để nước nguội còn hơi âm ấm lấy tắm hoặc lau ở vùng da bị mẩn ngứa của trẻ. Thực hiện đều đặn 1 – 3 lần mỗi ngày để bé bớt ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn.

III. Những điều cần lưu ý khi sử dụng kim ngân

Thận trọng

Lá kim ngân chứa saponin – một loại chất độc kém được cơ thể hấp thu nên hầu như không gây hại. Mặc dù vậy bạn cũng nên thận trọng thông qua ý kiến thầy thuốc, bác sĩ nếu đang mang thai, chuẩn bị mang thai hoặc còn đang cho con bú.

Liều dùng của các vị thuốc trong bài có thể được điều chỉnh cho phù hợp với lứa tuổi, tình trạng bệnh của mỗi người. Vì vậy trước khi dùng thuốc bạn nên tới các phòng khám, cơ sở y tế có chuyên môn về y học cổ truyền để được khám và kê đơn thuốc phù hợp.

Trường hợp có cơ địa dị ứng, nhạy cảm nên thận trọng khi dùng kim ngân.

Các thầy thuốc Đông y cũng khuyến cáo, những người chuẩn bị được phẫu thuật cần ngưng dùng kim ngân trước đó ít nhất 2 tuần. 

Chống chỉ định

Không sử dụng cây kim ngân chữa bệnh cho những đối tượng sau:

Người bị dị ứng với một trong các thành phần của kim ngân
Người có thể hư hàn
Người bị mụn nhọt đã vỡ, lở loét hoặc sinh mủ.

Tương tác thuốc

Cây kim ngân có thể tương tác với một số loại thuốc tây làm biến đổi tính chất hoạt động của thuốc hoặc gây ra những phản ứng có hại với sức khỏe. Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu sử dụng kim ngân trong thời gian đang được điều trị bằng các thuốc sau:

Aspirin
Naproxen
Dalteparin
Enoxaparin
Heparin
Warfarin

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin về cây kim ngân. Dù có nguồn gốc từ tự nhiên và khá lành tính nhưng không phải ai cũng thích hợp sử dụng. Cần xem xét kỹ nếu thấy lợi ích đạt được lớn hơn nguy cơ thì mới nên dùng. Trong quá trình điều trị với kim ngân, hãy dùng theo đúng khuyến cáo của thầy thuốc để đạt được hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: Tìm Kiếm " Đồ Dùng Học Tập Nhật Bản ", Dụng Cụ Học Tập Nhật Bản Chất Lượng, Giá Tốt

Cây kim ngân hoa là một loại dược liệu quý bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy cụ thể những công dụng ấy là gì và sử dụng dược liệu tự nhiên này ra sao, bài viết sau sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.

1. Tác dụng của kim ngân hoa với sức khỏe

1.1. Thành phần và tác dụng dược lý của cây kim ngân hoa

Kim ngân hoa (Nhị bảo hoa) là phần dược liệu được Đông y ví như vương dược giải độc. Do có đặc tính tăng trưởng và thu hái phức tạp nên cái tên kim ngân mới gắn liền với dược liệu này.

Trong cây kim ngân hoa có chứa nhiều thành phần dược liệu quý:

- Tinh dầu: linalool, eugenol, α – terpineol, α – pinen, geraniol,...

- Flavonoid: lonicerin, luteolin-7-glucoside, luteolin,...

*

Kim ngân hoa là một loại dược liệu Đông y rất quý cho sức khỏe

Với những thành phần này, kim ngân hoa mang đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

- Kháng khuẩn: nước sắc từ loại cây này có khả năng ức chế mạnh với tụ cầu khuẩn, virus cúm Spirochete và một số loại trực khuẩn như: thương hàn, lỵ Shiga, mủ xanh, lao, tụ cầu vàng, não cầu khuẩn, ho gà, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,… ; và nấm ngoài da, …

- Kháng virus, kháng viêm.

- Giải nhiệt, tăng tác dụng thực bào ở bạch cầu, giảm xuất tiết.

- Kích thích sự hưng phấn của trung khu thần kinh.

- Chống lao.

- Tốt cho đường huyết.

- Chuyển hóa Lipid, tốt cho mắt, hạ cholesterol máu, lợi tiểu, tăng cường chuyển hóa chất béo,…

- Cải thiện miễn dịch nhờ khả năng tập hợp đại thực bào và lympho, hỗ trợ hoạt động hệ miễn dịch tránh khỏi các tác nhân gây bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột.

- Ngăn cản quá trình oxy hóa ở tế bào giúp bảo vệ da trước tình trạng nứt nẻ, nhăn nheo, lão hóa nhờ thành phần chứa chất oxy hóa có khả năng chống lại hoạt động của gốc tự do gây ảnh hưởng tới tế bào.

1.2. Chủ trị và liều dùng kim ngân hoa

- Chủ trị

Do kim ngân hoa có khả năng tán phong nhiệt, giải độc, thanh nhiệt, chống dị ứng, kháng khuẩn,... nên được dùng để trị các bệnh:

+ Mề đay.

+ Mẩn ngứa, mụn nhọt.

+ Sốt nóng hoặc rét.

+ Sởi.

+ Tiêu chảy.

+ Lỵ.

+ Giang mai.

+ Thấp khớp.

+ Rôm sảy.

+ Viêm mũi dị ứng.

Những người đang bị mụn nhọt có mủ loãng vì khí hư, mụn nhọt có mủ hoặc bị vỡ loét, bị tiêu chảy,... không nên dùng kim ngân hoa.

- Liều dùng

Cây kim ngân hoa dược liệu có thể được dùng hàng ngày với liều lượng trong khoảng 12 - 16g, dưới dạng trà hoặc thuốc sắc. Ngoài ra dược liệu này cũng được dùng để hoàn tán, ngâm rượu.

2. Các bài thuốc từ kim ngân hoa

2.1. Chữa mẩn ngứa và một số trường hợp bị dị ứng

Dùng 6 - 12g kim ngân hoa cho vào 100ml nước sắc đến khi còn lại 10 ml thì cho thêm đường vào tạo vị ngọt sau đó đem uống hoặc cho vào lọ kín rồi hấp tiệt trùng và bảo quản để dùng lâu dài.

*

Hoa kim ngân đem sắc uống chữa mẩn ngứa và mề đay hiệu quả

Liều lượng sử dụng bài thuốc này sẽ có sự khác nhau theo độ tuổi:

- Người lớn: 2 - 4 ống/ngày.

- Trẻ nhỏ: 1 - 2 ống/ngày.

2.2. Chữa bệnh viêm gan mạn

Đối với người bị viêm gan mạn cần dùng 20g nhân trần; 16g kim ngân hoa cùng 12g từng vị: mộc thông, đại phúc bì, hoạt thạch, hoàng cầm; 8g từng vị: đậu khấu, trư linh, phục linh; 4g cam thảo. Tất cả dược liệu đã được chuẩn bị đem sắc uống 1 thang/ngày.

2.3. Chữa bệnh viêm khớp dạng thấp

Người bị bệnh lý này cần dùng 40g thạch cao; 20g kim ngân hoa; 12g từng vị: phòng kỷ, hoàng bá, ngạnh mễ, tang chi, tri mẫu; 8g thương truật; 6g quế chi đem sắc uống 1 thang/ngày.

*

Trà kim ngân hoa được nhiều người lựa chọn thành thức uống hỗ trợ sức khỏe

2.4. Chữa mụn nhọt

Dược liệu cho bài thuốc chữa mụn nhọt cần có 20g kim ngân hoa; 16g bồ công anh; 12g từng vị: hoàng cầm, liên kiều, gai bồ kết; 8g bối mẫu; 6g trần bì; 4g cam thảo. Khi đã chuẩn bị đầy đủ dược liệu hãy đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

2.5. Chữa bệnh sốt xuất huyết

Để chữa sốt xuất huyết cần có 2g các vị: rễ cỏ tranh, kim ngân hoa; 16g các vị: hoa hòe, cỏ nhọ nồi; 12g các vị: hoàng cầm, liên kiều; 8g chi tử. Đem những dược liệu này đi sắc uống mỗi ngày 1 thang.

2.6. Chữa viêm phổi ở trẻ nhỏ

Trẻ em bị viêm phổi có thể dùng 16g kim ngân hoa; 20g thạch cao; 8g tang bạch; 6g từng vị: tri mẫu, liên kiều, hoàng liên, hoàng cầm; 4g cam thảo sắc uống trong ngày.

2.7. Chữa bệnh viêm phần phụ cấp

Dược liệu cần có cho bài thuốc này gồm: 16g từng vị: ý dĩ, kim ngân hoa, tỳ giải, liên kiều; 12g từng vị: hoàng bá, mã đề, hoàng liên, nga truật; 4g đại hoàng; 8g từng vị: tam lăng, uất kim. Những dược liệu này đem đi sắc và uống trong ngày.

2.8. Chữa tiêu chảy

Để chữa bệnh tiêu chảy bạn cần có 5g hoa và 12g cành lá của cây kim ngân sau đó cho vào nồi cùng 100ml và đem nấu cho đến khi chỉ còn khoảng 10 - 20ml nước thì tắt bếp và để nguội rồi chắt nước uống. Nước sắc được chỉ nên dùng trong ngày, tránh để qua đêm vì dễ gặp tác dụng phụ.

3. Khi dùng kim ngân hoa chữa bệnh cần lưu ý

Theo Y học cổ truyền thì kim ngân hoa có công dụng thanh giải biểu nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thanh thấp nhiệt. Vì thế, dược liệu này hay có mặt trong các bài thuốc trị dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt,... Không những thế, kim ngân hoa còn được dùng để trị viêm amidan, bệnh lý, tiểu tiện có máu, đau mắt đỏ,...

Trong tất cả những bài thuốc này kim ngân hoa đều có thể được dùng với liều mỗi ngày 12 - 20g (dùng hoa) hoặc 12 - 16g (dùng dây). Ngoài ra, dược liệu kim ngân hoa còn có thể được dùng để trị đau nhức cơ và gân.

Khi dùng kim ngân hoa để chữa trị bệnh cần chú ý:

- Không được dùng cho người đang cho con bú và thai phụ.

- Nên sắc bỏ lần nước đầu tiên, sắc thật kỹ rồi lấy nước thứ hai để uống. Việc làm này giúp loại bỏ chất saponin có trong kim ngân hoa khiến cơ thể trở nên kém hấp thu.

- Nếu đang dùng một loại thuốc điều trị nào và muốn dùng kim ngân hoa, nên hỏi ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích.

Dược liệu kim ngân hoa tương đối phổ biến nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Hy vọng với nội dung đã được chia sẻ ở trên, bạn đã biết thêm những lợi ích của dược liệu này và chọn được bài thuốc tốt cho sức khỏe của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.