Vì sao thái lan là điểm đến ưa thích của người chuyển đổi giới tinh ở thái lan

(PLVN) -Không chỉ là một trung tâm du lịch nổi tiếng của châu Á, Thái Lan còn được biết đến với biệt danh thiên đường của phẫu thuật chuyển giới.

Bạn đang xem: Chuyển đổi giới tinh ở thái lan


Ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ

Gia đình ông bà Beny và Yael Gangian đã bỏ ra hơn 30.000 USD để giúp người con gái chuyển giới của họ là Eimy hoàn tất ước mơ thay đổi nhận dạng về giới tính mà cô hàng mong mỏi.

Để có được số tiền đó, gia đình đến từ Israel này đã phải sử dụng số tiền tiết kiệm suốt 18 năm, cộng thêm tiền vay ngân hàng và giúp đỡ từ họ hàng, bạn bè. Vì vậy, việc lựa chọn nơi tiến hành phẫu thuật được họ cân nhắc rất kỹ càng. Cuối cùng, sau nhiều ngày đắn đo, họ cho rằng chỉ có duy nhất một nơi vừa cung cấp dịch vụ phẫu thuật chất lượng cao, nhanh chóng vừa phù hợp với túi tiền của họ. Đó là Thái Lan.

“Ở đó, họ có những bác sỹ giỏi nhất và tôi cảm thấy tôi có thể tin tưởng ở họ”, Eimy nói trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra ở Bangkok vào tháng 9/2015. Năm đó, Eimy vừa tròn 18 tuổi. Tại Israel, cô có thể được phẫu thuật miễn phí nhưng các bác sỹ ở trong nước lại không có nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật chuyển giới hơn và cô có thể sẽ phải chờ đợi thêm nhiều năm để đến lượt được làm phẫu thuật - một sự trì hoãn theo lời mẹ cô là quá sức chịu đựng của con gái bà.

Theo ông Josef Woodman - Giám đốc điều hành tổ chức Bệnh nhân không biên giới, một công ty tư vấn về các vấn đề y tế ở North Carolina, Mỹ, Thái Lan là địa chỉ phổ biến nhất đối với các bệnh nhân nước ngoài muốn thực hiện phẫu thuật chuyển giới.


*
Chân dung một Hoa hậu chuyển giới người Thái Lan.

Còn theo ông Curtis Crane - bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ người Mỹ đã từng có một thời gian ở Bangkok để học thêm các kỹ thuật mới từ bác sỹ tiên phong trong lĩnh vực phẫu thuật chuyển giới ở Thái Lan Preecha Tiewtranon – một trong những lý do khiến Thái Lan thu hút nhiều người nước ngoài tìm đến khi muốn thực hiện các ca phẫu thuật chuyển giới là do việc phẫu thuật ở đây có chi phí chỉ bằng 1/3 số tiền mà các bệnh nhân phải trả ở Mỹ. “Với những người không có bảo hiểm và cần phẫu thuật, Thái Lan là lựa chọn duy nhất”, ông Tiewtranon nói.

Phẫu thuật xác định giới tính – thủ thuật được cộng đồng những người chuyển giới sử dụng – chỉ chiếm thị phần nhỏ nhưng đang ngày càng mở rộng quy mô trong lĩnh vực du lịch y tế vốn thu hút hơn 2 triệu du khách/năm của Thái Lan. Theo thống kê, năm 2014, số du khách đến xứ sở chùa Vàng để làm các dịch vụ y tế đã tạo ra doanh thu 4 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2013.

Bác sỹ Preecha - người thực hiện cuộc phẫu thuật chuyển giới đầu tiên của Thái Lan vào năm 1975 - cho rằng có 3 lý do dẫn đến thành công của ngành phẫu thuật chuyển giới Thái Lan. “Thứ nhất, việc phẫu thuật tại Thái Lan rất rẻ. Thứ hai là kết quả tốt. Thứ ba là sự mến khách. Ngoài chuyện sang phẫu thuật, bệnh nhân còn có cơ hội cho một chuyến du lịch”, ông Preecha cho hay.

Mỗi tuần, bác sỹ Preecha và 5 đồng nghiệp tại Thẩm mỹ viện Preecha ở Bangkok thực hiện từ 2 đến 3 ca phẫu thuật thẩm mỹ. Sau 3 thập kỷ hành nghề, chỉ riêng ông Preecha đã thực hiện tổng cộng hơn 3.500 ca phẫu thuật xác định giới tính cho người ở khắp nơi trên thế giới.

Dù chưa có thống kê chính thức được công bố về số người thực hiện phẫu thuật chuyển giới ở Thái Lan nhưng các bác sỹ phẫu thuật ở nước này cho hay, tại Thái Lan có ít nhất 100 bác sỹ đủ trình độ thực hiện phẫu thuật. Các trang web y tế Thái Lan thì khẳng định có ít nhất 20 cơ sở ở nước này nhận thực hiện phẫu thuật chuyển giới, như bệnh viện Bumrungrad Hospital Pcl hay Bangkok Dusit Medical Services Pcl.


Chi phí trọn gói cho một ca phẫu thuật như vậy, bao gồm cả chi phí y tế và phẫu thuật, ăn ở, massage và tham quan thành phố, thấp nhất là 9.770 USD. “Ngành này đã xây dựng được danh tiếng và uy tín, được tổ chức rất tốt. Người Thái đang cung cấp một loài dịch vụ vừa an toàn vừa thỏa mãn rất tốt nhu cầu của khách hàng”, ông James Bellringer - bác sỹ phẫu thuật đã thực hiện hơn 1.000 ca phẫu thuật chuyển đổi “từ nam sang nữ” ở London, Anh – nói về ngành phẫu thuật chuyển giới ở Thái Lan.

Nhu cầu phẫu thuật xác định giới tính đang gia tăng khắp thế giới và thường vượt quá khả năng của các trung tâm y tế được các chính phủ trợ giá. Ví dụ, Bệnh viện London’s Charing Cross ở Anh - nơi mở khoa phẫu thuật xác định giới tính từ năm 1966 – vẫn có hàng trăm người chờ được phẫu thuật.

Theo một thống kê, tất cả các bệnh nhân được chuyển đến đây đều phải chờ, ít nhất là 72 tuần. “Số ca đề nghị được phẫu thuật tăng rất mạnh. Những người có vấn đề về giới tính ngày càng sẵn sàng hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế để giải quyết vấn đề cá nhân”, bác sỹ Fintan Harte - Giám đốc Trung tâm Trục trặc giới tính ở Đại học Tổng hợp Monash ở Melbourne, Australia – cho hay. Trung tâm của ông Harte là cơ sở y tế về giới duy nhất ở Australia được chính phủ trợ giá. Theo bác sỹ Harte, sự gia tăng này là do internet và sự cởi mở hơn của xã hội, các thay đổi luật pháp để chống sự kỳ thị.

Thiên đường phẫu thuật chuyển giới

Những năm gần đây, Thái Lan nổi lên như một điểm đến hàng đầu của những người có nhu cầu chuyển giới. Khi nhu cầu tăng, số lượng các bác sỹ Thái Lan giỏi nghề sẵn sàng cung cấp dịch vụ phẫu thuật, điều trị chuyển giới với giá phải chăng ngày một tăng lên.

Theo một báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), có khoảng 3- 6/1.000 nam giới Thái Lan tiến hành phẫu thuật chuyển giới thành nữ, trong khi con số này ở châu Âu chỉ là từ 1/11.900 đến 1/45.000. Cùng với nhu cầu của người bản địa, ngày càng có nhiều người nước ngoài tìm tới Thái Lan để tiến hành phẫu thuật xác định giới tính.

Nếu như trong giai đoạn 1985-1990, con số này là 5% thì tới khoảng năm 2010 - 2012, 90% người chuyển giới ở Thái Lan là người ngoại quốc. Nhờ sự ưu ái của chính phủ mà ngành công nghiệp thẩm mỹ của Thái ngày một phát triển. Điều này cộng với sự giúp sức của công nghệ khoa học hiện đại, tiên tiến khiến phẫu thuật chuyển giới cũng càng trở nên phổ biến, chuyên nghiệp hơn.

Quy trình phẫu thuật chuyển giới ở Thái Lan nhằm mục đích biến đổi các cơ quan trên cơ thể (ngực, bộ phận sinh dục) từ nam sang nữ hay ngược lại. Đặc biệt, trong quá trình ấy, các bác sĩ còn tiến hành kèm các phẫu thuật thẩm mỹ như loại bỏ nếp nhăn, làm căng da, hút mỡ nhằm tạo nên một ngoại hình mới thật hoàn hảo cho bệnh nhân.

Ngoài những khách muốn thay đổi giới tính cũng còn một lượng lớn các khách hàng khác đến Thái Lan để thực hiện các ca phẫu thuật bơm môi, xẻ mí, nâng mũi. Một trong những ưu điểm lớn nhất của nước này trong những ca phẫu thuật như vậy vẫn là vấn đề chi phí. “Giá ở đây cực rẻ. Nếu làm phẫu thuật này ở Singapore, tôi sẽ phải chi thêm rất nhiều tiền”, một chuyên gia trang điểm giấu tên vui vẻ cho biết sau khi thực hiện ra phẫu thuật hút mỡ cằm ở Bangkok.


Theo một ước tính, quy mô của thị trường phẫu thuật chuyển đổi giới tính đạt hơn 316 triệu USD vào năm 2019 và sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng lên đến 25,1% trong giai đoạn 2020-2026. Nhận thức ngày càng được nâng cao vấn đề chuyển giới, sự sẵn có và khả năng tiếp cận các trung tâm phẫu thuật chuyển đổi giới tính là những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của ngành phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Là một quốc gia cởi mở với "giới tính thứ 3", người thuộc cộng đồng LGBTQ+ ở Thái Lan vẫn bị kỳ thị, phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế và trên thị trường lao động.


Khi Amy (đến từ Yorkshire, Anh) đi về phía sảnh nhập cảnh ở sân bay Suvarnabhumi (Krung Thep Maha Nakhon), tâm trạng của cô khá lo lắng.

Những hành lang dài bằng kính, dãy đèn huỳnh quang phản chiếu từ tấm chắn che mặt, âm thanh của bộ đồ bảo hộ nhăn nhúm khiến cô tưởng như đang bước vào một bộ phim khoa học viễn tưởng.

Amy được đưa một thẻ số nhỏ và hướng dẫn đến những chiếc ghế nhựa có khoảng cách ngay ngắn, nơi cô chờ kiểm tra hồ sơ của mình. Sân bay vắng người, hoàn toàn khác với cảnh tượng của vài tháng trước khi dịch Covid-19 hoành hành.

Tuy nhiên, sự hồi hộp của Amy không phải từ chuyến bay kéo dài 18 tiếng giữa đại dịch đến một đất nước xa lạ mà là cho cuộc phẫu thuật chuyển giới (GCS), một bước ngoặt cô mơ ước từ khi còn nhỏ và đã lên kế hoạch trong 6 năm.

*

Dịch vụ chuyển đổi giới tính khá phổ biến ở Thái Lan. Ảnh: The Globe and Mail.

Xem thêm: Kho Sim Cặp Viettel 10 Số Độc Giá Rẻ Mạng Viettel, Mobi, Vina

Ước mơ sống với giới tính thật

Kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1975, xứ Chùa Vàng đã nổi tiếng là chuyên gia toàn cầu trong lĩnh vực chuyển giới. Điều thúc đẩy ngành này phát triển mạnh chính là chi phí tương đối thấp.

Những người tham gia GCS đến từ nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Na Uy, Bulgaria, Israel, Canada và Australia. Họ sinh ra trong bối cảnh xã hội và mức độ định kiến xã hội khác nhau.

Song giữa họ có một điểm chung là tất cả đều muốn được sống với giới tính thật và chấp nhận bay nửa vòng Trái Đất để thực hiện ước mơ đó.

Khi tìm đến dịch vụ tại Thái Lan, nhóm này tin rằng đất nước của họ chưa có những lựa chọn tốt để đáp ứng kỳ vọng trên.

Trong hình hài của một chàng trai, Amy thầm mong được trở thành phụ nữ. Việc gia nhập quân đội vào năm 19 tuổi đã để lại trong ký ức của Amy cảm giác đau khổ và bối rối. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của cô.

Khi trở về nhà vào năm 2012, tâm trạng đó cũng không hề thuyên giảm. Hai năm sau khi rời quân ngũ, Amy biết rằng mình không thể bỏ qua nỗi phiền muộn về giới tính.

Ở Bulgaria và Australia, các mức hỗ trợ tài chính mà người chuyển giới nhận được cho GCS rất ít hoặc không có. Tuy nhiên tại Anh và Canada, khoản này được tài trợ hoàn toàn bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe xã hội.

Là một công dân Anh, cô đủ điều kiện để được phẫu thuật theo Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS). Với những nỗ lực không ngừng, cô đã chờ đợi 3,5 năm kể từ lần đầu tiên được bác sĩ giới thiệu.

*

Nhiều người nước ngoài đến xứ Chùa Vàng để thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Ảnh: NBC News.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ đại dịch khiến ước mơ của Amy phải đợi thêm một thời gian. Không chỉ cô, gần 6 triệu người ở xứ sở sương mù cũng chung cảnh ngộ.

James Bellringer, bác sĩ tư nhân của GCS ở Anh, cho biết ngay cả khi không có dịch bệnh, quốc gia này cũng thiếu nhân viên được đào tạo để đáp ứng nhu cầu phẫu thuật.

“Không chỉ người phẫu thuật mà cả các chuyên gia giới tính làm việc tại phòng khám cũng khá ít”, Bellringer nói.

Do đó, nhiều người đã liều lĩnh tự điều trị bằng các loại thuốc mua trên mạng hoặc tìm đến sự chăm sóc tư nhân.

Trong trường hợp của Amy, bố mẹ cô đã góp thêm tiền để giúp con gái thực hiện ước mơ của mình.

Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn như vậy. Nhiều người không đủ điều kiện thực hiện GCS đã mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần và chứng kiến nạn phân biệt đối xử, lạm dụng tình dục, bạo lực.

Hầu hết phụ nữ mà Mailee Osten-Tan, cây viết của tờ SCMP, từng trò chuyện đều sợ bị lừa, quấy rối hoặc là mục tiêu của trò thù ghét. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những người chuyển giới có xu hướng tự tử cao hơn bất kỳ nhóm nhân khẩu học xã hội nào khác.

Định kiến về "giới tính thứ 3"

Hai ngày trước khi phẫu thuật, Amy được kiểm tra và đưa đến buổi tư vấn đầu tiên với bác sĩ Kamol Pansritum tại Bệnh viện thẩm mỹ Kamol, nằm ở ngoại ô phía đông bắc thành phố.

Kamol là một trong những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng và đã thực hiện hơn 5.000 ca chuyển giới kể từ năm 1997.

Từ cửa sổ nhỏ, Amy quan sát sự nhộn nhịp của những chiếc xe tuk tuk, taxi và tài xế giao hàng.

Dọc trên con phố dẫn đến bệnh viện, có vô số phòng khám thẩm mỹ, trưng bày biển hiệu quảng cáo nâng ngực, hút mỡ, nâng mũi, dùng botox và tiêm filler.

Ba ngày sau ca phẫu thuật, Amy vẫn còn yếu sức và phải điều trị theo quy trình. Dù đau đớn, cô cảm thấy hạnh phúc vì lần đầu được là chính mình và hoàn thành ước mơ từ thuở bé.

Từ đầu những năm 2000, du lịch kết hợp với điều trị ngày càng phổ biến tại xứ Chùa Vàng và trở thành cơ hội để thúc đẩy kinh tế.

Năm 2017, Thái Lan thu về gần 600 triệu USD từ đối tượng du khách này, đứng thứ 5 trên thế giới.

Trong khi phẫu thuật chuyển giới vẫn còn xa lạ ở nhiều quốc gia, một số ý kiến ​​cho rằng thái độ cởi mở của người dân tại đây đối với “giới tính thứ ba” đã cho phép ngành công nghiệp này phát triển mạnh mẽ.

Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc cộng đồng LGBTQ+ không bị kỳ thị. Một số người trong nhóm này khó xin việc làm vì nhà tuyển dụng thường bỏ qua hồ sơ của họ.

Họ còn đối mặt với sự phân biệt đối xử trong các cơ sở y tế với mức giá không thể chấp nhận được.

*

Lịch sử y tế lâu đời của Thái Lan về GCS là một trong những điểm thu hút người chuyển giới trên toàn cầu. Ảnh: Longreads.

Đôi khi, độ phủ của truyền thông về những báo cáo liên quan đến chuyển giới đã tạo ra nhận thức sai lầm, dẫn đến nhiều người hối hận sau khi phẫu thuật.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy ít nhất 1% bệnh nhân hối tiếc về quyết định của mình.

Tuy nhiên, dù nổi tiếng về chuyên môn đến đâu, rủi ro vẫn luôn xảy ra trong các ca phẫu thuật chuyển giới ở đất nước này. Không có gì đảm bảo tất cả trường hợp sẽ thành công 100%.

Maria Creveling, hay còn được biết đến với cái tên Remilia, là streamer chuyên nghiệp của Mỹ, người được thực hiện cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính bởi một bác sĩ giấu tên người Thái Lan vào năm 2018.

Quá trình này khiến cô bị tổn thương dây thần kinh ở vùng xương chậu và khổ sở vì đau đớn. Tháng 12/2019, ở tuổi 24, Creveling đã chết khi đang ngủ. Nguyên nhân chính thức về sự việc này vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.