BODY SHAMING NGHĨA LÀ GÌ ? VÍ DỤ, NHỮNG CÂU NÓI VỀ BODY SHAMING

Bạn gái tôi đăng hình lên mạng và bị một nhóm người tràn vào bình luận, body shaming cô ấy. Vậy hành vi body shaming người khác bị xử lý thế nào? – Thế Anh (Hà Nội).


*
Mục lục bài viết

Body shaming người khác bị xử lý thế nào? (Hình từ internet)

Body shaming là gì?

Hiện nay, tình trạng body shaming người khác diễn ra khá phổ biến, nhất là trên không gian mạng, có thể hiểu thuật ngữ tiếng Anh này như sau:

Body shaming là hành động của một người nhằm “miệt thị” ngoại hình, cơ thể của người khác thông qua các hành động như: Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ… nhằm chê bai, chế giễu, đánh giá, phán xét… một cách ác ý về ngoại hình của người khác.

Bạn đang xem: Body shaming nghĩa là gì

Hành động chê bai người khác mang ý nghĩa tiêu cực dễ khiến nạn nhân trầm cảm thậm chí tìm đến cái chết vì cảm thấy tự ti, mặc cảm hoặc bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự.

Body shaming xảy ra phổ biến hiện nay đặc biệt là trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok…

Miệt thị người khác hay body shaming có thể chỉ xuất phát từ một câu nói đùa như “mập như lợn, dạo này mập lên hả,…

Nhưng hành vi body shaming còn có thể mang ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác như: Mập/xấu như vậy mà cũng đòi thi hoa hậu; n.g.u như bò;…

Những câu nói Body shaming vô tình hoặc cố ý cũng đều mang đến những suy nghĩ tiêu cực cho người khác, là “vũ khí vô hình” làm tổn thương đến người khác. Và đặc biệt, Body shaming người khác đã và đang diễn ra rất phổ biến trên các mạng xã hội cũng như trong đời sống hằng ngày.

Body shaming người khác bị xử lý thế nào?

Body shaming người khác cũng có nhiều mức độ, nếu hành vi body shaming gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì có thể bị xử lý tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.

Trường hợp bị xử phạt hành chính vì body shaming người khác

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng trừ trường hợp:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng.

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 05 - 20 triệu đồng.

Ngoài mức phạt trên, nếu đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng (Facebook, Zalo, Tiktok…) thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Body shaming có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Nếu hành vi body shaming xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống.

- Đối với tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015):

Mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng và nặng nhất đến 05 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát…

- Đối với tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015):

Hình phạt nhẹ nhất là bịa đặt, loan tin không đún nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm và nặng nhất là đến 07 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát hoặc vì động cơ đê hèn…

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do body shaming người khác

Người có hành vi body shaming người khác còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nếu việc body shaming gây ra thiệt hại cho người đó.

Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể phải bồi thường thiệt hại.

Xem thêm: Gợi ý hình xăm chữ ý nghĩa cho nữ siêu cá tính và ý nghĩa, ý nghĩa hình xăm chữ, 45+ mẫu hình xăm chữ đẹp

Về mức bồi thường, theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường.

Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở (hiện nay đang áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng). Theo đó, mức bồi thường tối đa sẽ là 14,9 triệu đồng.

Châu Thanh


Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law
Hỏi thăm Tết. Công dụng: Thể hiện tình thương mến thương. Chống chỉ định: Các loại body shaming, và “biến thể” - body samsung, body xiaomi, body shampoo…
*
Cùng thời điểm này, động từ body shame được đưa vào sử dụng, ghi nhận sự phổ biến và tính nghiêm trọng của hành động miệt thị ngoại hình.

Đến khoảng năm 2016, body shaming mới xuất hiện trong hệ thống tìm kiếm Google của Việt Nam, sau loạt các nghệ sĩ Việt bị miệt thị ngoại hình. Nhưng khái niệm này rõ ràng không phải là điều mới.


3. Vì sao body shaming phổ biến?

Tính tập thể Á Đông khiến chúng ta có xu hướng để ý những thứ lệch chuẩn. Những môi trường tạo nên cuộc đụng độ giữa nhiều thế hệ, văn hoá (đi kèm quan điểm khác biệt về tiêu chuẩn sắc đẹp), như Tết, mạng xã hội, lại hình thành nên muôn hình vạn trạng của body shaming:

Fat-shaming (Sinh con xong, lên cân nhiều nhỉ, hồi trước gầy như thế... Giảm cân tí cho đẹp.)Thin-shaming (Gầy nhỉ, sao ăn hoài không lớn thế con?)Fit-shaming (Xinh thế mà cũng thông minh nhỉ? Mặt V-line thế, có sửa gì không? )

Cách đối phó với body shaming không thiếu, nhưng hài hước, tự trào đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ Việt.

Thậm chí, họ thay thế từ body shaming nhàm tai bằng cách nói mới: body samsung, body xiaomi, body Samsmith... Việc cố ý sai chính tả này xảy ra tương tự trong meme “commit sudoku” - vẽ sudoku lên bụng khi làm xấu hổ gia đình (thay cho cách viết đúng “commit seppuku” - hình thức tự sát bằng mổ bụng của người Nhật xưa, khi bôi nhọ thanh danh dòng tộc).

*
Chị đẹp Bích Phương thì mặn mòi thừa nhận “sự thật nó vậy rồi đành chấp nhận chứ biết sao giờ”, khi bị chê “mỡ” trong một buổi biểu diễn vào đầu năm nay.

Tuy nhiên, phản ứng với thái độ hài hước thôi không chấm dứt hoàn toàn được body shaming. Nhiều người chọn thay đổi hình ảnh bản thân để không phải nghe thêm lời đàm tiếu (như Miu Lê, Đức Phúc, Adele). Người thì chọn rút lui khỏi mạng xã hội (như Phương Vy, Selena Gomez). Người thì chọn đanh thép trả lời (như Hương Giang, Lynk Lee).

Giữa năm 2020, sau khi bị giễu cợt vì “phát tướng”, Billies Eilish đã tự mình gửi đi thông điệp: “bạn không thích tôi, đó không phải trách nhiệm của tôi”. Để miễn dịch với body shaming, đích đến cuối cùng vẫn là “bình thường hoá” các loại hình thể của con người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.