Suốt Ngày Chơi Ipad, Nhiều Trẻ 3 Tuổi Vẫn Chưa Biết Nói Có Ảnh Hưởng Gì?

TTO - Khoảng 50% nguyên nhân trẻ chậm nói là do xem tivi hoặc do chơi những trò chơi điện tử trên i
Pad, smartphone quá nhiều. Nhiều bé 2-3 tuổi vẫn chưa nói.



Bé trai N.N.M. 3 tuổi, được mẹ là chị T.N.P.U. (38 tuổi, ở Q.8, TP.HCM) đưa đến khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám bệnh với lý do cháu không nói được gì.

Bạn đang xem: Suốt ngày chơi ipad, nhiều trẻ 3 tuổi vẫn chưa biết nói

"Giao" trẻ cho...tivi, i
Pad

Chị U. kể con chị khó ăn nên khi cháu được 6 tháng tuổi, bắt đầu tập ăn giặm chị đã cho cháu xem i
Pad để đút ăn cho dễ. Từ đó, cháu thích các chương trình trong i
Pad.

Chị U. công việc bận rộn, thấy con xem i
Pad chịu ngồi yên cho chị làm việc nên chị để con chơi với i
Pad suốt ngày. Đến khi con chị 3 tuổi vẫn không nói, chị mới hoảng.

"Cả nhà cứ tưởng bé bị tự kỷ, lo lắng đến mất ăn mất ngủ" - chị U. cho bác sĩ biết.

Tại khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị chậm nói do xem i
Pad quá nhiều. Bệnh nhi hoàn toàn không giao tiếp với môi trường xung quanh nên bác sĩ đã hướng dẫn ba mẹ cách cai dần i
Pad cho trẻ, giao tiếp với trẻ. Sau đó trẻ sẽ dần dần nói được.

Theo BS Đinh Thạc - phụ trách khoa tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1, trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ được phát hiện trước 2 tuổi để đưa trẻ đi điều trị thì hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn so với những trẻ đi điều trị sau độ tuổi này.

Theo đánh giá của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không cho xem tivi. Thế nhưng nhiều ông bố, bà mẹ không biết đến khuyến cáo này.

Hiện nay trên truyền hình có nhiều quảng cáo hấp dẫn trẻ. Những quảng cáo này phải chạy theo thời gian nên có tiết tấu rất nhanh, nói tiếng cũng nhanh nên sẽ ảnh hưởng đến cách nói của trẻ sau này.


Trẻ từ 2 tuổi trở lên không nên xem tivi quá 2 giờ mỗi ngày. Nên có giờ quy định cụ thể và mỗi lần xem, chơi không quá 30 phút. Đã có nghiên cứu về những trẻ em được xem tivi quá 5 giờ mỗi ngày thì tỉ lệ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ tăng gấp 6 lần so với những trẻ xem tivi không quá 2 giờ/ngày.


BS Đinh Thạc


Hãy dành chútthời gian cho con

Các thiết bị điện tử thông minh như một công cụ "trói tay, trói chân" trẻ để trẻ không làm phiền người lớn.

Những trò chơi điện tử không phải là nguyên nhân chính thức gây ra vấn đề rối loạn ngôn ngữ hoặc chậm nói ở trẻ, nhưng nó tác động nhiều đến vấn đề phát triển của trẻ, trong đó có vốn ngôn ngữ.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Cách Làm Lọ Hoa Từ Vỏ Chai Nhựa Đơn Giản Nhất, Làm Lọ Hoa Tái Chế Từ Chai Nhựa Và Dây Thừng

Ngoài ra, trẻ ngồi coi các thiết bị thông minh nhiều, không vận động, ăn nhiều sẽ gây thừa cân, béo phì. Chưa kể khi dùng những thiết bị điện tử như vậy, trẻ dán mắt vào màn hình lâu ngày, điều tiết của mắt bị ảnh hưởng dẫn đến tật khúc xạ.

Các bác sĩ cho rằng trẻ em muốn phát triển toàn diện phải có sự quan tâm, giao tiếp từ người lớn. Trẻ muốn phát triển ngôn ngữ tốt, cần có sự tác động từ người lớn như ông bà, cha mẹ, người thân, những người chăm sóc trẻ.

Trẻ cần được tiếp xúc hằng ngày với ngôn ngữ của những người xung quanh trẻ mới có cơ hội tăng vốn ngôn ngữ lên.

Cha mẹ dù bận rộn đến mấy cũng nên dành một chút thời gian để giao tiếp với trẻ. Và đặc biệt, nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, có lợi cho sức khỏe thay vì dùng các thiết bị điện tử, tivi.


Đưa con đến bệnh viện nếu 18-24 tháng chưa nói

Bác sĩ Đỗ Mạnh Hùng, Bệnh viện Nhi T.Ư, cho hay chỉ riêng quý 1-2018 có tới 6.000 trẻ đến Bệnh viện Nhi T.Ư làm các test kiểm tra về tâm lý, trong đó có nhóm trẻ chậm nói.

Trẻ chậm nói do nhiều nguyên nhân, có những cháu có vấn đề về khả năng nghe, trẻ nghe khó nên dẫn đến không nói được, có cháu liên quan đến tâm lý, tâm thần...

Rất nhiều trẻ chậm nói, có vấn đề về tâm lý, tâm thần đến kiểm tra tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện trẻ có tiền sử xem tivi, các thiết bị điện tử nhiều. Hiện có nhiều trẻ trên 2 tuổi vẫn chưa nói được, mặc dù nhìn bề ngoài cháu hoàn toàn bình thường.

"Trẻ phát triển theo từng giai đoạn, nếu giai đoạn 18-24 tháng chưa nói được, chưa giao tiếp được thì nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để đánh giá và có biện pháp can thiệp phù hợp"- BS Hùng cho hay.


F57.jpg" alt="*">
Bé chậm nói do cha mẹ

TT - Theo các bác sĩ, trong những nguyên nhân ảnh hưởng sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, một yếu tố đáng báo động là sai lầm của cha mẹ khi nuôi dạy con.

Những tưởng trẻ đến 3 tuổi mà vẫn chưa biết nói chỉ có Thánh Gióng trong truyện cổ tích Việt Nam. Thời hiện đại ngày nay, vấn đề trẻ chậm nói ngày càng phổ biến, tuy nhiên trẻ 3 tuổi chưa biết nói là trường hợp rất hiếm gặp. Nhiều phụ huynh có con “lên ba” mà vẫn chưa biết nói luôn như ngồi trên đống lửa bởi chậm ngôn ngữ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học hỏi và phát triển toàn diện của trẻ. Vậy, nguyên nhân khiến trẻ lên 3 tuổi vẫn chưa biết nói và bằng cách nào để trẻ có thể bình thường như chúng bạn?

*
*
*
Trẻ chơi với bạn cùng trang lứa để nhanh biết nói

Tạo môi trường thuận lợi để kích thích trẻ muốn nói, trẻ tập và phát ra tiếng nói. Cho trẻ giao tiếp nhiều hơn với những trẻ đang tập nói, những trẻ cùng trang lứa, các anh/ chị/ em nhiều lứa tuổi, cho bé tham gia các trò chơi đơn giản như trò chơi phát âm đọc chữ cái… để bé nhanh nói được.Dành thời gian cho con: cha mẹ hãy dành thời gian chơi với con càng nhiều càng tốt. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với ti vi, điện thoại, hoặc ở một mình.Tuyệt đối không chế nhạo hay bắt chước những từ mà trẻ phát âm sai để tránh làm bé hiểu nhầm là bé đã nói đúng hoặc làm bé mắc cỡ và ngại nói.

Lưu ý dinh dưỡng dành cho bé 3 tuổi chưa nói được

Theo khuyến cáo của giới chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cũng những ảnh hưởng nhất định đến khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Khi trẻ được cung cấp đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe và phát triển não bộ giúp cho tăng khả năng tập trung học hỏi và nhanh biết nói.

Kinh nghiệm của các mẹ chăm sóc bé 3 tuổi chưa biết nói webtretho mách rằng việc lựa chọn thực phẩm và chế biến món ăn cho trẻ phải đa dạng và đảm bảo chất bột đường, đạm, béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết. Lưu ý bổ sung Omega 3, vitamin A, protein, các vi chất (sắt, iốt, kẽm, magie…) để kích thích não bộ phát triển, giúp ngăn ngừa thiểu năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ.

Kết luận

Chậm nói là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và ảnh hưởng không nhiều đến sự phát triển của trẻ nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu trẻ 3 tuổi chưa biết nói thì cha mẹ phải có hành động ngay để hạn chế những thiệt thòi cho trẻ trong tương lai. Hãy cho trẻ đi khám các chuyên khoa liên quan để xác định nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời và kiên trì kết hợp phương pháp chăm sóc đặc biệt để trẻ nhanh nói được. Chúc cha mẹ sớm thành công trong hành trình “đi tìm tiếng nói cho con” nhé!

Tài liệu tham khảo

https://www.conlatatca.vn/be3tuoi/tre3tuoichuabietnoicophailadauhieubatthuonghaykhong70474.html

https://phunuvietnam.vn/thongminhnhanhnhennhung3tuoivankhongbietnoi31223.htm

https://parenting.stackexchange.com/questions/39632/isitcommonthat2to3yearoldchildrenusearticlesandpluralsincorrectly

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.